Giải pháp cho lao động làng nghề mất việc?

Kinh tế trì trệ, xuất khẩu giảm sút tác động đến tình trạng mất việc làm rõ rệt tại một số làng nghề ở Việt Nam. Hiệp hội Làng nghề mới đây dự báo là trong năm nay số lao động mất việc có thể lên đến 5, 6 triệu.

0:00 / 0:00
NguyenQuangA150.jpg

Làm thế nào để giúp những người bị thất nghiệp tại các làng nghề? Nhã Trân lấy ý kiến của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ở Hà Nội qua trao đổi với Viện trưởng là Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Trước hết Ts Nguyễn Quang A có ý kiến: "Tôi nghĩ rằng con số 5, 6 triệu là một con số đánh giá có khi là hơi quá cao, vì các làng nghề Việt Nam chủ yếu là mặt hàng sản xuất, không phải là để xuất khẩu, trừ một phần nhỏ hàng thủ công mỹ nghệ.

Đúng là các làng nghề hiện đang gặp khó khăn. Đấy là một chuyện chung, một chuyện bất khả kháng mà mình phải tìm cách để giúp cho những ngừơi đó trong thời gian khó khăn này, để họ có thể nhanh chóng vượt qua những cái khó về việc làm như vậy.”

Đúng là các làng nghề hiện đang gặp khó khăn. Đấy là một chuyện bất khả kháng mà mình phải tìm cách để giúp cho những nguời đó trong thời gian khó khăn này.

TS Nguyễn Quang A

Kế hoạch trợ giúp

Nhã Trân: Thưa Tiến sĩ, sự giúp đỡ này có lẽ không dễ dàng lắm, vì những người này không phải là đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp. Nhà nước có ra một số chương trình để trợ giúp, nhưng tất nhiên những sự giúp đỡ như vậy chỉ có giới hạn mà thôi?

Ts Nguyễn Quang A: Đúng là chưa có bảo hiểm thất nghiệp. Lẽ ra nếu có bảo hiểm thất nghiệp thì những cơ quan bảo hiểm họ chi trả, nhưng bởi vì bây giờ chưa có cái đó, chỉ đang sắp chuẩn bị làm.

Chính phủ có dành ra một số tiền để giúp đỡ cho người ta để kiếm việc làm, giúp đỡ chẳng hạn thậm chí ví dụ như một doanh nghiệp mà chủ không có tiền để trả công nhân, bỏ chạy, thì chính phủ cũng đứng ra để mà giúp. Hoặc là doanh nghiệp thiếu tiền, trong một giai đọan nhất định, thì nhà nước cho họ vay tiền không lấy lãi để doanh nghiệp trả lương cho công nhân.

Nhã Trân: Đó là những biện pháp mà chính phủ Việt Nam đang áp dụng để hỗ trợ những người làm trong khu vực không chính thức. Thế còn ý kiến của ông về cách giúp đỡ cho những lao động này?

Ts Nguyễn Quang A: Kiến nghị của chúng tôi thì khác một chút. Chúng tôi nghĩ rằng việc giúp cho những người nghèo, cho những ngừơi có thu nhập thấp rất là quan trọng, và chính sách kích cầu của nhà nước bây giờ lẽ ra phải dành thêm tiền hơn nữa để cấp cho những người đó, và để tạo ra công ăn việc làm cho họ, để người ta có cái thu nhập.

Việc giúp cho những người nghèo, cho những nguời có thu nhập thấp rất là quan trọng, và chính sách kích cầu của nhà nước bây giờ lẽ ra phải dành thêm tiền hơn nữa để cấp cho những người đó.

TS Nguyễn Quang A

Nhã Trân: Trong hòan cảnh hiện giờ, với tình hình kinh tế khó khăn, tạo thêm hàng triệu việc làm cho trường hợp này có phải là điều thực hiện được, vì chính phủ đã lên kế họach nhằm tạo ra 2 triệu công việc mới trong năm nay cho cả nước nói chung?

Ts Nguyễn Quang A: Thường thì những người này có một số là lao động không có kỹ năng cao. Thế thì họ có thể được chuyển sang những việc khác, ngay như việc sửa đê, làm thủy lợi, trồng rừng, làm đường v.v.. và v.v… Có nghĩa là cơ sở hạ tầng, và có thể dùng, tất nhiên là không thể dùng hết được, nhưng mà kéo được nhiều nhân công tham gia vào đó.

Có thể là không phải là lâu dài nhưng mà là thời vụ, 3, 4 tháng để làm một công việc gì đó, thì vừa tạo được cơ sở hạ tầng lại vừa tạo được công ăn việc làm cho người ta, giúp người ta có được thu nhập. Đấy là một. Cái thứ hai, những biện pháp mà chính phủ đang làm thì nên cố gắng làm cho tốt hơn nữa.

Giải pháp cụ thể?

Nhã Trân: Cụ thể là những giải pháp nào thưa tiến sĩ?

Ts Nguyễn Quang A: Có thể là nên miễn hẳn học phí. Tức là bỏ tiền ra để cho những cơ sở đào tạo có thể đào tạo lại những người này, mình giữ tay nghề cho người ta. Và làm những cái để vừa tăng được năng lực của người lao động trong thời gian tới. Tóm lại là vừa xây dựng lại cơ sở hạ tầng, vừa đào tạo lại cho người ta để tạo công ăn việc làm cho họ d là tạm thời.

Nhã Trân: Nhà nước Việt Nam đã có một số giải pháp trong thời gian vừa qua để tạo những việc làm mới. Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đánh giá thế nào về mức hữu hiệu của giải pháp này?

Ts Nguyễn Quang A: Chính phủ VN tgrong thời gian vừa qua đã có rất nhiều biện pháp để hỗ trợ những người thất nghiệp. Ví dụ như Bộ LĐ TB XH đã tổ chức lại việc đào tạo lại người mà không lấy học phí, rồi họ kiến nghị các doanh nghiệp tổ chức việc để giúp việc ng cần người.

Hiện nay chính phủ Việt Nam đang nghiên cứu và chắc là sẽ ban hành sớm về luật bảo hiểm thất nghiệp.

TS Nguyễn Quang A

Đáng tiếc là ở Việt Nam không có hệ thống đăng ký người thất nghiệp, cho nên chính phủ rất là khó, không thể nắm được số người thất nghiệp, không thể làm theo kiểu của những nước có thống kê, biết chắc chắn là ai thất nghiệp, và người ta có hệ thống bảo hiểm thất nghiệp rõ ràng.

Nhã Trân: Lý do chính phủ Việt Nam không nắm được số ngừơi thật sự làm việc vì có những người làm việc trong những ngành phi chính thức như làng nghề chẳng hạn. Theo Viện Nghiên cứu Phát triển thì có cách nào để nắm đuợc dữ liệu chính xác về số lao động trên cả nước?

Ts Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng phải tạo ra một khuyến khích để người ta đăng ký. Hiện nay chính phủ Việt Nam đang nghiên cứu và chắc là sẽ ban hành sớm về luật bảo hiểm thất nghiệp. Khi có quyền lợi thì chính người lao động ngừơi ta sẽ tự lo đăng ký với các cơ quan đăng ký nếu cần. Lúc đó hy vọng sẽ có được số liệu chính xác hơn.

Nhã Trân: Cám ơn tiến sĩ Nguyễn Quang A về cuộc phỏng vấn hôm nay.