Thanh Quang tìm hiểu vấn đề này qua Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (Boat People SOS), trụ sở tại Virginia (Hoa Kỳ), hiện đang cứu giúp số người tị nạn đó.
Người Thượng Tây-Nguyên lánh nạn tại Thái Lan
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Boat People SOS, trước tiên cho biết về tình cảnh của số người Thượng tại Thái Lan như sau:
TS Nguyễn Đình Thắng : Hiện nay số người Thượng đang lánh nạn tại Thái Lan khoảng trên 50 người. Họ sống lẩn lút bởi vì ở bên Thái Lan, cảnh sát Thái Lan có thể bắt họ bất kỳ lúc nào, giam họ lại và trục xuất họ về Việt Nam, thành ra họ rất lo sợ. Họ không thể làm ăn kiếm sống được.
Hiện nay số người Thượng đang lánh nạn tại Thái Lan khoảng trên 50 người. Họ sống lẩn lút bởi vì ở bên Thái Lan, cảnh sát Thái Lan có thể bắt họ bất kỳ lúc nào, giam họ lại và trục xuất họ về Việt Nam, thành ra họ rất lo sợ. Họ không thể làm ăn kiếm sống được
Trước đây, cho tới ngày chúng tôi can thiệp gần đây, tất cả đồng bào dân tộc ở Tây-Nguyên này không hề được Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ở Thái Lan cho phép họ ghi danh để xin tị nạn. Hễ họ mà trình diện ở tại Văn Phòng UNHCR thì lập tức họ bị đuổi về.
Nhân viên UNHCR tuyên bố rằng không còn chương trình tị nạn cho người Thượng nữa. Thực sự ra điều ấy hoàn toàn sai và vi phạm luật tị nạn quốc tế.
Khi chúng tôi ở Thái Lan vào cuối tháng 6, chúng tôi đã tiếp xúc với vị đại diện của UNHCR thì ông ta xác nhận rằng điều ấy không đúng. Và rất là may mắn, do ông ta đã chỉ định thành ra nhân viên dã chấp nhận đơn xin tị nạn và cấp giấy xác nhận đây là những người được nằm dưới sự bảo vệ của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ.
Và theo chúng tôi được biết, tất cả những người Thượng đã trốn sang Thái Lan để lánh nạn trong thời gian gần đây mà từ trước tới giờ không được ghi danh với UNHCR thì hiện nay đều đã được ghi danh, kể cả 10 người ở trong nhà tù Swan Flu là nhà tù của Sở Di Trú Thái Lan, từ năm 2008 đến giờ hoàn toàn không được ghi danh, nhưng mà sau lời yêu cầu của chúng tôi thì UNHCR đã cử một nhân viên vào tận trong trại tù để ghi danh cho họ. Và hiện nay đã có liên tục một số đồng bào người Thượng được gọi vào để phỏng vấn về tư cách tị nạn của họ.
Và theo chúng tôi được biết, tất cả những người Thượng đã trốn sang Thái Lan để lánh nạn trong thời gian gần đây mà từ trước tới giờ không được ghi danh với UNHCR thì hiện nay đều đã được ghi danh, kể cả 10 người ở trong nhà tù Swan Flu là nhà tù của Sở Di Trú Thái Lan<br/>
Thanh Quang : Thưa Tiến Sĩ, chúng tôi được biết số người vừa nói là những người mới ra đi, thế tại sao họ rời bỏ Việt Nam ?
TS Nguyễn Đình Thắng : Thưa vâng, từ đầu năm 2007 chính phủ Việt Nam đã gia tăng các biện pháp khống chế người dân vì lý do chính trị, vì lý do tôn giáo, hoặc là về vấn đề tranh chấp đất đai, người Thượng tức là đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây-Nguyên đã là một trọng tâm đàn áp của chính quyền địa phương, vì nhiều lý do lắm, nhất là vì họ là những người dân tộc thiểu số, thứ hai là họ theo Thiên Chúa Giáo, có những người theo đạo Tin Lành, có những người theo đạo Công Giáo.
Không những vậy, họ lại còn là những người trước đây có cha mẹ ông bà cô chú có thể đã hợp tác với chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, một số người có anh chị em lại tham gia phong trào FULRO chẳng hạn.
Thành ra có nhiều yếu tố làm cho họ trở thành nạn nhân của sự đàn áp trong thời gian gần đây, và do đó họ đã phải bỏ chạy khỏi Việt Nam và đến Cam Bốt lại không được an toàn bởi vì ở bên Cam Bốt, cảnh sát Cam Bốt thường hay phối hợp với công an Việt Nam để bắt bớ và dẫn độ những người lánh nạn, kể cả người Thượng và người Khmer Krom, và những người thuộc các đảng phái chính trị hoặc các tổ chức tranh đấu cho dân chủ. Do đó, những đồng bào mới lánh nạn gần đây phải chạy một mạch từ Việt Nam sang thẳng bên Thái Lan.
Họ đã phải bỏ chạy khỏi Việt Nam và đến Cam Bốt lại không được an toàn bởi vì ở bên Cam Bốt, cảnh sát Cam Bốt thường hay phối hợp với công an Việt Nam để bắt bớ và dẫn độ những người lánh nạn, kể cả người Thượng và người Khmer Krom<br/>
Không biết cách khai để được hưởng quy chế
Thanh Quang : Thưa Tiến Sĩ, số người Thượng tị nạn này hiện cần được giúp đỡ cấp bách như thế nào? Trước hết, yêu cầu giúp đỡ về pháp lý thì ra sao?
TS Nguyễn Đình Thắng : Chúng tôi có phỏng vấn khá nhiều đồng bào người Thượng cũng như đồng bào người Khmer Krom, một điều chúng tôi nhận thấy là họ không biết cách khai theo đúng yêu cầu của luật tị nạn quốc tế, chẳng hạn chúng tôi có phỏng vấn một số người mà chồng của họ bị đánh đến chết trong các cuộc tra khảo, nhưng khi khai nháp theo yêu cầu của chúng tôi trước khi họ vào gặp UNHCR thì họ đã không hề nói đến chuyện đó.
Thành ra nhiều khi họ không biết chuyện gì là chuyện quan trọng, chuyện gì là chuyện không quan trọng, do đó nhu cầu được hướng dẫn bởi các luật sư rất rành rẽ về luật tị nạn quốc tế là điều tối quan trọng, bởi một khi một người đã bị từ chối quyền tị nạn ở bước đầu rồi thì ở tại bước kháng cáo việc khai lại là rất khó khăn, vì người cứu xét đơn thường nghi rằng có lẽ người này sửa lời khai để cho phù hợp hơn với hy vọng là được xếp vào người tị nạn.
Nhiều khi họ không biết chuyện gì là chuyện quan trọng, chuyện gì là chuyện không quan trọng, do đó nhu cầu được hướng dẫn bởi các luật sư rất rành rẽ về luật tị nạn quốc tế là điều tối quan trọng, bởi một khi một người đã bị từ chối quyền tị nạn ở bước đầu rồi thì ở tại bước kháng cáo việc khai lại là rất khó khăn,
Thành ra ngay trước bước đầu là bước quan trọng nhất, trượt bước đầu rồi qua bước hai khó khăn vô cùng. Trong thời gian vừa qua chính cá nhân chúng tôi cũng đã sang Thái Lan, cũng như cử luật sư sang Thái Lan làm việc ngắn hạn, và hiện nay chúng tôi đang hợp tác với một tổ chức của của Hoa Kỳ có luật sư đang làm việc ở Thái Lan, cung cấp cho họ thông dịch viên để giúp đồng bào chúng ta.
Tuy nhiên, số lượng người hiện nay đang cần được giúp đỡ và họ đang chờ được phỏng vấn rất là cao, một vài luật sư không đủ. Tôi đang tìm những cách thức để làm sao gửi thêm một số luật sư nữa, hoặc là tài trợ cho một số luật sư để hoạt động thường trực dài hạn ở Thái Lan. Đó là về vấn đề pháp lý.
Can thiệp không để Thái Lan trục xuất
Ngoài ra, vấn đề bảo vệ cho những người này không bị cảnh sát Thái Lan bắt và dẫn độ là điều hết sức quan trọng. Chúng tôi đã làm việc với Toà Đại Sứ Hoa Kỳ, làm việc với Bộ Ngoại Giáo Hoa Kỳ , làm việc với Văn Phòng UNHCR tại Thái Lan, cùng như làm việc với Quốc Hội Hoa Kỳ để yêu cầu chính phủ Thái Lan ngưng ngay tất cả các biện pháp bắt bớ người đang xin lánh nạn và trục xuất, có khi trục xuất về Việt Nam hoặc về Cam Bốt.
Cuối tháng 6 vừa qua cảnh sát Thái Lan đã bố ráp và bắt trên 60 người Khmer Krom và trong số đó họ đã trục xuất trên 50 người qua biên giới với Cam Bốt. Hiện nay một số còn kẹt bên đó, một số đã trở lại Thái Lan, và rất may mắn là có một số thành phần bị hết sức nguy hiểm thì Cao Uỷ LHQ đã lập tức nhận họ là người tị nạn và chuẩn bị đưa họ đi định cư ở một quốc gia khác.
Chúng tôi đã làm việc với Toà Đại Sứ Hoa Kỳ, làm việc với Bộ Ngoại Giáo Hoa Kỳ , làm việc với Văn Phòng UNHCR tại Thái Lan, cùng như làm việc với Quốc Hội Hoa Kỳ để yêu cầu chính phủ Thái Lan ngưng ngay tất cả các biện pháp bắt bớ người đang xin lánh nạn và trục xuất, có khi trục xuất về Việt Nam hoặc về Cam Bốt.<br/>
Điều vận động về chính sách để bảo vệ những người sang lánh nạn, chờ UNHCR cứu xét đơn tị nạn của họ để không bị dẫn độ, bị bắt bớ hoặc bị bỏ tù bởi cảnh sát Thái Lan, là điều hết sức quan trọng. Hiện nay, ngay tại lúc này, một phái đoàn của Bộ Ngoại Giáo Hoa Kỳ thuộc Văn Phòng Đặc Trách Vấn Đề Tị Nạn đang có mặt ở Bangkok để theo dõi và bàn thảo về vấn đề này với chính phủ Thái Lan cũng như Đại Sứ Hoa Kỳ và UNHCR.
Thanh Quang : Thưa Tiến Sĩ, còn đời sống của họ thì sao? Hiện có ai giúp đỡ họ hay không ?
TS Nguyễn Đình Thắng : Dạ vâng. Trong thời gian họ chưa được nộp đơn cho Cao Uỷ Tị Nạn LHQ hoặc là sau khi đã bị UNHCR từ chối tư cách tị nạn, thường thường là một cách oan ức, thì những người này hoàn toàn không được nhận bất kỳ một trợ giúp nào cả, bởi vì họ bị xem như một người không được quốc tế bảo vệ hoặc được thừa nhận.
Ngay cả những hội đoàn từ thiện cũng không được quyền giúp đỡ họ, trừ khi giúp một cách lén lút nhưng ít khi xảy ra trường hợp như vậy lắm, thành ra họ sống một cách rất khó khăn.
Đối với những người đang trong tiến trình để cứu xét đơn xin tị nạn thì họ được trợ giúp qua ngân sách của UNHCR hoặc là qua ngân sách của một số tổ chức giúp đỡ người tị nạn, nhưng phần giúp đỡ đó rất là nhỏ giọt, họ không đủ sống, rồi lại phải có những giấy tờ này kia để trình cho UNHCR trong tiến trình phỏng vấn thì họ hoàn toàn thiếu thốn.
Thành ra trong thời gian vừa qua chúng tôi cũng đã gây quỹ để gửi về bên Thái Lan một số ngân khoản khá nhiều để giúp đỡ đồng bào thời gian chờ kết quả của vấn đề thanh lọc hay nói đúng hơn là phỏng vấn về tư cách tị nạn bởi UNHCR.