Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Kế hoạch của phái đoàn cựu thuyền nhân Việt Nam đang trở lại thăm Bidong, Galang bao gồm cả chuyến đi Philippines trong những ngày sắp tới. Và, cũng giống như 4 chuyến đi trước, chuyến đi lần này chất chứa những câu chuyện đong đầy nước mắt. Qua cuộc phỏng vấn của Thanh Quang thực hiện từ Bangkok, một số thành viên trong đoàn, trước hết là ông Trấn Đông, cho biết như sau.
![destroyedGalang150.jpg](https://www.rfa.org/resizer/v2/3TLQPI6M6ETTCRVJE6Q6PKU56M.jpg?auth=3e6f7143248afd5e6972f3732bdfa8242c02700eec1bb009ff93ca56a471d269&width=400&height=533)
Ông Trần Đông: "Thưa quý vị thính giả, kế hoạch sắp tới của chúng tôi trong chuyến đi lần này là ít hôm nữa, chúng tôi sẽ đi Philipines, nghiên cứu các nghĩa trang của những thuyền nhân Việt Nam tại Phi. Và đồng thời, chúng tôi cũng thăm lại di tích thuyền nhân ở đó.
Riêng tại Malaysia, chúng tôi cũng có thảo luận với các anh chị địa phương, và cố gắng vận động cộng đồng người Việt cho việc trùng tu bia mộ ở tất cả nghĩa trang khắp Malaysia có mộ thuyền nhân Việt Nam.
Đồng thời tại Indonesia, chúng tôi cũng có thảo luận với giới chức địa phương. Mình cũng sẽ đóng góp trong chương trình trùng tu mộ của 503 thuyền nhân ở trại Galang vì những ngôi mộ này hiện đang trong tình trạng hư hại nặng nề.”
Trước mặt chúng tôi hiện giờ là chị vợ của anh Dương Bình – thành viên trong đoàn. Chị đã ngồi hàng giờ trước bia mộ con, và luôn khóc. Ngày hôm trước, chúng tôi đã làm lễ cầu nguyện cho cháu. Và lát nữa đây, chúng tôi cũng tổ chức lễ cầu nguyện trước khi rời khỏi khu nghĩa trang thuyền nhân này.
Đồng thời trong chuyến đi trước, chúng tôi có nghe kể một câu chuyện, qua đó, một bà mẹ ở Việt Nam chờ đợi người con vượt biển đã mấy chục năm rồi mà không có tin gì cả. Bà không dám dời nhà, và giữ nguyên phòng ốc của con, vì vẫn tin rằng một ngày nào đó người còn này sẽ trở lại thăm nhà. Đó là tâm tình của những bà mẹ bị mất con trên đường vượt biên, vượt biển.
Tôi nghĩ đây là một cơ duyên tôi được đi trong chuyến này. Bận quá nhưng tôi cũng rán sắp xếp đi trong chuyến này. Mặc dù thuyền tôi không tới đảo Bidong hay Galang, mà đến đất liền, nhưng khi tới thăm Bidong, tôi đã chứng kiến những ngôi mộ hoang tàn, chưa ai chăm sóc, cùng những ngôi nhà thờ, chùa tiêu đìu, khiến tôi rất xúc động. Chưa lần nào tôi khóc như lần này.
Vì vậy công trình làm sống lại những di tích thuyền nhân Việt Nam cũng là một điểm chúng tôi cần phải thực hiện để những di tích ấy được sống mãi trong lịch sử. Vì những ngày tháng được khắc ghi trên bia mộ đánh dấu bước đầu của thuyền nhân Việt Nam đi tìm tự do.
Nhân đây, mời chị Nguyệt Ánh trong đoàn cho biết cảm tưởng. Chị Nguyệt Ánh: "Tôi nghĩ đây là một cơ duyên tôi được đi trong chuyến này. Bận quá nhưng tôi cũng rán sắp xếp đi trong chuyến này. Mặc dù thuyền tôi không tới đảo Bidong hay Galang, mà đến đất liền, nhưng khi tới thăm Bidong, tôi đã chứng kiến những ngôi mộ hoang tàn, chưa ai chăm sóc, cùng những ngôi nhà thờ, chùa tiêu đìu, khiến tôi rất xúc động. Chưa lần nào tôi khóc như lần này."
Xin cảm ơn chị Nguyệt Ánh. Và chúng tôi được biết có một chị trong phái đoàn muốn phát biểu, xin mời chị. Chị Loan: "Dạ tôi tên là Loan. Tôi đi hồi năm 1987. Hôm nay tôi cùng chồng trở lại thăm Bidong, muốn nhìn lại tất cả những gì tôi chứng kiến lúc tá túc ở đây. Nhưng thật sự không phải như vậy nữa; hiện nơi đây chỉ còn lại một vài dấu vết mà thôi."
Cảm ơn chị Loan. Thưa quý thính giả, quý vị vừa nghe những lời phát biểu cảm động của những cựu thuyền nhân đang trở lại thăm các chốn cũ, những nơi họ từng tá túc với biết bao kỷ niệm không bao giờ quên – nơi mà có nhiều người cho là Thánh Địa của Thuyền Nhân Việt Nam.
Thanh Quang tường thuật từ Bangkok, Thái Lan.