Diễn đàn thảo luận trên mạng Internet tại Việt Nam (II)

Việt Long, phóng viên đài RFA

Trong buổi phát thanh trước, chúng tôi đã chuyển đến quý vị phần đầu cuộc trao đổi giữa Việt-Long với bạn trẻ Lê Phương về một số đề tài thảo luận đáng chú ý trên các forum, tức diễn đàn điện tử, trong thời gian gần đây giữa các học sinh, sinh viên trong nước với nhau, cũng như thái độ của chính quyền đối với hoạt động đó của giới trẻ.

0:00 / 0:00
InternetCafe200.jpg
Một quán cà phê internet tại Hà Nội. AFP PHOTO/HOANG DINH Nam

Trong phần hai này, Lê Phương đề cập đến những trang web hải ngoại, cùng với cảm nhận của bạn về một số trang web này. Câu hỏi từ kỳ trước chưa được trả lời là:

Đơn vị chống tội phạm mạng

Việt Long: Nhà nước Việt Nam đã đầu tư rất nhiều tiền để lập ra những đơn vị chống tội phạm trên mạng Internet. Tại sao lại vẫn cứ để cho các trang web sex, web đen đó tồn tại. Vậy thì thực ra các đơn vị chống tội phạm mạng mà công an lập ra là để làm gì?

Lê Phương: Thực tế như ai cũng thấy thì cho đến nay mới có khoảng vài vụ gì đó, có lẽ là hai vụ, là công an họ tìm và bắt những người lập web sex ở Việt Nam thôi.

Mà ở Việt Nam hiện nay hacker nó cũng phá hoại ghê lắm, nhưng hình như chưa có đứa nào bị bắt cả. Như đầu năm cái vụ diedantinhoc.com bị đánh cắp tên miền rôi rao bán với giá 9 ngàn euro trên mạng đấy, vụ này xôn xao nhưng có tìm ra được đâu. Ai cũng thấy đối tượng bị bắt chủ yếu là những người dùng Internet để phát tán tài liệu thôi.

Việt Long: Như trường hợp các anh Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn hay là Nguyễn Vũ Bình phải không? Có phải ý Lê Phương muốn nói là thực chất nhiệm vụ của cái đơn vị chống tội phạm mạng mà chính quyền lập ra là để chuyên theo dõi và lùng bắt những người trong nước nào mà sử dụng Internet để trao đổi ý kiến hay là phát tán tài liệu đòi hỏi tự do, dân chủ?

Mà ở Việt Nam hiện nay hacker nó cũng phá hoại ghê lắm, nhưng hình như chưa có đứa nào bị bắt cả. Như đầu năm cái vụ diedantinhoc.com bị đánh cắp tên miền rôi rao bán với giá 9 ngàn euro trên mạng đấy, vụ này xôn xao nhưng có tìm ra được đâu. Ai cũng thấy đối tượng bị bắt chủ yếu là những người dùng Internet để phát tán tài liệu thôi.

Lê Phương: ....

Tác động đến người dân

Việt Long: Thế thì cái việc bắt bớ những người phát tán tài liệu dân chủ, nhân quyền trên mạng như vậy nó có làm nản những ý định tìm hiểu và chia sẻ thông tin giữa những người quan tâm với nhau hay không?

Lê Phương: Tất nhiên cũng có ảnh hưởng chứ. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy mọi người cũng buộc phải khéo léo, cẩn trọng hơn. Ngay cả cái việc chia sẻ thông tin với nhau cũng kín đáo hơn, thường thì là trong nội bộ thân hữu thôi.

Việt Long: Trong cái bối cảnh chính quyền siết chặt việc theo dõi và kiểm soát các hoạt động truy cập, sử dụng Internet như vậy thì số lượng những người tìm hiểu thông tin về dân chủ, nhân quyền có thay đổi gì không?

Lê Phương: Mặc dù là người ta có e ngại, nhưng cũng vẫn nhiều. Bởi vì người dân trong nước mình họ ngày càng khao khát và muốn tìm hiểu thông tin đa chiều hơn.

Tất nhiên cũng có ảnh hưởng chứ. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy mọi người cũng buộc phải khéo léo, cẩn trọng hơn. Ngay cả cái việc chia sẻ thông tin với nhau cũng kín đáo hơn, thường thì là trong nội bộ thân hữu thôi.

Những trang web phổ biến

Việt Long: Thế thì theo bạn, họ hay truy cập vào những trang web nào?

Lê Phương: Tất nhiên là nhiều trang web, nhiều diễn đàn lắm, nhiều vô kể. Được cái là những cái trang web hải ngoại thì trong nước họ tận tình chăm sóc lắm. Hễ cứ trang nào mà nhạy cảm một chút là bị đặt tường lửa ngay. Không rõ những người khác thì sao, nhưng bản thân em thì rất là thích cái trang www.thongluan.org

Việt Long: Có phải ý bạn muốn nói đến trang thongluan.org của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên phải không.

Lê Phương: Dạ vâng. Thật ra thì nếu được tự tay cầm cuốn tạp chí Thông Luận bằng giấy trắng mực đen hẳn hoi để mà đọc thì nó còn thú vị hơn rất là nhiều. Nhưng như anh cũng biết thì các văn hoá phẩm hải ngoại đâu có được lưu hành ở trong nước. Kể ra thì rất tiếc, nhưng mà trong bối cảnh khó khăn hiện nay ở trong nước được đọc Thông Luận qua mạng Internet cũng đã là rất tuỵêt vời rồi.

Việt Long: Ngoài thongluan.org ra thì bạn còn thích trang web nào khác?

Lê Phương: Một trang nữa em cũng rất thích là .ykien.net . Trang nay cũng rất hay. Rồi thì .danchu.com , hoặc là .danchimviet.com cuả cái tạp chí Đàn Chim Việt xuất bản bên Ba Lan đấy. Tạp chí này cũng hay lắm.

Báo hải ngoại thì có cái vietbao.com hay là .canhen.de cũng rất thú vị. Tất nhiên là còn rất nhiều trang web, diễn đàn hải ngoại khác cũng rất thú vị, kể ra thì nhiều lắm. Nhưng hầu như là bị đặt tường lửa hết ấy mà.

Mời bạn tham gia diễn đàn thảo luận. Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

"Bức tường lửa"

Việt Long: Chắc là bạn ngại nói tới trang RFA.ORG, thì thôi cũng được. Thế vịêc truy cập vào các trang web đó, mà phần lớn lại là bị đặt tường lửa như vậy thì chắc là gặp rất nhiều khó khăn, phải không?

Lê Phương: Có chứ, nhiều khi bị đặt mấy lớp tường lửa ấy chứ. Vì thế với những người không biết cách vượt tường lửa thì quả là rất khó khăn, hầu như là không truy cập được. Bởi vì mình cứ gõ địa chỉ vào thì nó lại hiện dòng chữ ra báo là not found, tức là không tìm thấy, hoặc là not available, nghĩa là trang web đó không tồn tại. Rồi thì nó báo là lỗi error 404 chẳng hạn. Thực ra tường lửa nó chính là như thế đấy.

Việt Long: Thế bạn có cho là vượt tường lửa thì nó đòi hỏi người truy cập phải biết những kỹ thuật máy tính rất là giỏi không?

Lê Phương: Không, cũng không cần phải thông thạo về máy tính đâu. Bởi vì thực ra vượt tường lửa không có gì là phức tạp. Nói là tường lửa thì nghe cho nó có vẻ bí hiểm, chứ còn thực ra nó chỉ là mấy cái dòng chữ ấy thôi mà. Nếu muốn thì chỉ mất độ 1 phút đồng hồ là vượt được tường lửa ngay. Dễ lắm. Nhưng mà không tiện nói ra ở đây.

Google.com

Việt Long: Tôi hiểu. Thế giả như một người chưa hề biết gì về máy tính thì làm sao mà người ta có thể biết được cách để mà truy cập và tiếp cận với thông tin?

Lê Phương: Thích thì vào trang www.google.com để mà tìm kiếm thông tin. Chẳng hạn như nếu muốn tìm hiểu về cải cách ruộng đất thì cứ gõ cái chữ "cải cách ruộng đất" vào trong ô Search, tức là tìm kiếm đấy, của Google rồi ấn Enter thì nó hiện ra ngay một loạt những bài viết, tha hồ mà đọc. Cái giao diện của Google.com nó bằng tiếng Việt mà, cho nên ai dùng cũng được.

Chẳng hạn như nếu muốn tìm hiểu về cải cách ruộng đất thì cứ gõ cái chữ “cải cách ruộng đất” vào trong ô Search, tức là tìm kiếm đấy, của Google rồi ấn Enter thì nó hiện ra ngay một loạt những bài viết, tha hồ mà đọc. Cái giao diện của Google.com nó bằng tiếng Việt mà, cho nên ai dùng cũng được.

Còn nếu như muốn biết cách vượt tường lửa thì cứ ra ngoài hàng Internet, ngồi một lúc rồi lựa mà hỏi người bên cạnh là họ chỉ cho ngay ấy mà. Dễ lắm, nhìn thao tác một lần là tự làm được ngay.

Việt Long: Đơn giản vậy sao?

Lê Phương: Vâng, nhưng tất nhiên là cũng phải nhìn mặt mà hỏi. Tuỳ lúc, tuỳ chỗ. Bởi vì như em được biết là cũng có nhiều trường hợp khi truy cập vào một số trang web hải ngoại mà bị công an họ bắt gặp, cũng phiền phức ghê lắm đấy. Nói chung là phải rất kín đáo và cẩn thận.

Nhiều thông tin không có trong nước

Việt Long: Lê Phương cũng là người tiếp cận khá nhiều với thông tin của một số trang web hải ngoại, ở đây là tôi muốn nói đến những trang thông tin mang tính phổ biến các quan điểm dân chủ, nhân quyền ấy mà. Thì bạn có cảm nhận ra sao về các trang web đó?

Lê Phương: Trước hết là phải cảm ơn đồng bào mình bên hải ngoại, những người đã lập ra các website hay là các diễn đàn đó. Phải nói là thông tin ở các website đó rất nhiều, và đa chiều. Nó cung cấp cho mình thông tin và quyền suy nghĩ, phán xét là hoàn toàn dành cho người đọc, mọi thứ là tự người đọc quyết định.

Trước hết là phải cảm ơn đồng bào mình bên hải ngoại, những người đã lập ra các website hay là các diễn đàn đó. Phải nói là thông tin ở các website đó rất nhiều, và đa chiều. Nó cung cấp cho mình thông tin và quyền suy nghĩ, phán xét là hoàn toàn dành cho người đọc, mọi thứ là tự người đọc quyết định.

Việt Long: Thông tin hay là cách trình bày của các website hải ngoại có điểm gì khác so với trong nước không?

Lê Phương: Có chứ. Vì họ ở hải ngoại nên nhìn nhận các vấn đề trong nước nó dưới một góc độ khác, vì vậy mà cũng có nhiều điểm thú vị lắm. Có rất nhiều thông tin mà người dân trong nước không được biết, thế nhưng nhờ truy cập vào các website hải ngoại mà lại biết được.

Tuy nhiên bên canh đấy thì cũng có nhiều cái mà các website hải ngoại nên tránh.

Một số điểm bất đồng

Việt Long: Lê Phương có thể nói rõ hơn được không?

Lê Phương: Một số bài viết ở website hải ngoại đáy, có lẽ do yếu tố quá khứ cũng như là cách xa về không gian địa lý nữa cho nên đôi chỗ người viết họ nhìn nhận và đánh giá vấn đề nó hơi phiến diện, thâm chí đôi lúc còn lệch lạc nữa.

Thậm chí ở một số diễn đàn, có những bài viết mình đọc xong thấy nó nặng nề quá. Cái kiểu viết cho hả giận như vậy thì nó không giải quyết được vấn đề gì cả. Có thể lợi cho bản thân người viết lúc đó, vì trút đựoc giận mà, nhưng đối với người đọc thì họ sẽ ấn tượng và vì thế cho nên lần sau thấy cái tên tác giả ấy thì người ta sẽ bỏ qua mà không đọc nữa. Viết ra mà người ta không đọc thì thất bại rồi còn gì nữa.

Khi nhìn một sự kiện ở các góc độ khác nhau thì cách đánh giá sẽ khác nhau. Do vậy mọi thứ nó không là tuyệt đối hoàn toàn. Hơn nữa thì việc đánh giá lịch sử nó còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố chính trị nữa, vậy nên việc mô tả lịch sử nhiều lúc nó cũng giống như là chuyện sơn son thếp vàng cho tượng chùa ấy mà.

Tất nhiên là phải có bức xúc thì người ta mới bày tỏ ý kiến, nhưng lúc đã viết ra thì cố gắng khách quan đến mức tối đa và phải tính đến sự tiếp nhận cũng như phản ứng của người đọc. Nói chung là phải luôn cố gắng khách quan.

Việt Long: Đấy là ý kiến của Lê Phương, thế còn người khác thì sao?

Lê Phương: Thật ra thì đối với những bài viết nó nặng nề, rồi thì ngôn từ nó mạ lỵ, phỉ báng quá như vậy thì dẫu muốn chuyển cho người khác thì mình cũng phải đắn đo hơn.

Bởi vì như anh Việt Long cũng biết là ở trong nước thì nói đến tài liệu thảo luận về dân chủ với lại nhân quyền này nọ đấy là người ta đa phần đã ngại rồi. Trong phạm vi hẹp thân hữu hoặc những người đã từng đọc thì không nói. Thế nhưng nếu muốn phổ biến rộng rãi hơn ra bạn bè và những người mới thì các cái tài liệu đó nó phải thật khách quan, mềm mỏng như vậy thì cả người nhận lẫn người đưa mới đỡ ngại.

Việt Long: Đó là về mặt ngôn từ thể hiện và câu chữ. Thế còn về nội dung? Chẳng hạn như là chuyện phê phán một vài nhân vật hay là sự kiện lịch sử nào đó, bạn nghĩ sao?

Lê Phương: Khi nhìn một sự kiện ở các góc độ khác nhau thì cách đánh giá sẽ khác nhau. Do vậy mọi thứ nó không là tuyệt đối hoàn toàn. Hơn nữa thì việc đánh giá lịch sử nó còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố chính trị nữa, vậy nên việc mô tả lịch sử nhiều lúc nó cũng giống như là chuyện sơn son thếp vàng cho tượng chùa ấy mà. Cứ lâu dần như vậy thì có khi không ai còn biết được cái chất liệu ban đầu của pho tượng nó là gì nữa.

Nay nếu người ta đã tin nó là bằng vàng, hoặc giả như chính người ta muốn tin hoặc vì bị áp lực mà phải tin như vậy, mà đột nhiên anh lại bảo nó bằng đất nung, thì dẫu anh có nói đúng cũng chưa chắc đã có ai nghe. Và hậu quả là lần sau anh có nói gì đi nữa thì cũng khó mà thu hút được sự chú ý của người ta.

Muốn đánh giá lại lịch sử thì cũng cần phải có thời gian để mà người ta dần dần quen với cái sự thay đổi đó. Em cho là như vậy. Và mọi thứ phải khách quan, quan trọng là phải khách quan.

Mỗi khi đưa người đi xuất khẩu lao động nước ngoài, cho người sang Đài Loan với lại Mã Lai để làm culy đấy thì chính quyền vẫn quảng cáo một cách rất tự hào là người Việt Nam chúng ta rất thông minh, ham học hỏi, cần cù chịu khó. Vậy chẳng lẽ người Việt Nam thông minh như vậy mà lại không biết phân biệt đúng sai hay sao?

Hãy để cho người dân tự thẩm định thông tin

Việt Long: Xin hỏi một câu cuối cùng, Lê Phương nghĩ thế nào về cái chuyện chính quyền trong nước ngăn cản mọi người tiếp cận vói thông tin đa chiều như vậy?

Lê Phương: Không chỉ riêng em mà ai cũng vậy thôi, đều có chính kiến của riêng mình. Mọi tài liệu thực ra cũng chỉ là tham khảo.

Mỗi khi đưa người đi xuất khẩu lao động nước ngoài, cho người sang Đài Loan với lại Mã Lai để làm culy đấy thì chính quyền vẫn quảng cáo một cách rất tự hào là người Việt Nam chúng ta rất thông minh, ham học hỏi, cần cù chịu khó. Vậy chẳng lẽ người Việt Nam thông minh như vậy mà lại không biết phân biệt đúng sai hay sao?

Nếu nói rằng thông tin A là độc hại, thông tin B là phản động thì cũng nên cho người dân, ai mà họ thích tìm hiểu đấy, họ đọc để mà họ thấy cái sự phản động đó để mà đề phòng, lên án chứ. Mà thực ra cấm như vậy lại càng kích thích trí tò mò, ngưòi ta lại càng muốn tìm hiểu và sẽ tìm đọc cho bằng được. Em nghĩ là có lẽ đã đến lúc không nên cấm làm gì. Hãy để cho người dân họ tự thẩm định thông tin, người dân Việt Nam có đủ thông minh và có quyền để làm điều đó.

Vâng, cảm ơn và chào bạn. Vừa là phần hai cuộc trao giữa Việt Long với bạn trẻ Lê Phương ở Hà Nội xoay quanh cảm nhận của bạn đối với một số trang web, diễn đàn đặt tại hải ngoại. Việt Long xin chào quý thính giả.