Chỉ nội trong 5 tháng đầu năm nay đã có 4 vụ sản xuất và tiêu thụ thuốc giả, thuốc nhái quy mô lớn trên địa bàn Sài Gòn bị khám phá. Tin từ cơ quan quản lý thị trường thành phố Sài Gòn cho hay điều này vào hồi cuối tháng Sáu vừa qua một lần nữa gợi lại tình trạng dược phẩm giả mạo trong nước.
Nạn thuốc giả đã tung hoành ở Việt Nam từ lâu. Theo Cục Quản lý Dựơc thì trong những năm gần đây tỷ lệ thuốc kém chất lượng ngày càng gia tăng.
Kỹ nghệ thuốc giả ngày càng trở nên tinh vi
Nạn thuốc giả đã tung hoành ở Việt Nam từ lâu. Theo Cục Quản lý Dựơc thì trong những năm gần đây tỷ lệ thuốc kém chất lượng ngày càng gia tăng. Chẳng hạn hồi năm 2005 tỷ lệ này chỉ vào khỏang 3% trên gần 30 ngàn mẫu thuốc được kiểm nghiệm. Đến năm 2007 tỷ lệ này là 3.3 % trên chỉ hơn 25 ngàn mẫu thuốc.
Và vào năm 2008 tỷ lệ này đã lên đến gần 5% trên gần 30 ngàn mẫu. Kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương hồi năm ngoái thì tìm thấy hơn 800 mẫu thuốc tây và hơn 300 mẫu thuốc đông dược-dược liệu có phẩm chất không đạt tiêu chuẩn. Số liệu của Cảnh sát Quốc tế Interpol thì cho biết lượng mẫu thuốc giả bị khám phá ở Việt nam trong năm ngoái là hơn 400.
Kỹ nghệ sản xuất thuốc giả, thuốc nhái ở Việt Nam ngày càng trở nên tinh vi khiến người tiêu thụ dễ dàng bị đánh lừa. Trừ một điều chắc chắn là những lọai thuốc ngọai và đắt tiền thường bị làm giả, con bệnh khó biết đựơc những lọai dược phẩm nào là giả để tránh.
Cục Quản lý Dược Việt Nam cho hay các lọai thuốc nhập cảng thường bị giả mạo là Ampicilin, Voltaren, và Oflocet 200 mg. Sở Y tế TP HCM cũng cho biết các lọai kháng sinh như Ampicilin và Amoxilin thường là đối tượng của kỹ nghệ chế thuốc giả.
Cục Quản lý Dược Việt Nam cho hay các lọai thuốc nhập cảng thường bị giả mạo là Ampicilin, Voltaren, và Oflocet 200 mg. Sở Y tế TP HCM cũng cho biết các lọai kháng sinh như Ampicilin và Amoxilin thường là đối tượng của kỹ nghệ chế thuốc giả. <br/>
Ảnh hưởng tính mạng của bệnh nhân
Thuốc kém phẩm chất vô hiệu hoá khả năng chữa trị, làm nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Đáng thương nhất là những bệnh nhân nghèo, tiền ăn hàng ngày đã không đủ, chẳng may lâm vào cảnh ốm đau.
Nạn nhân thường là những gia đình công nhân hay buôn thúng bán bưng, chạy xe ôm, như gia đình chị Ly, chồng công nhân vợ bán hàng rong, 2 con chưa đầy 10 tuổi:
Nhà nghèo, đã không có tiền, lại chẳng may ốm đau. Phải chạy ngược xuôi, nhiều khi vay mượn này kia mới đủ tiền mua thuốc. Vậy mà mua phải thuốc dỏm. Thế là bệnh không hết, kéo dài. Thật khổ thân mà không biết kêu vào đâu. Chịu tiền mất tật mang thôi.
N
hà nghèo, đã không có tiền, lại chẳng may ốm đau. Phải chạy ngược xuôi, nhiều khi vay mượn này kia mới đủ tiền mua thuốc. Vậy mà mua phải thuốc dỏm. Thế là bệnh không hết, kéo dài. Thật khổ thân mà không biết kêu vào đâu. Chịu tiền mất tật mang thôi.
Chị Ly, bán hàng rong
Thuốc giả, thuốc nhái gây tổn hại cho người bệnh và là hành động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Báo chí mới đây dẫn lời Phó cục trửơng Cục Quản lý Dược, Thạc sĩ Nguyễn Việt Hùng rằng việc quản lý nguồn gốc dược phẩm đựơc thực hiện rất quyết liệt ở Việt Nam.
Thế nhưng thuốc giả vẫn tràn lan trên thị trường trong nước và người bệnh tiếp tục là nạn nhân.
Kiểm soát lỏng lẻo trừng trị quá nhẹ
Lý do được cho là vì việc kiểm soát còn lỏng lẻo, thiếu thốn, và việc trừng trị còn quá nhẹ, như nhận xét mới đây của Luật sư về sở hữu trí tuệ Nguyễn Việt Sơn, Công ty luật Vĩnh Phát:
"Yếu tố răn đe trong việc thực thi không có. Xử lý vi phạm thì thấp lắm. Chẳng hạn một doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của một công ty, xử lý xong thì người ta lại xoay sang sản xuất thứ khác, vi phạm cái khác. Mà lần xử lý sau cục sở hữu trí tuệ, cơ quan xử lý vẫn xem như đó là một vụ mới.
Yếu tố răn đe trong việc thực thi không có. Xử lý vi phạm thì thấp lắm. Chẳng hạn một doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của một công ty, xử lý xong thì người ta lại xoay sang sản xuất thứ khác, vi phạm cái khác. Mà lần xử lý sau cục sở hữu trí tuệ, cơ quan xử lý vẫn xem như đó là một vụ mới.
LS.Nguyễn Việt Sơn
[Lẽ ra] vi phạm 2 lần liên tiếp, trong một thời gian ngắn, thì phải đặt vấn đề, là [doanh nghiệp] đó làm ăn có minh bạch hay không. Nếu họ vi phạm nhiều lần thì phải ngăn sự kinh doanh của họ để răn đe”.
Việt Nam nhập cảng một lượng không nhỏ thuốc ngọai mỗi năm. Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy trong năm 2008 số thuốc đựơc nhập trị giá đến gần 1 tỷ đô la, tăng 13.85% so với năm 2007.
Theo ghi nhận của Cảnh sát Quốc tế Interpol, Việt Nam là nước đứng thứ nhì khu vực Đông Nam Á về lượng mẫu thuốc giả bị khám phá.
Nói về xuất xứ của hàng nhái hàng giả ở Việt Nam mà trong đó dựơc phẩm là một, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam từng cho biết:
Nguồn thứ nhất là ở trong nước, ở các đô thị lớn là TP HCM và Hà Nội. Một nguồn quan trọng nữa là từ nước ngoài đưa vào, đi bằng con đường tiểu ngạch, đồng thời cũng đi bằng con đường chính ngạch.
Theo ghi nhận của Cảnh sát Quốc tế Interpol, Việt Nam là nước đứng thứ nhì khu vực Đông Nam Á về lượng mẫu thuốc giả bị khám phá. Tình trạng dựơc phẩm giả mạo, kém phẩm chất không hiểu đến khi nào mới chấm dứt, để những người cần chữa trị, nhất là những người nghèo khó, thôi lâm vào cảnh “tiền mất tật mang”.