Trần Thanh Hiệp - Nguyễn An
Trong thời gian tổ chức thượng đỉnh APEC tại Hà nội và tiếp đón một số vị nguyên thủ quốc gia trong đó có tổng thống George W. Bush của Hoa kỳ, nhà nước Việt Nam đã tăng cường các biện pháp đàn áp và cô lập những người đấu tranh cho dân chủ.
![PoliceApecTraffic200.jpg](https://www.rfa.org/resizer/v2/FJNZJXPHSPHUNNNIX76H73R3CI.jpg?auth=51e5921691b31404b96276e9a0fc18f65f6365f30ddf7de6c6d4d33470621516&width=400&height=231)
Chủ trương ấy đã dồn họ vào thế bất hợp pháp, và tạo nên tình trạng mà Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris gọi là tình trạng cài trăng lược giữa hợp pháp và bất hợp pháp. BTV Nguyễn An của Đài ACTD nói chuyện với Luật sư Hiệp về tình hình này.
Nguyễn An: Kính chào luật sư Trần Thanh Hiệp. Về tình hình nhân quyền hiện nay tại Việt Nam, ông có nói rằng đang có sự lẫn lộn giữa hợp pháp và bất hợp pháp. Liệu sự nhận định này của có thật chính xác hay không?
Vì ai cũng nhận thấy rằng trật tự pháp lý vẫn còn được duy trì, công an của vẫn áp dụng được luật pháp, tình hình không rơi vào hỗn loạn. Tức là hợp pháp vẫn đàn áp được bất hợp pháp chứ không phải đã lẫn lộn với bất hợp pháp ?
Leo thang đàn áp
Trần Thanh Hiệp: Bề ngoài thì như vậy nhưng bên trong thì không phải vậy. Thật thế, một mặt, bất hợp pháp đã xuất hiện ở ngay trong hợp pháp. Công an khi áp dụng pháp luật của chế độ để sách nhiễu và thậm chí đánh đập-như đối với bác sĩ Phạm Hồng Sơn-, hay bắt thẩm vấn và đe doạ đối lập-như đối với nhiều người khác, đã công khai có những hành vi lạm quyền bất hợp pháp mà bộ luật hình sự đang có hiệu lực coi là những tội phạm chức vụ.
Rồi vì tình thế đòi hỏi, công an đã nhân rộng những lạm quyền này ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo ra hiện tượng bất hợp pháp lấn át hợp pháp. Mặt khác, những người bị đàn áp một cách bất hợp pháp mà không được Nhà nước bảo vệ, đã phản ứng bằng hai bất hợp pháp khác, đó là công khai bất tuân lệnh và cứ làm những điều mà pháp luật của chế độ ngăn cấm.
Rồi vì tình thế đòi hỏi, công an đã nhân rộng những lạm quyền này ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo ra hiện tượng bất hợp pháp lấn át hợp pháp. Mặt khác, những người bị đàn áp một cách bất hợp pháp mà không được Nhà nước bảo vệ, đã phản ứng bằng hai bất hợp pháp khác, đó là công khai bất tuân lệnh và cứ làm những điều mà pháp luật của chế độ ngăn cấm.
Họ ra báo không cần xin phép, lập hội không cần xin phép, lập nghiệp đoàn không cần xin phép v.v…Hiện giờ thì sự hỗn loạn mới chỉ diễn ra ở trên diện qui phạm trừu tượng và ở trong một phạm vi còn hạn chế. Nên bề ngòai thì như vẫn có trật tự nhưng trong thực chất thì trật tự này đang bị bên này bên kia xô đẩy, trong một cuộc giằng co chưa ngã ngũ dù chính quyền vẫn có ưu thế. Nếu tình trạng giằng co này kéo dài thì nó sẽ biến thành tình trạng sa lầy không cai trị được..
Nguyễn An: Nếu thế, theo lô gích của chính quyền thì sẽ phải leo thang đàn áp ?
Trần Thanh Hiệp: Nếu chính quyền chọn con đường leo thang đàn áp thì cũng có thể tái lập được trật tự nhưng cũng có thể làm lây lan ra cả xã hội cuộc giằng co giữa họp pháp và bất hợp pháp vì đã tạo cơ hội cho quần chúng nhập cuôc.
Và đó sẽ là tình trạng khủng hoảng cả về pháp lý lẫn chính trị mà tôi có nói tới trong những dịp phát biểu trước. Tôi nghĩ là nếu không tìm cách kịp thời giải tỏa ổn thỏa và nghiêm chỉnh không khí giằng co và sa lầy hiện nay thì khó mà đoán trước được một cách thật đích xác rằng cuộc phiêu lưu này sẽ đi về đâu.
Phải tái lập trật tự
Nguyễn An: Luật sư có nghĩ rằng có thể tái lập trật tự trong khuôn khổ pháp luật hiện hành được không?
Trần Thanh Hiệp: Tôi cho là không. Vì hệ thống pháp luật ấy chính là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng căng thẳng hiện thời. Hơn nữa, sự diễn biến của tình trạng căng thẳng này đã tới độ không thể đảo ngược. Vậy phải có một hệ thống pháp luật mới trong đó mọi người đều có một đất sống khả kính chứ không phai chỉ là một tập thể nô lệ cho một đảng cầm quyền độc tài toàn trị.
Tại sao lại phải đặt vấn đề ân xá ? Cả chính quyền lẫn đối lập đều có những hành vi bất hợp pháp, nguyên do chỉ vì hệ thống pháp luật đương hành không còn thích hợp với thời đại đã đổi mới, với lòng dân đã không còn muốn tiếp tục cam chịu sống đời sống phi nhân quyền phi dân quyền nữa.
Nguyễn An: Nghĩa là theo Luật sư, chính quyền phải bỏ qua những chuyện đã xảy ra bằng cách ân xá cho những người đã công khai bất tuân lệnh và tri tình hành động một cách bất hợp pháp ?
Trần Thanh Hiệp: Tại sao lại phải đặt vấn đề ân xá ? Cả chính quyền lẫn đối lập đều có những hành vi bất hợp pháp, nguyên do chỉ vì hệ thống pháp luật đương hành không còn thích hợp với thời đại đã đổi mới, với lòng dân đã không còn muốn tiếp tục cam chịu sống đời sống phi nhân quyền phi dân quyền nữa.
Nếu quả thật tình hình đã như vậy và nếu sự đàn áp không giúp cải thiện được thì tốt hơn hết là xây dựng lại một hệ thống pháp luật mới trên cơ sở mới mà tình thế đòi hỏi.
Nguyễn An: Cơ sở mới đó như thế nào, Luật sư có thể nói rõ hơn nữa không ?
Trần Thanh Hiệp: Đó là tính chính thống dân chủ của một chế độ đoạn tuyệt với độc tài giả danh dân chủ để bước hẳn vào giai đoạn dân chủ đích thực
Nguyễn An: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp và xin hẹn vào buổi phát thanh sau sẽ bàn về cái ông gọi là chính thống dân chủ.
Theo dòng câu chuyện :
- Đặt vấn đề chính thống dân chủ ơ Việt Nam