Hội nghị “Tự do bày tỏ cảm tưởng trên không gian điện toán ở Á Châu”

Thanh Quang, phóng viên đài RFA

Hội nghị với chủ đề “Tự do bày tỏ cảm tưởng trên không gian điện toán ở Á Châu” (Asian cyberspace) vừa khai mạc ở Trung tâm Hội nghị AIM tại thành phố Makati thuộc khu vực thủ đô Manila, Philippines. Thanh Quang có mặt tại chỗ và tường thuật như sau.

PCIJ200.jpg
Trang web INSIDE PCIJ: Stories behind our stories

Hội nghị diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ thứ Tư 19 tây vừa rồi, do Liên minh Báo chí Đông Nam Á, gọi tắt là SEAPA, tổ chức. Mục tiêu cuả SEAPA, một tổ chức phi chính phủ trụ sở tại Bangkok, là nhằm quy tụ các ký giả độc lập cùng những người cung cấp tin tức, bài vở qua mạng để họ cùng chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về những vấn đề cấp thiết liên quan lãnh vực truyền thông, cũng như cung cấp một diễn đàn bảo vệ tự do báo chí, bảo vệ ký giả và tạo môi trường phát triển tự do tư tưởng, ngôn luận, tính minh bạch, một nền truyền thông có trách nhiệm, vấn đề dân chủ, đa nguyên.

Sau phần chào mừng và giới thiệu các tham dự viên của giám đốc điều hành SEAPA, ông Roby Alampay, bà Sheila Coronel, giám đốc Trung tâm Ky giả Điều tra của Philippines mở đầu hội nghị bằng một bài phát biểu sâu sắc, tựa đề “ Sự tương đồng của chúng ta: Về Internet và Tự do Bày tỏ Cảm tưởng ở vùng Á Châu”

Bà Sheila trước hết bày tỏ vui mừng khi các ký giả, những người phổ biến tin tức, bình luận qua mạng đã cùng họp mặt để ra sức xúc tiến tự do tư tưởng ở khu vực Á Châu. Theo bà Sheila thì những người đang hiện diện tại hội nghị nay có rất nhiều điều cần chia sẻ, học hỏi lẫn nhau.

Bà Sheila cho biết thêm rằng đối với những ai từ các nước đàn áp tự do tư tưởng như Việt Nam, Trung Quốc…, thì Internet đã cung cấp cho họ một không gian điện toán khá an toàn – môi trường để các k‎ý giả độc lập, những người phát biểu cảm tưởng…có thể gieo mầm tự do dân chủ vốn khó tìm thấy trên mọi phương tiện truyền thông của nhà cầm quyền…

Vẫn theo ký giả từng được giải thưởng báo chí Ramon Magsaysay này, thì chính mạng Internet giúp chúng ta có thể xây dựng những cộng đồng công dân được tự do bàn thảo những việc thật sự trọng hệ đến tương lai của dân tộc, quốc gia…

đối với những ai từ các nước đàn áp tự do tư tưởng như Việt Nam, Trung Quốc…, thì Internet đã cung cấp cho họ một không gian điện toán khá an toàn – môi trường để các k‎ý giả độc lập, những người phát biểu cảm tưởng…có thể gieo mầm tự do dân chủ vốn khó tìm thấy trên mọi phương tiện truyền thông của nhà cầm quyền…

10 diễn giả tiếp theo trong ngày đã lần lượt trình bày về tầm quan trọng của Internet đối với người dân Á Châu, Internet làm thay đổi môi trường truyền thông và khuynh hướng dân chúng trong khu vực, cùng ảnh hưởng của những ký giả độc lập.

Trong số này, giáo sư Yin Chan thuộc Đại học Hồng Kong nhấn mạnh tới vai trò Internet như là một nguồn tin tức chủ chốt ở Á Châu, và lưu y rằng phương tiện kỹ thuật hiện đại này sẽ dẫn tới cởi mở và dân chủ.

Ông Steven Gan thuộc tổ chức Malaysiakini đấu tranh cho tự do báo chí, ngôn luận ở Malaysia trình bày về tình trạng đàn áp những ký giả dám phanh phui sự thật tham nhũng, lạm quyền… ở nước này, và kinh nghiệm của tổ chức phi chính phủ ấy trong việc né tránh các biện pháp hạn chế truyền thanh, báo chí của nhà cầm quyền.

Ký giả Kunda Dixit của tờ Nepali Times nói về tình hình đàn áp dân chủ tiếp diễn ở vương quốc Nepal, với những mục tiêu chủ chốt mà giới cầm quyền chú trọng tới là các phương tiện truyền thanh và báo chí.

Hiện diện tại hội nghị Liên minh Báo chí Đông Nam Á lần này còn có một diễn giả Việt Nam, chị Đặng Thị Thanh Chi đến từ Canada, cùng một số ký giả, trí thức Việt Nam trong và ngoai nước.

Sau phần phát biểu bằng tiếng Anh tại hội nghị, chị Đặng Thị Thanh Chi, thuộc đảng Việt Tân ở hải ngoại, trình bày tóm lược nội dung bài nói chuyện của chị liên quan lãnh vực truyền thông Việt Nam: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Thanh Quang tường thuật từ Manila, Philippines.

Theo dòng câu chuyện

- Kết thúc 3 ngày hội nghị SEAPA về Cuộc Đấu tranh cho Internet - Hội nghị SEAPA về Cuộc Đấu tranh cho Internet