Tái diễn kịch bản lũ lụt năm ngoái?
Cơn bão số 5 mới suy yếu thành áp thấp nhiệt đới được một đôi ngày thì mưa lớn xảy ra ở các tỉnh miền Bắc. Một trận mưa như trút kéo dài
suốt 3 giờ đã đổ xuống Hà Nội từ sáng sớm khiến nhiều khu phố bỗng mênh mông nước và nhiều con đường bỗng trở thành sông.
<b>C</b>ơn bão số 5 mới suy yếu thành áp thấp nhiệt đới được một đôi ngày thì mưa lớn xảy ra ở các tỉnh miền Bắc. Một trận mưa như trút kéo dài suốt 3 giờ đã đổ xuống Hà Nội từ sáng sớm khiến nhiều khu phố bỗng mênh mông nước và nhiều con đường bỗng trở thành sông.<br/>
Báo chí trong nước hôm thứ Hai đưa tin các đường Trường Chinh, đường Trương Định, đường Lĩnh Nam, Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, mực nước dâng từ gần nửa đến 1 mét. Có hầm đường bộ như ở ngã tư Kim Liên – Đại Cồ Việt phải đóng suốt mấy tiếng vì bị ngập.
Đây là lần thứ hai Hà Nội bị ngập nghiêm trọng kể từ sau vụ ngập hồi tháng 11 năm ngoái do một trận mưa như thác đổ kéo dài suốt 3 ngày, trút xuống hơn 20 triệu mét khối nước.
Và đây cũng là lần thứ hai mà thủ đô, chỉ trong vòng 1 tuần lễ, lại phải sống trong cảnh phố biến thành sông nhà nước tràn vào lênh láng.
Tuy cơn mưa lần này chỉ dài mấy tiếng đồng hồ, tình trạng ngập lụt xảy ra không kém phần nghiêm trọng và người dân tại các điểm ngập một lần nữa phải chịu khổ sở nhiều bề.
Nước cống rãnh, nước sông, nước thải dâng lên, hòa vào dòng nước mưa, đem vào mọi ngõ ngách đủ thứ rác rưởi hôi hám, mất vệ sinh.
Tuy cơn mưa lần này chỉ dài mấy tiếng đồng hồ, tình trạng ngập lụt xảy ra không kém phần nghiêm trọng và người dân tại các điểm ngập một lần nữa phải chịu khổ sở nhiều bề.Nước cống rãnh, nước sông, nước thải dâng lên, hòa vào dòng nước mưa, đem vào mọi ngõ ngách đủ thứ rác rưởi hôi hám, mất vệ sinh
Công ty Thoát nước Hà Nội cho hay thành phố có 35 địa điểm bị ngập úng nghiêm trọng. Xí nghiệp Khảo sát Thiết kế Công ty Trách nhiệm Hữu hạn 1, thành viên Công ty Thoát nước Hà Nội thì cho biết tòan Hà Thành có gần 40 điểm ngập úng cục bộ.
Hà Nội lại dễ dàng bị ngập lụt, lần này chỉ sau một cơn mưa dài 3 giờ thay vì 3 ngày như lần trước, và tổng vũ lượng trung bình trong tháng Bảy này ở Hà Thành chỉ trong khỏang 300 – 350 mm. Nhiều dư luận cho rằng đó là vì từ sau trận “đại hồng thủy” hồi cuối năm ngoái, thành phố chưa thay đổi là mấy, xét về qui họach kiến trúc cũng như về các biện pháp phòng chống.
Đô thị hoá thiếu kế họach, bất kể mọi hậu quả
Tình trạng ngập úng thường xuyên ở Hà Nội thời gian này đựơc nhiều chuyên gia, trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà nghiên cứu các chính sách phát triển, cho là chủ yếu vì việc đô thị hoá thiếu kế họach, bất kể mọi hậu quả:
"Phát triển đô thị thì khu nào trũng phải để nước chảy theo chỗ trũng. Đây mình lại lấp chỗ trũng, xây thêm nhà, rồi xây thêm đường, tức là ngăn dòng chảy tự nhiên của nước. Có thể kế họach không được tốt, không phù hợp. Chắc là chính quyền phải xem xét lại rất kỹ vấn đề quy họach của mình"
Phát triển đô thị thì khu nào trũng phải để nước chảy theo chỗ trũng. Đây mình lại lấp chỗ trũng, xây thêm nhà, rồi xây thêm đường, tức là ngăn dòng chảy tự nhiên của nước. Có thể kế họach không được tốt, không phù hợp
TS.Nguyễn Quang A
Hà Nội bị ngập hôm thứ Bảy làm nhiều cư dân thêm một lần khổ sở. Biển nước mênh mông khiến việc di chuyển trở nên khó khăn. Xảy ra vào ngày làm việc đầu tuần, vụ ngập lụt khiến ít nhất cả trăm người đến sở, đến trường trễ. Giao thông ách tắc tại hầu hết các tuyến đường.
Những tuyến may mắn không bị ngập thì lại bị kẹt xe trầm trọng hơn thường ngày vì lượng xe đổ dồn từ những tuyến bị lụt. Có nơi nước dâng đến gần 1 mét khiến không lọai xe nào chạy được. Xe sặc nước, chết máy phải dắt bộ.
Người thì bì bõm lội và không ít vụ té ngã xảy ra do vấp phải các chướng ngại vật chìm sâu trong nước, kể cả nắp cống và vỉa hè.
Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết khỏang 1 ngàn nhân viên của Công ty đã phải có mặt tại các điểm ngập úng từ sáng sớm hôm thứ Bảy để đồng lọat mở nắp cống, nổ máy hút thoát nước. Đội ngũ nhân viên đã phải dầm mưa làm việc từ sáng sớm để khơi thông dòng chảy, đồng thời cảnh báo an tòan và hướng dẫn giao thông ở các điểm tắc nghẽn.
Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết khỏang 1 ngàn nhân viên của Công ty đã phải có mặt tại các điểm ngập úng từ sáng sớm hôm thứ Bảy để đồng lọat mở nắp cống, nổ máy hút thoát nước. <br/>
Áp dụng phương án giải quyết tạm thời đến bao giờ?
Đây là cách giải quyết tạm thời trước tình trạng hệ thống cống thoát nước ở Hà Thành đã cũ kỹ và đang cần được sửa chữa, tân trang kịp thời, mà Thạc sĩ Hồ Long Phi, một chuyên viên thoát nước và thuộc giới lãnh đạo của một ban điều phối chống ngập lụt ở Việt Nam, cũng cùng ý:
"Hà Nội nằm ở vùng thấp và có đê bao, vì vậy chỉ có cách là bơm nước ra thôi. Mà bơm nếu không đủ thì sẽ bị ngập rất nặng. Giải pháp hiện nay là người ta bao những vùng bị ngập cục bộ lại. Bình thường, khi không có mưa và không có triều thì người ta mở cống cho nước chảy ra. Nếu có mưa và có triều thì đóng cống lại và bơm nước ra"
Hà Nội nằm ở vùng thấp và có đê bao, vì vậy chỉ có cách là bơm nước ra thôi. Mà bơm nếu không đủ thì sẽ bị ngập rất nặng. Giải pháp hiện nay là người ta bao những vùng bị ngập cục bộ lại.
Thạc sĩ Hồ Long Phi
Hiện chưa có báo cáo từ phía chính quyền về các thiệt hại của cơn lụt kỳ này. Báo chí loan tin Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo và ban lãnh đạo các Sở, ban, ngành đã đến kiểm tra công tác chống úng tại một số điểm giao thông và hệ thống mương thoát nước ở Xã Đàn, phố Nguyễn Lương Bằng và phố Thái Thịnh 2.
Tất cả 11 tổ máy của các trạm bơm Yên Sở, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cầu Chui, và Phúc Đồng đã họat động tòan bộ công suất để dẫn nước ra sông. Tuy vậy các con phố nước vẫn ngập đầy.
Trước cơn mưa thác đổ lần này, mới hồi tuần đầu tháng Năm vừa qua, Hà Nội cũng đã lâm vào cảnh lụt lội sau 1 cơn mưa dài vỏn vẹn 1 tiếng đồng hồ. Nhiều con phố đã biến thành sông và nước dâng đến cả nửa mét, tràn vào nhà dân.
Theo Công ty Thoát nước Hà Nội, hệ thống thoát nước của thủ đô trong mùa mưa năm nay 2009 chỉ có khả năng đáp ứng các cơn mưa cường độ 172 mm/2 ngày.<br/>
Theo Công ty Thoát nước Hà Nội, hệ thống thoát nước của thủ đô trong mùa mưa năm nay 2009 chỉ có khả năng đáp ứng các cơn mưa cường độ 172 mm/2 ngày. Do đó, Hà Thành sẽ có 28 điểm úng ngập khi lượng mưa từ 50 – 100 mm, và 35 điểm úng ngập nếu lượng mưa lên đến trên 100 mm.
Theo Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Lê Thanh Hải thì mưa đã dứt, tuy nhiên miền Bắc trong đó có Hà Nội, có thể gặp thêm một đợt mưa nữa vào các ngày 25, 26 tháng này.
Báo Thanh Niên trích lời Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội Nguyễn Lê rằng công ty đã có cuộc họp với Sở Xây dựng để triển khải ý kiên chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, và theo ông thì các điểm úng ngập cục bộ trong nội thành chỉ đựơc giải quyết sau khi Dự án thoát nước giai đọan II đựơc thi công.