Nước Pháp đang phải đối phó với những cuộc đình công mới sau khi Tổng thống Pháp thay đổi bộ trưởng Lao Động và những chủ trương mới đã làm nhiều nghiệp đoàn lao động Pháp phản đối. Thông tín viên Tường An của đài chúng tôi từ Paris có bài tường trình sau đây:
Hôm qua, ngày 23/3/2010 có tất cả 5 nghiệp đoàn kết hợp lại để biểu tình đình công. nghiệp đoàn này là: CGT, CFDT, du SUD, UNSA, FSU.
Tại Paris có khoảng 30.000-60.000 người tham gia. Các nơi khác có thêm 180 nhóm khác nhau. Tổng cộng có khoảng 800.000 người tham gia biểu tình khắp nơi trên nước Pháp.<br/>
Tại Paris có khoảng 30.000-60.000 người tham gia. Các nơi khác có thêm 180 nhóm khác nhau. Tổng cộng có khoảng 800.000 người tham gia biểu tình khắp nơi trên nước Pháp.
Mặc dù có sự phản đối của 2 nghiệp đoàn khác là CFE-CGC và CFTC nhưng cuộc biểu tình vẫn có rất đông đảo người tham gia.
Cuộc biểu tình này là kết quả của cuộc họp thượng đỉnh ngày 15/2/2010 vừa qua tại điện Elysée.
Mục đích của cuộc biểu tình này là:
1- Phản đối sự cải tổ về luật hưu bổng: Cho đến bây giờ, tuổi về hưu được ấn định là 60 tuổi, cho nhân viên hầm mỏ và nhân viên lái xe métro, xe lửa là 50 tuổi.
Một người làm việc bình thường muốn có một chế độ hưu bỗng đầy đủ thì phải đóng hưu bỗng 40,5 năm. Chính phủ muốn kéo dài tiền đóng hưu bỗng này đến 42 năm trong năm 2012 và có thể là 43,5 năm trong năm 2050 ?
Giới công nhân hầm mỏ, tài xế métro, xe lửa.... không chấp nhận sự kéo dài thời gian đóng hưu bỗng này.
Một người làm việc bình thường muốn có một chế độ hưu bỗng đầy đủ thì phải đóng hưu bỗng 40,5 năm. Chính phủ muốn kéo dài tiền đóng hưu bỗng này đến 42 năm trong năm 2012 và có thể là 43,5 năm trong năm 2050 ?<br/>
2- Về phía công chức, giáo viên: Công chức nói chung và giáo viên nói riêng tại Pháp có chế độ ưu đãi là khi đã vào ngạch thì không bao giờ bị sa thải. Chính sách mới của chính phủ Sarkozy là sẽ không sa thải, nhưng ngược lại sẽ không nhận thêm công chức mới để thay thế cho công chức đã về hưu.
Cuộc đình công đã được báo trước cho ngân hàng, bưu điện, hãng xưởng, tòa án, công ty thuế vụ...
Các nghiệp đoàn vận động công chức và tư chức đình công với khẩu hiệu: "bảo vệ công ăn việc làm, mãi lực, chế độ hưu bỗng, điều kiện môi trường làm việc"
Hậu quả của cuộc đình công là:
1- Khoảng 1/3 nhân viên hầm mỏ không làm việc.
2- Giao thông công cộng hoạt động tương đối bình thường: khoảng 50-60% xe lửa hoạt động.
3- Cuộc đình công được sự hưởng ứng đông đảo của phía giáo viên. Khoảng 55% giáo viên tiểu học tại Paris đình công và 65% giáo viên tiểu học trên các nơi khác trên nước Pháp đình công.
Ông François Chérèque (CFDT) hứa hẹn một cuộc biểu tình đình công "nẩy lửa" vào ngày 1/5/2010 ( lễ Lao Động) tới đây.<br/>
Ngày 30/3/2010 tới đây, các nghiệp đoàn sẽ ngồi lại với nhau để tìm phương cách "trả đủa" lại chính sách đổi mới của chính phủ.
Ông Bernat Thibaut (CGT) kêu gọi sự ủng hộ của mọi tầng lớp trước khi cuộc họp thượng đỉnh để điều đình với chính phủ bắt đầu.
Ông François Chérèque (CFDT) hứa hẹn một cuộc biểu tình đình công "nẩy lửa" vào ngày 1/5/2010 ( lễ Lao Động) tới đây.
Thủ tướng chính phủ hứa là sẽ đặt vấn đề "luật hưu bỗng" lên ưu tiên hàng đầu để cứu xét tong thời gian tới.
Tường An tường trình từ Paris