Trong luật di sản văn hóa sửa đổi vừa được quốc hội thông qua năm nay, cũng có phần đề cập đến các nghệ nhân. Nhà nước

thừa nhận những đóng góp to lớn của họ đối với đời sống văn hóa, xã hội và kinh tế của đất nước. Trong thực tế, việc phong tặng nghệ nhân và chế độ đãi ngộ dành cho họ ra sao?
Nghệ nhân văn hóa phi vật thể và nghệ nhân mỹ nghệ
Luật di sản văn hóa của Việt Nam ghi rõ nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ, và có công bảo vệ, phổ biến, truyền dạy di sản văn hóa. Nhưng trong thực tế việc phong tặng danh hiệu nghệ nhân cũng như các chế độ đãi ngộ dành cho họ lại cho thấy nhiều vấn đề.
Luật di sản văn hóa của Việt Nam ghi rõ nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ, và có công bảo vệ, phổ biến, truyền dạy di sản văn hóa.
Theo tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, phó cục trưởng cục di sản văn hóa, bộ văn hóa thể thao và du lịch, việc xét duyệt danh hiệu nghệ nhân có một số tiêu chí cơ bản. Một là phải có tài năng xuất sắc, thể hiện ở kiến thức mà nghệ nhân nắm giữ, như các bài bản hay trình độ kỹ thuật mà họ thể hiện. Hai là, phải có vai trò xứng đáng với cộng đồng, tức là họ phải có tài năng, nhưng phải có sự cống hiến, tham gia vào đới sống văn hóa cộng đồng.
Ở Việt Nam, có hai loại nghệ nhân. Một là các nghệ nhân trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. Hai là các nghệ nhân dân gian trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể.
Đối với các nghệ nhân trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, hay còn gọi là các nghệ nhân làng nghề thì danh hiệu nghệ nhân hoặc là do tự phong , hoặc là qua các cuộc thi do địa phương tổ chức. Anh Tô Thanh Sơn, một nghệ nhân gốm sứ ở làng Bát tràng kể về quy chế thi để được phong tặng danh hiệu này như sau:
Tô Thanh Sơn: phải qua thi trước hiệp hội gốm sứ, trước dân làng, giống như hội thi ở các làng khác như vật trâu, phải có các ban ngành quay phim chụp ảnh. Thành phố họ về, rồi các trường mỹ thuật, rồi các người trong ban nghệ nhân, các chú các anh là những người có uy tín trong các giới về chấm, quay phim, bình luận. Phải được thành phố công nhận, do đồng chí Chủ tịch, PHó Chủ tịch ký đấy là nghệ nhân.
Ở Việt Nam, có hai loại nghệ nhân. Một là các nghệ nhân trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. Hai là các nghệ nhân dân gian trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể.
Theo anh Sơn cho biết thì các cuộc thi như vậy mới được làm thí điểm tại Hà nội vào năm 2003 và cứ định kỳ 2 năm 1 lần. Còn những nghệ nhân làng nghề từ trước năm 2003 thì là do các làng xã hoặc ban ngành nào đó tự phong cho nhau.
Anh Sơn cũng cho biết những cuộc thi để phong tặng danh hiệu như vậy mới chỉ làm thí điểm lần đầu tại Hà nội và vẫn chưa được tổ chức lại kể từ lần cuối vào năm 2006.
Việc phong tặng danh hiệu nghệ nhân ở Việt Nam nhiều khi trùng lắp. Theo giáo sư Tô Ngọc Thanh, chủ tịch hội văn nghệ dân gian Việt nam thì sau khi hội khởi xướng việc phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian vào năm 2003 thì những đơn vị khác cũng đồng loạt bung ra các ‘nghệ nhân’.
Ví dụ liên minh các hợp tác xã Việt nam thì tổ chức trao tặng danh hiệu nghệ nhân bàn tay vàng. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thì ban tặng Nghệ nhân Hà nội. Rồi Bộ Văn hóa thể thao và du lịch thì có quy chế phong tặng nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú trong ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống.
<i>Nhưng mà bây giờ nghệ nhân nhân dân thì có được bảo hiểm y tế không, hàng thánh có được hưởng phụ cấp không, rồi họ được tôn vinh trong cộng đồng thế nào. Những chuyện như thế không cụ thể gì hết.</i>
<i>GS </i>Tô Ngọc Thanh
Nhiều loại hình văn hóa và nghề truyền thống bị mai một
Thế nhưng việc phong tặng danh hiệu cao quý không đi cùng với việc được đãi ngộ tương ứng. Giáo sư Tô Ngọc Thanh giải thích:
Tô Ngọc Thanh: chúng ta cần phải cụ thể hóa, tức là định lượng hóa, các chủ trương. Ví dụ nhà nước đã có danh hiệu nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú, thế thì sử dụng hai cái danh hiệu như là nghệ sĩ, nhà giáo, và thầy thuốc là tốt rồi, nhưng mà bây giờ nghệ nhân nhân dân thì có được bảo hiểm y tế không, hàng thánh có được hưởng phụ cấp không, rồi họ được tôn vinh trong cộng đồng thế nào. Những chuyện như thế không cụ thể gì hết.
Nghệ nhân Tô Thanh Sơn ở làng Bát tràng cho biết về những đãi ngộ mà một nghệ nhân như anh được hưởng như sau:
Tô Thanh Sơn: Hiện nay tôi là hội viên hội nghệ nhân thành phố Hà Nội, thì cũng được nhà nước đãi ngộ là trong những lần triển lãm thì được giảm giá, hỗ trợ tiền vận chuyển để đi xa triển lãm.
Thứ hai là hàng năm thì cũng có dịp đi thăm các làng nghề, học tập giao lưu với các làng nghề khác khoảng 2 hay 3 ngày. Hiện nay thì chẳng có gì ngoài mấy điều đó cả. Không có lương, bảo hiểm không.
Việc thiếu chế độ đãi ngộ xứng đáng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều loại hình văn hóa truyền thống, nghề truyền thống bị mai một.
Việc thiếu chế độ đãi ngộ xứng đáng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều loại hình văn hóa truyền thống, nghề truyền thống bị mai một.
Nhiều nghệ nhân không thể sống với nghề của mình. Đã có những nghệ nhân nhã nhạc cung đình Huế được Unesco tôn vinh phải chơi nhạc đám ma, đám hội để kiếm sống.
Còn thế hệ trẻ thì không muốn theo học nghề của cha ông vì sợ không kiếm sống được. Có những bộ môn văn hóa truyền thống như hát xoan, hát xẩm, vân vân không kiếm được học trò theo học.
Một số loại hình nghệ thuật truyền thống còn bị biến dạng do không có được sự đào tạo truyền nghề đúng cách từ các nghệ nhân thực sự. Còn ở các làng nghề truyền thống thì những người trẻ tuổi bỏ làng ra đi, và không muốn tiếp tục ở lại làng để học nghề, nối nghiệp của cha ông mình.
Nhiều nghệ nhân không thể sống với nghề của mình. Đã có những nghệ nhân nhã nhạc cung đình Huế được Unesco tôn vinh phải chơi nhạc đám ma, đám hội để kiếm sống.
Hồi giữa năm nay, quốc hội Việt Nam đã thông qua luật di sản văn hóa sửa đổi, trong đó Việt Nam đã công nhận danh hiệu nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú cho cả lĩnh vực văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, cho đến giờ, chế độ đãi ngộ dành cho họ vẫn chưa tương ứng.
Trong khi đó nói như giáo sư Tô Ngọc Thanh, chủ tịch hội văn nghệ dân gian thì các giá trị quý giá của văn hóa truyền thống Việt Nam đang nằm ở bờ vực mai một do các nghệ nhân ngày càng cao tuổi và qua đời dần dần. Có một số thể loại sẽ một đi không trở lại.