Giáo viên Anh ngữ cấp tiểu học, yếu và thiếu

Theo bản tin tiếng Anh trên Vietnam News hôm thứ Hai, hầu hết giáo viên Anh ngữ cấp tiểu học ở Việt Nam đã rớt hai cuộc thi sát hạnh theo yêu cầu của Bộ Giáo Dục Đào Tạo.

Đủ hay không đủ?

Bản tin Anh ngữ của Vietnam News nói rằng đa số giáo viên dạy tiếng Anh cấp tiểu học ở Việt Nam đã rớt hai cuộc thi khảo hạch Anh ngữ do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tổ chức.

Theo yêu cầu của Bộ Giáo Dục Đào Tạo Việt Nam, tất cả các giáo viên Anh ngữ cấp tiểu học phải đạt 550 điểm cho môn thi TOEFL, tức khảo hạch tiếng Anh như một ngôn ngữ nước ngoài, và 6 điểm cho cuộc thi IELTS tức hệ thống khảo hạch quốc tế về Anh ngữ.

Giáo viên nào không đạt mức điểm yêu cầu qua hai cuộc thi này sẽ phải trau dồi thêm kỷ năng để thi lại, và những ai rớt hai lần có thể bị cho nghĩ dạy.
Tuy nhiên kết quả cho thấy rất ít giáo viên Anh ngữ cấp tiểu học đậu hai kỳ khảo hạch đó.

Điển hình tại Bến Tre, trong 700 giáo viên dự thi thì chỉ 61 người đạt điểm yêu cầu. Tại Hà Nội, trong gần 150 giáo viên Anh văn thuộc 90 trường tiểu học, chỉ 28 người, tức 18%, qua được hai cuộc thi TOEFL và IELST. Số liệu báo cáo từ các tỉnh cũng cho thấy kết quả hơn kém tương tự.

Trong dạy tiếng Anh thì có người giỏi có người kém thì đành phải chọn như thế chứ chưa phải là đó là cách tốt nhất.

Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại

Đây có thực sự là điều đáng quan tâm hay còn gọi là đáng buồn trong hàng ngũ giáo viên Anh văn cấp tiểu học không. Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại, giám đốc Viện Công Nghệ Giáo Dục ở Hà Nội, phát biểu rằng xu hướng buộc giáo viên Anh văn cấp tiểu học thi khảo hạch là mạnh dạn :

"Nhưng mà làm như thế nào thì chuyện đó còn phải bàn, còn phải có nhiều phương thức, đặt ra những nhu cầu thực tế. Trong dạy tiếng Anh thì có người giỏi có người kém thì đành phải chọn như thế chứ chưa phải là đó là cách tốt nhất. Những con số ấy cũng cho biết một sự thực, từ sự thực ấy mình phải nghĩ dần dần thôi chứ không thể mong một lúc mà tất cả tốt được.

Bản tin ấy tôi cũng có thể hiểu được bởi vì tất cả mới bắt đầu thì cứ như thế đã. Đương nhiên mới bắt đầu thì đào tạo không kịp được. Đào tạo một giáo viên như thế phải mất một vài năm trời, mình phải chấp nhận thế thôi rồi sẽ tiến dần lên chứ ngay trong một lúc thì không thể đạt cái gì hơn được đâu."

Từ Cần Thơ, sinh viên Lê Cảnh Bích Thơ, đạt điểm xuất sắc môn thi IETLS và được học bỗng của Hội Đồng Anh Việt Nam mới đây, bày tỏ sự ngạc nhiên khi nghe tin này:

Đương nhiên mới bắt đầu thì đào tạo không kịp được. Đào tạo một giáo viên như thế phải mất một vài năm trời, mình phải chấp nhận thế thôi rồi sẽ tiến dần lên chứ ngay trong một lúc thì không thể đạt cái gì hơn được đâu

TS Hồ Ngọc Đại

"Hồi xưa em đi học tiểu học thì đối với em thấy cô rất là giỏi. Em nghĩ khi giáo viên đã tốt nghiệp cử nhân hay sư phạm Anh văn ra thì trình độ đó đủ yêu cầu để dạy tiểu học rồi. Nói chung xét về cái nền cơ bản tiếng Anh của em là cũng nhờ dưới phổ thông thầy cô dạy rất là kỹ.

Em thấy các thầy cô Anh văn của em từ Cấp Một, Cấp Hai Cấp Ba xét về chuyên môn thì rất là tốt và cũng tận tâm với nghề nữa. Về mặt phát âm em thấy thầy cô dạy cũng không có sai, nhưng mà xét về chất giọng thì dĩ nhiên còn tùy nơi năng khiếu của mỗi người.

Còn về Anh văn ở tầm quốc tế cao hơn như IELTS hay TOEFL thì tùy vào từng cá nhân của giáo viên họ có mức độ yêu cầu đối với bản thân để họ cố gắng đạt cái trình độ đó."

Hơn nữa cũng không được

Cô Lương Mai Vân Thùy, giáo viên Anh văn trường chuyên Một giáo viên Anh văn trường chuyên Lê Quí Đôn ở Nha Trang, nhận xét một cách khác hơn:

"Cấp tiểu học mà đòi hỏi người ta thi như vậy cũng không chính đáng và cũng không để làm cái gì. Thi TOEFL và thi IELTS là hai cuộc thi quốc tế, trong khi thầy cô ở đây chỉ học theo hệ thống ngữ pháp và từ vựng, còn nói, viết, nghe thì nói chung không giỏi lắm.

<i>nhiều khi đi thi vẫn là ngữ pháp đúng vẫn phát âm đúng nhưng mà tại kỷ năng không cứng lắm. Mình phải thay đổi lại cả một hệ thống, chứ bây giờ từ cấp Một đến đại học người ta học như vậy thì người ta ra dạy như vậy, đòi hỏi hơn nữa cũng không được. <br/> </i>

Cô Lương Mai Vân Thùy

Xu hướng mới là người ta sẽ mở rộng ra bốn kỷ năng nghe nói đọc viết mà thực ra ở Việt Nam dùng kỹ năng với ai đâu, cho nên rất khó mà tiếp cận.

Nói về phát âm thì các thầy cô vẫn phát âm đúng chứ không phải là không đúng. Nhưng mà phát âm chỉ là phần nhỏ của kỷ năng thôi. Thành thử nhiều khi đi thi vẫn là ngữ pháp đúng vẫn phát âm đúng nhưng mà tại kỷ năng không cứng lắm.

Mình phải thay đổi lại cả một hệ thống, chứ bây giờ từ cấp Một đến đại học người ta học như vậy thì người ta ra dạy như vậy, đòi hỏi hơn nữa cũng không được."

Với bằng cao học sư phạm chuyên ngành anh văn, cô Thái Thị Mơ, giảng viên của Vietnamese American Training College, Trường Đào Tạo Việt Mỹ Hệ Đại Học ở thành phố Hồ Chí Minh, lập luận rằng giáo viên Anh văn cấp tiểu học không cần phải có bằng TOEFL hoặc EILTS mà chỉ cần bằng sư phạm TESOL (Teaching English As A Second Language) là đủ:

"Nếu như muốn tiến thì phải cho người ta thi kỹ năng về sư phạm gọi là TESOL, chứ TOEFL hay IELTS không phải là những cái cần thiết để dạy Anh văn. TOEFL là để anh đi Mỹ du học, IELTS là để đi Úc du học.

Đùng một cái bắt thi ba cái đó và người ta rớt cũng là phải rồi, bởi vì người ta học để dạy tiếng Anh chư không phải người ta học để đi Mỹ, đi Úc, hay để đi làm cho một công ty nước ngoài. Áp đặt giáo viên những chuyện như vậy là vớ vẩn.

Một sinh viên đậu TOEFL để qua Mỹ du học có dạy được Anh văn cho học sinh tiểu học không? Không bao giờ biết dạy. Với một người biết dạy thì không chắc họ đã thi đâu TOEFL. Hai cái đó khác nhau xa lắc.

Đùng một cái bắt thi ba cái đó và người ta rớt cũng là phải rồi, bởi vì người ta học để dạy tiếng Anh chư không phải người ta học để đi Mỹ, đi Úc, hay để đi làm cho một công ty nước ngoài. Áp đặt giáo viên những chuyện như vậy là vớ vẩn.

Cô Thái Thị Mơ, giảng viên VATC

Người dạy TOEFL, dạy IELTS, dạy TOEIC thì chắc chắn thi những cái đó là phải đậu rồi nhưng mà chưa chắc họ đã là giáo viên giỏi. Quan trọng phải là TESOL thì anh mới là giáo viên được."

Bản tin Vietnam News trích dẫn lời ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Phòng Giáo Dục Đào Tạo thành phố Hồ Chí Minh, rằng nâng cao trình độ và kỹ năng Anh ngữ cho giáo viên Việt Nam không phải là công việc dễ dàng vì cần nhiều thời gian.

Vẫn theo lời ông, đây cũng là công việc cần nhiều thời gian mà có lẽ tới 2020 thì giáo viên Anh ngữ mới đạt tiêu chuẩn đòi hỏi.

Hiện Bộ Giáo Dục Đào Tạo đang phát triển chương trình huấn luyện đào tạo kỹ năng Anh ngữ cho những giáo viên nào đã rớt hai môn TOEFL và IELTS nhưng muốn tiếp tục đi thi lại.

Tháng tới, khoảng 500 giáo viên tại Sóc Trăng sẽ đi dự thi hai cuộc thi khảo hạch Anh ngữ . Nhiều người tỏ ý lo không biết có đậu không, nhiều người khác nói họ cần những khóa huấn luyện ngắn để trau đồi khả năng trước khi thi.