Án tử hình và ma túy

Mỗi năm hàng trăm can phạm có liên hệ đến buôn bán và sử dụng ma tuý bị hành quyết, con số này có thể lên tới trên một ngàn, nếu kể luôn cả các quốc gia xử tử hình những đối tượng vừa kể, mà không công bố số liệu tử tội đã bị đưa ra pháp trường đền tội.

0:00 / 0:00

Chi tiết này được International Harm Reduction Association, một hiệp hội đấu tranh cho nhân quyền, có trụ sở tại Vienna, Áo Quốc, phổ biến mới đây.

Nên hay không nên duy trì án tử hình

Theo Hiệp hội quốc tế đấu tranh cho nhân quyền International Harm Reduction Association thì trong vòng 30 năm nay, số quốc gia còn thi hành án tử hình đã giảm một cách đáng kể, nhưng ngược lại số nước kêu án tử hình, đối với các phạm nhân can dự đến ma tuý, có chiều hướng gia tăng.
Trong số 32 quốc gia áp dụng án tử hình đối với những người sản xuất, vận chuyển, buôn bán, sử dụng ma tuý có một số nước vẫn tiếp tục hành quyết các can phạm dính líu đến ma tuý, như Trung Quốc, Iran, Ả Rập Xê Út, Singapore, Malaysia và Việt Nam.

Quyết định xử tử hình các can phạm liên hệ đến ma tuý là mối quan tâm hàng đầu và mục tiêu tranh đấu thường xuyên của công luận quốc tế về vấn đề bảo vệ quyền làm người. Án tử hình đối với những người buôn bán ma tuý là một hành động vi phạm trầm trọng quyền con người<br/>

Vẫn theo International Harm Reduction Association thì quyết định xử tử hình các can phạm liên hệ đến ma tuý là mối quan tâm hàng đầu và mục tiêu tranh đấu thường xuyên của công luận quốc tế về vấn đề bảo vệ quyền làm người. Án tử hình đối với những người buôn bán ma tuý là một hành động vi phạm trầm trọng quyền con người, một biện pháp không nhân đạo , thiếu xây dựng đối với những người lầm lỗi, vì kết liễu cuộc đời, cướp đi mạng sống là không bao giờ giúp họ hoàn lương, hướng thiện được.
Lên tiếng với đài chúng tôi, mục sư Ngô Hoài Nở, một nhân vật bất đồng chính kiến, trước đây thuộc hội thánh Tin Lành phường An Khánh, quận 2, Saigon, nay định cư tại Hoa Kỳ

Trung Quốc: Năm người trong phiên tòa bị kết án tử hình vì tội buôn ma túy
Trung Quốc: Năm người trong phiên tòa bị kết án tử hình vì tội buôn ma túy (năm 2007).AFP photo (AFP photo)

mong rằng án tử hình dành cho những người có liên can đến ma túy sẽ sớm được nhà nước Việt Nam bãi bỏ:

Đôi khi phải xem xét tình huống, hoàn cảnh của họ, nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội đó. Nếu xử tử hình về ma tuý thì tôi nghĩ có nhiều tội khác cũng phải xử tử hình, như ở trong nước là tội tham nhũng hay diệt chủng có nguy hại đến dân tộc hay đất nước

Mục sư Ngô Hoài Nở

"Đứng ở một góc độ nào đó, đối với một số tội, đôi khi người ta không thể nào thay đổi được án tử hình, vì quá nguy hiểm cho xã hội, cho quốc gia, thì tôi không có ý kiến trong vấn đề đó. Riêng về phần buôn bán ma tuý, mà đưa ra án tử hình thì quá khắt khe, đối với người phạm tội. Đôi khi phải xem xét tình huống, hoàn cảnh của họ, nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội đó. Nếu xử tử hình về ma tuý thì tôi nghĩ có nhiều tội khác cũng phải xử tử hình, như ở trong nước là tội tham nhũng hay diệt chủng có nguy hại đến dân tộc hay đất nước."
Dịp này, mục sư Ngô Hoài Nở cũng nói lên những điều ông mong muốn:
"Là một nhà lãnh đạo tinh thần thì quan điểm của tôi là con người có những giây phút lầm lỗi, nhưng cũng có lúc ăn năn, hối cải, có lúc sa ngã, có khi họ quay trở lại. Nếu Việt Nam hay một số nước trên thế giới còn giữ án tử hình đối với tội phạm ma tuý, thì nên thay đổi. Mình phải cho người ta cơ hội ăn năn, thống hối, quay trở lại, thay đổi cuộc sống có ích lợi hơn trong xã hội, thay vì giết chết họ, thì cho họ sống để đoái công chuộc tội, quay về với cái thiện, sống một cuộc đời tốt hơn"

Con người có những giây phút lầm lỗi, nhưng cũng có lúc ăn năn, hối cải, có lúc sa ngã, có khi họ quay trở lại. Nếu Việt Nam hay một số nước trên thế giới còn giữ án tử hình đối với tội phạm ma tuý, thì nên thay đổi. Mình phải cho người ta cơ hội ăn năn, thống hối, quay trở lại

Mục sư Ngô Hoài Nở

Bài tóan khó có lời giải

Kế đó, một nhân chứng từng bị giam cầm với các can phạm khác, trong đó có các tù nhân liên can đến ma tuý, cô Thanh Kim, một dân oan bị cầm tù vì đã tham gia đoàn khiếu kiện từ miền Nam ra ngoài Hà Nội biểu tình, kể lại những điều từng chứng kiến trong cảnh tù tội:
"Tôi từng ở tù ra, dưới chế độ cộng sản Việt Nam, thì được biết trước đây, dù có mua bán ma tuý chỉ một trăm gram thôi thì cũng bị tử hình ngay. Bây giờ tội phạm ma tuý ở Việt Nam ngày càng gia tăng, họ buôn tới hàng xe, số lượng lớn, dùng xe 12 hay 15 chỗ ngồi.

Cái án tử hình dành cho tội về ma tuý nay được quốc hội đổi thành chung thân, dù buôn bán khối lượng rất lớn. Cái điều cần phải nói và đáng lên án là vì tôi cũng ở tù ra, nên tôi nhìn thấy, phần đông tù nhân miền Bắc thì 98% là án về ma tuý, 2% là án khác, án kinh tế. Đa số bị án ma tuý là thành phần ăn chơi, sa đoạ, họ vướng vào căn bệnh thế kỷ như

Cảnh sát Miến Điện đang thiêu hủy 148 triệu đôla ma túy
Cảnh sát Miến Điện đang thiêu hủy 148 triệu đôla ma túy tịch thu được năm 2006. AFP photo (AFP photo)

SIDA, không thể nói là khi vào tù họ sẽ bỏ được thói hư tật xấu, mà còn có thể tái diễn, quá chừng, sẽ còn nguy hiểm hơn, vì sao?

Phần đông tù nhân miền Bắc thì 98% là án về ma tuý, 2% là án khác, án kinh tế. Đa số bị án ma tuý là thành phần ăn chơi, sa đoạ, họ vướng vào căn bệnh thế kỷ như SIDA, không thể nói là khi vào tù họ sẽ bỏ được thói hư tật xấu, mà còn có thể tái diễn, quá chừng, sẽ còn nguy hiểm hơn

Cô Thanh Kim

Bởi vì những quan chức coi tù, những người cai ngục thường dùng những người làm ăng ten cho họ, là tay chân, người đáng tin cậy của họ, hoặc trực tiếp bán thuốc gây nghiện, kiếm lợi nhuận rất cao, cho nên dưới chế độ cộng sản thì không thể nào tiêu diệt được triệt để nạn ma tuý."
Là một người từng bị giam nhốt trong ngục tù, cô Thanh Kim bày tỏ những gì mình ước mơ:
"Nếu có một xã hội tốt, một chế độ tốt thì có thể cảm hoá con người ta, từ người xấu trở thành người tốt, người có ích cho xã hội, nhưng cạnh đó cũng có những người tiếp tay với tội ác, đó là quan chức, cán bộ, kẻ mua người bán ma tuý đều cần có nhu cầu, nên viên chức cũng không thấy cần thiết phải cảm hoá giúp người xấu thành người tốt. Điều mong muốn của tôi là ở Việt Nam không còn án tử hình nửa, đất nước phải tiến bộ như trào lưu văn minh của thế giới loài người."
Giới truyền thông cho biết, hiện nay, Trung Quốc vẫn luôn giữ bí mật tuyệt đối về số tử tội bị hành quyết mỗi năm, theo các tổ chức nhân quyền quốc tế thì tổng số người bị xử tử hình bên Hoa Lục có thể lên tới vài ngàn người, tức là bằng tất cả số tử tội trên toàn thế giới cộng lại, chuyện bán bộ phận lấy từ thi hài các tử tội vừa bị xử bắn, cũng thường được báo đài nói tới. Các can phạm lãnh án tử hình về tội buôn bán ma tuý hiện chiếm một phần lớn trong số những người bị hành quyết tại Trung Quốc.
Iran cũng là một trong những nước đứng đầu danh sách trong số các quốc gia xử tử hình can phạm liên hệ đến ma tuý. Năm ngoái, Iran đã hành quyết 172 tử tội thuộc các đường giây buôn bán ma tuý, thành phần này đã bị đưa ra xét xử trước toà án cách mạng, dành cho những trọng tội, nói chung là chống chánh quyền Teheran.
Tại Việt Nam, một số vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, luật gia, đại biểu quốc hội, giới ngoại giao và truyền thông thì hy vọng rồi đây Việt Nam sẽ bãi bỏ bản án tử hình như rất nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện từ hàng trăm năm nay.

Theo dòng thời sự: