Từ Phnom Penh, Quốc Việt của Đài chúng tôi có tường trình chi tiết sau đây.
Chấp nhận đơn cáo buộc
Ông Andrew Cayley, đồng công tố viên Quốc tế của Tòa án xử Khmer đỏ đã chấp nhận đơn đề nghị cáo buộc cựu lãnh đạo cao cấp Khmer đỏ về tội diệt chủng đối với người Khmer Krom. Ông Andrew Cayley, cho biết đơn đề nghị buộc thêm tội diệt chủng Khmer Krom sẽ được xem xét trong quá trình xét xử 04 cựu lãnh đạo Khmer đỏ còn lại: "Khi Tòa án xét xử vụ án sau, chúng tôi sẽ mời người Khmer Krom đến làm chứng, cho họ nói ra những nỗi thống khổ của họ đã được gặp trong chế độ Khmer đỏ. Chúng tôi làm như vậy là muốn cho cả thế giời nghe và nhìn thấy sự mất mát, nỗi thống khổ của người Khmer Krom."
Chúng tôi sẽ mời người Khmer Krom đến làm chứng, cho họ nói ra những nỗi thống khổ của họ đã được gặp trong chế độ Khmer đỏ.
Ông Andrew Cayley
Theo Trung tâm tài liệu Campuchia là nơi nghiên cứu về chế độ diệt chủng Khmer đỏ, có ít nhất khoảng từ 7 đến 8 nghìn người Khmer Krom bị giết, tuy nhiên trung tâm này chỉ mới nghiên cứu trong một số tỉnh. Những người Khmer Krom từng là nạn diệt chủng trong chế độ Khmer đỏ nói rằng nguyên nhân thù ghét Khmer Krom là vì Khmer đỏ nghĩ rằng Khmer Krom là người không rõ nguồn gốc và có quan hệ với Việt Nam là kẻ địch của họ. Chính vì không tin tưởng Khmer Krom, Khmer đỏ đã di dời họ ra khỏi một số tỉnh như Svay Riêng và Prey Veang. Sau đó giết họ ở huyện Trăm Koh, tỉnh Takeo. Một tỉnh không xa gì từ biên giới Việt Nam.
Bà Khonh Savinh là người Khmer Krom đang sống ở xóm Rum lech, xã Rum lech, huyện Bakan tỉnh Posath. Trong giai đọan Khmer đỏ cầm quyền, gia đình và bà con của Bà tổng cộng là 39 người đã bị giết bởi cán bộ Khmer đỏ. Bà cố gắng hồi tưởng lại những hình ảnh bọn Khmer đỏ giết cha của mình: "Họ bắt cha tôi và trong đó có tôi, nhưng có người năn nỉ thả tôi lại. Khi họ dẫn cha tôi đi, tôi chạy theo nhưng cha tôi cầu xin họ đừng giết tôi."
Đại diện người Khmer Krom ở tỉnh Posath, ông Meas Chanthorn phát biểu rằng việc Tòa án trước đây từ chối không cáo buộc chế độ Khmer đỏ về tội diệt chủng người Khmer Krom đã làm cho họ rất thất vọng: "Tòa án xử Khmer đỏ đã chấp nhận cáo buộc chế độ Khmer đỏ đã diệt chủng dân tộc Chăm, và một số dân tộc khác đã bị mất ở Campuchia. Nhưng tại sao, Tòa án không cáo buộc thêm về tội diệt chủng người Khmer Krom? "
Ông kể cho biết trong năm 1975, Khmer đỏ chưa có kế hoạch giết Khmer Krom, nhưng đến năm 1978 Khmer đỏ lại cáo buộc Khmer Krom trong tỉnh Posath là người Việt, chính vì họ nói tiếng Khmer không rõ. Sau đó Khmer đỏ giết hàng nghìn người Khmer Krom tại xã Khna to tưng: "Khmer đỏ cho Khmer Krom tập trung, rồi họ làm bún cho ăn, nhưng không được ăn. Chỉ đi đến nơi họ bắn, giết Khmer Krom một cách dã man."
Hàng chục nghìn người Khmer Krom bị giết
Liên quan đến thông tin ông Andrew Cayley sẽ cố gắng giải thích cho Tòa án xét xử Khmer đỏ và cáo buộc thêm chế độ Khmer đỏ đã diệt chủng dân tộc Khmer Krom, ông Meas Chanthorn nói: "Tôi rất tự hào khi Tòa án xét lại vụ án Khmer Krom. Vì đây là nguyện vọng của tôi cũng như Khmer Krom và tôi muốn tòa án cáo buộc thêm đối với chế độ Khmer đỏ vì đã diệt chủng dân tộc Khmer Krom."
Nguyện vọng của tôi cũng như Khmer Krom và tôi muốn tòa án cáo buộc thêm đối với chế độ Khmer đỏ vì đã diệt chủng dân tộc Khmer Krom.
Meas Chanthorn
Còn ông Ny Chandie, luật sư người Khmer Krom của nạn diệt chủng trong chế độ Khmer đỏ nói cho Đài Á Châu tự do biết vào chiều thứ tư, ngày 14 tháng 7, người Khmer Krom hàng chục nghìn người đã bị giết chết trong chế độ ấy. Hiện nay, có rất nhiều đơn đề nghị cáo buộc thêm chế độ Khmer đỏ về tội giết người Khmer Krom, nhưng chưa có công nhận trước đây: "Ông Andrew Cayley nêu lên, đây thể hiện việc cố gắng và có nghĩa ông sẽ đề nghị lên tòa án để Tòa án công nhận vụ án Khmer Krom là vụ án diệt chủng dân tộc."
Vào tháng 1 năm 2010, đồng thẩm phán của Tòa án xử Khmer đỏ đã từ chối cáo buộc thêm 04 cựu lãnh đạo cao cấp của chế độ Khmer đỏ về tội diệt chủng Khmer Krom vì họ cho rằng vụ án Khmer Krom nằm ngoài tầm xét xử của Tòa án. Nhưng cuối năm 2009 vừa qua, Tòa án đã cáo buộc thêm 04 cựu lãnh ấy vì đã chống đối và diệt chủng dân tộc thiểu số Chăm và Việt Nam ở Campuchia. Bốn cựu lãnh đạo cao cấp ấy bao gồm ông Khieu Somphorn, cựu Chủ tịch nước của chế độ Khmer đỏ. Ông Nuôn Chea, cựu chủ tịch Quốc hội đại diện nhân dân. Ông Eang Sary, cựu phó thủ tướng và Bộ trưởng bộ ngoại giao và Bà Eang Thi Rith, bộ trưởng các vấn đề xã hội của chế độ Khmer đỏ.
Khmer Krom là người dân tộc thiểu số bản địa sinh sống trên đất nước Kampuchea-Krom, và được biết đến là miền Nam của Việt Nam hiện nay.
Theo dòng thời sự:
- Việt Kiều nuôi cá ở Phnôm Penh bị buộc di dời
- Tổ chức nhân quyền K. Khrom yêu cầu VN giải quyết vụ đất đai tại An Giang
- Khmer Krom đề nghị Hoa Kỳ giúp người tị nạn
- UNHCR từ chối cấp quy chế tị nạn cho 18 người Khmer Krom
- Nhà sư bị buộc tội phá hoại tình hữu nghị Việt Nam-Campuchia
- Người Khmer Krom ở An Giang, Cần Thơ khiếu kiện đòi đất
- Việt Nam trả tự do cho 4 nhà sư Khmer Krom