Cuộc sống của các trẻ em bị nhiễm HIV ở Việt Nam

Cùng với việc xuất hiện của căn bệnh AIDS ở Việt Nam hồi đầu những năm 90 của thế kỷ trước, trẻ em Việt Nam giờ đây cũng đã trở thành những nạn nhân của căn bệnh này.

0:00 / 0:00

Gần 20 năm căn bệnh xuất hiện tại đây, cứ mỗi năm lại có gần 1,000 trẻ bị phát hiện nhiễm vi rút của căn bệnh thế kỷ này. Vậy cuộc sống của các em nhỏ bị

2 người dân Sài Gòn ngồi trước tấm poster cổ động chống HIV/AIDS
2 người dân Sài Gòn ngồi trước tấm poster cổ động chống HIV/AIDS. AFP photo (AFP photo)

nhiễm vi rút HIV ở Việt Nam giờ đây ra sao? Việt Hà có bài tìm hiểu sau:

Một đêm biểu diễn trông cũng giống như biết bao đêm biểu diễn của trẻ em khác, cũng đèn ông sao, đèn lồng và bài hát quen thuộc của mỗi đêm Trung Thu mà không biết bao nhiêu trẻ em Việt Nam đã hát. Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở chỗ những em bé đang hát trên sân khấu là những em nhỏ nhiễm HIV thuộc Trung tâm Giáo Dục Lao Động Xã Hội số 2 ở Hà Nội, những em nhỏ có cuộc sống đặc biệt khác hẳn so với các em nhỏ khác không nhiễm HIV.

Hiện ở Việt Nam chưa có một con số thống kê chính xác có bao nhiêu em nhỏ nhiễm HIV, nhưng theo ước tính thì mỗi năm có gần 1,000 em phát hiện nhiễm vi rút này.<br/>

Hiện ở Việt Nam chưa có một con số thống kê chính xác có bao nhiêu em nhỏ nhiễm HIV, nhưng theo ước tính thì mỗi năm có gần 1,000 em phát hiện nhiễm vi rút này. Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An, Phó cục trưởng Bảo Vệ Chăm Sóc Sức Khỏe Trẻ Em thì có đến hơn 49% trẻ nhiễm HIV thuộc các gia đình nghèo và khoảng 2% là rất nghèo.

Cách đây khoảng hơn chục năm, khi căn bệnh AIDS mà người Việt Nam lúc đó thường gọi là SIDA, vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều người, thì những người nhiễm căn bệnh này cũng bị đa số mọi người dị nghị xa lánh. Lúc đó, nhiều em nhỏ không may mang vi rút HIV trong người khi sinh ra cũng không tránh khỏi những số phận bi đát. Đã có rất nhiều trẻ sơ sinh lúc đó bị bỏ rơi trong bệnh viện.

Đảm bảo về pháp luật

Năm 2007, Việt Nam ban hành luật phòng chống HIV AIDS. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế tại Việt Nam thì xét về mặt chính sách, trẻ em có HIV đã có được sự đảm bảo về mặt pháp luật. Ông Scott Damder, chuyên gia về HIV của tổ chức UNICEF ở Việt Nam nhận xét:

“Liên quan đến vấn đề chính sách thì chính phủ Việt Nam đã phê duyệt một kế hoạch hành động cho trẻ em bị ảnh hưởng của HIV AIDS. Điều này có nghĩa là hiện đã có một chương trình hành động mạnh mẽ để đảm bảo cho các em có thể tiếp cận với các hỗ trợ và dịch vụ điều trị quan trọng cũng như ngăn ngừa việc lây lan của HIV sang trẻ em. Ví dụ như việc lây truyền từ mẹ sang con. Đồng thời luật cũng đảm bảo trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV AIDS có các quyền được đến trường và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, nếu nói về mặt pháp luật thì trẻ em Việt Nam đang được đảm bảo tốt.”

Đồng thời luật cũng đảm bảo trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV AIDS có các quyền được đến trường và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, nếu nói về mặt pháp luật thì trẻ em Việt Nam đang được đảm bảo tốt.

Ông Scott Damder

Hơn 2 năm trôi qua kể từ khi luật phòng chống HIV AIDS được thông qua, tình trạng của trẻ em nhiễm HIV ở Việt Nam giờ đây đã có những cải thiện nhất định. Bằng chứng là đã có những trung tâm bảo trợ xã hội được giao nhiệm vụ nhận chăm sóc các em bị bỏ rơi hoặc từ những nơi không có điều kiện y tế tốt để chăm lo sức khỏe cho các em. Trung tâm Giáo Dục Lao Động Xã Hội số 2 của Hà Nội là một trung tâm như vậy. Chị Nguyễn Thị Ngọc Huệ, phó giám đốc trung tâm nói về sự hình thành và hoạt động của cơ sở này như sau:

“Năm 2001 thì trung tâm thấy có một số cháu ở các bệnh viện cứ đưa đến các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi nhưng mà thực tế ở đấy hoặc vào chùa Bồ Đề, thì chùa không có bác sĩ. Trung tâm thấy là trung tâm có đội ngũ đối tượng nhiễm HIV không có con đường về, họ xin ở lại trung tâm. Trung tâm thấy là nguồn đó cũng có thể chăm sóc các con, cùng cảnh ngộ mà. Trung tâm đề nghị với sở và thành phố đón các cháu về nuôi. Hiện bây giờ đối với các cháu thì có 56 cháu nhiễm HIV. Bé nhỏ nhất là 2 đến 3 tháng tuổi, lớn nhất là 14 tuổi. Có 23 mẹ nuôi là những người nhiễm HIV. Kinh phí là nhà nước trợ cấp. Các tổ chức nào biết thì cũng giúp đỡ.Có khoảng 30 đến 40 cháu hiện đang uống thuốc kháng vi rút HIV. Thuốc được miễn phí, thuốc của quỹ Bill Clinton tài trợ.”

Theo chị Huệ thì mỗi cháu được nhà nước hỗ trợ hơn 600,000 đồng một tháng. Nhưng do nhu cầu dinh dưỡng và thuốc men của các em nhỏ bị nhiễm HIV khác hơn so với trẻ không nhiễm, nên thường chi phí trung bình cho mỗi cháu hàng tháng phải hơn 2 triệu đồng. Phần bù đắp kinh phí chủ yếu là do các tổ chức, cá nhân giúp đỡ, và từ hoạt động sản xuất tăng gia của trung tâm.

Hiện bây giờ đối với các cháu thì có 56 cháu nhiễm HIV. Bé nhỏ nhất là 2 đến 3 tháng tuổi, lớn nhất là 14 tuổi. Có 23 mẹ nuôi là những người nhiễm HIV. Kinh phí là nhà nước trợ cấp. Các tổ chức nào biết thì cũng giúp đỡ.Có khoảng 30 đến 40 cháu hiện đang uống thuốc kháng vi rút HIV. Thuốc được miễn phí, thuốc của quỹ Bill Clinton tài trợ

Chị Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Thực tế còn kỳ thị

Mặc dù theo luật quy định, trẻ nhiễm HIV được tôn trọng và đối xử công bằng như các trẻ em bình thường khác, thế nhưng trên thực tế thì lại không phải vậy. Ông Scott Damder cho biết:

“Theo tôi một trong các vấn đề quan trọng nhất là sự kỳ thị đối với trẻ em có HIV mặc dù đã có một chương trình rất mạnh và luật pháp cũng như chương trình hành động của quốc tế. Vẫn còn sự kỳ thị rộng ở cả thành phố lẫn nông thôn. Và cộng đồng còn thiếu sự hiểu biết ví dụ như họ chưa hiểu làm thế nào mà HIV bị lây truyền, hoặc sự thiếu tự tin trong các giáo viên và những người có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe khác để giải quyết các vấn đề khi có sự kỳ thị.”

Báo chí Việt Nam hồi đầu năm học đã rộ lên trường hợp 15 em nhỏ ở cô nhi viện Mai Hòa không được nhận vào trường An Nhơn Đông ở thành phố Hồ Chí Minh do các phụ huynh ở đây không muốn các em học chung với con em của họ. Nhưng đây không chỉ là trường hợp đầu tiên và cũng không phải là trường hợp duy nhất từ trước đến nay khi các em nhỏ nhiễm HIV bị tước đoạt quyền được học và hòa nhập với cộng đồng. Từ nhiều năm nay Trung tâm Giáo Dục Lao Động Xã Hội số 2 cũng đã cố gắng để đưa các em ra học ở trường tiểu học địa phương ở xã Yên Bài, huyện Ba Vì, nhưng luôn gặp phải sự chống đối của các phụ huynh khác. Chị Huệ cho biết thêm:

Theo tôi một trong các vấn đề quan trọng nhất là sự kỳ thị đối với trẻ em có HIV mặc dù đã có một chương trình rất mạnh và luật pháp cũng như chương trình hành động của quốc tế. Vẫn còn sự kỳ thị rộng ở cả thành phố lẫn nông thôn. Và cộng đồng còn thiếu sự hiểu biết ví dụ như họ chưa hiểu làm thế nào mà HIV bị lây truyền

Ông Scott Damder

“Chưa được ra ngoài trường. Nhà trường vẫn cử giáo viên vào dạy. Khó khăn là dân họ phản đối không cho con mình học. Nhìn chung cũng thuyết phục nhưng không được. Họ nói là con họ còn bé nhỡ xảy ra vấn đề lây nhiễm thì thế nào. Nhà trường rồi chính quyền địa phương, cả phường nữa vẫn chưa thuyết phục được.”

Chị Nguyễn Thị Hằng, một phụ huynh học sinh ở Hà Nội nói về quan điểm của mình đối với việc cho các em nhỏ nhiễm HIV học chung trường với các em nhỏ khác thế này:

“Có lẽ cũng nên phải cảnh giác vì trẻ con thì nó cũng không biết. Em chỉ bảo là tránh tiếp xúc với bạn ấy nhiều. Nói chung cũng khó giải thích với nó nên em chỉ nói với nó là tránh tiếp xúc với bạn đó thôi.”

Trở lại với Trung tâm Giáo Dục Lao Động Xã Hội số 2, cho đến giờ các em vẫn chưa được đến trường mà vẫn học tại trung tâm hàng ngày. Theo chị Huệ thì tất cả các em mới chỉ học cấp 1. Giờ đây khi việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhiễm HIV đã tốt hơn, các em nhỏ mang trong mình mầm bệnh có thể sống lâu hơn. Một niềm vui cho những người chăm sóc các em ở trung tâm. Nhưng cùng lúc đó, họ lại có một lo lắng khác, đó là không biết làm thế nào có đủ giáo viên vào trung tâm để dạy khi các em lên cấp 2 cấp 3, và xa hơn nữa là làm thế nào để các em hòa nhập vào xã hội khi đã trưởng thành.