Nhà thơ Lý Đợi sinh năm 1978 tại Quảng Nam. Hiện đang sinh sống tại Sài Gòn và theo như anh tự nhận là kiếm sống chủ yếu nơi vỉa hè. Anh là thành viên của nhóm Mở Miệng cũng như của các nhà xuất bản chui bị cấm hoạt động tại Việt Nam.
Hiện nay anh và nhà thơ Bùi Chát chủ trương một nhà xuất bản có tên Giấy Vụn. Nói là nhà xuất bản nhưng thực ra các anh chỉ in ấn những tác phẩm mà trong nước gọi là ngoài luồng hay nôm na là in lậu.
Tác phẩm của Lý Đợi phần nhiều xuất hiện trên các diễn đàn Internet như Tiền Vệ, Talawas hay Da Màu... Bảy Biến Tấu Con Nhện, Trường Chay Thịt Chó là hai trong số nhiều tác phẩm được giới sinh hoạt văn nghệ đánh giá cao. Lý Đợi là cây viết nhận định văn học được xem là mạnh mẽ, trong tinh thần đả phá những lề thói mà anh cho là cũ kỹ, sáo mòn không giúp gì được cho xã hội, nơi người sáng tác đang sống. Lý Đợi cũng là người có những bài viết chống lại Trung Quốc khi sự kiện quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa xảy ra mới đây.
Chi phí in ấn
Lý Đợi : Các công việc chính cho văn chương của bản thân tôi cũng như những tác giả tạm gọi là những tác giả ngoài luồng ở Việt Nam, mà cụ thể ở Sài Gòn, đó là công việc mà tôi với Bùi Chát cùng làm, tạm gọi là điều hành nhà xuất bản Giấy Vụn, nơi đó thì chúng tôi in ấn những tác phẩm mà vì nhiều lý do như là những tác giả đó chưa tìm được chỗ in ấn thích hợp - thích hợp theo nghĩa là không bị biên tập, kiểm duyệt theo kiểu nó bị thiến, nó bị cắt xén tuỳ tiện - thì chúng tôi không làm việc như vậy, chúng tôi muốn cho nó là một sinh thể sống dầy đủ chân tay, đầy đủ các giác quan. Qua nhà xuất bản Giấy Vụn, các tác giả dần dần sẽ tìm được điều đó, và chúng tôi có tham vọng là sẽ làm được nhiều tác phẩm như vậy, nhưng hiện nay thì tất cả các tác phẩm chúng tôi làm thì mới được có 13 tác phẩm, anh ạ.
Mặc Lâm : Theo như anh nói đó thì anh đang hoạt động trong vấn đề xuất bản, thế anh có thể cho biết phương tiện in ấn như thế nào, photocopy hay là in, hay là phát hành trên Internet ạ?
Lý Đợi : Tôi rất thích một câu của nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh khi anh ta in trong tập Ẩn Dụ, thì anh ta nói rằng "Với văn minh của máy vi tính thì tác phẩm của tôi không phải luồn cúi dưói bất cứ một nhà xuất bản hay bất cứ một thế lực nào".
Tôi rất thích một câu của nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh khi anh ta in trong tập Ẩn Dụ, thì anh ta nói rằng "Với văn minh của máy vi tính thì tác phẩm của tôi không phải luồn cúi dưói bất cứ một nhà xuất bản hay bất cứ một thế lực nào".
Tôi thấy là cái máy vi tính cũng như cái máy in laser nó cũng giải quyết được cái việc mà chúng tôi có thể làm cho một cái bản gọi là bản bông hay là bảng nhủ, thì từ cái bản bông đó chúng tôi đem đi đến các tiệm photocopy dịch vụ ở bên ngoài thì chúng tôi nhân bản nó lên với một số lượng mà chúng tôi có thể lo đựoc, thu xếp được về mặt tài chính, bởi vì chúng tôi không phải hoạt động phi lợi nhuận mà chúng tôi hoạt động phi tài chính, có nghĩa là chúng tôi vận động được bao nhiêu tiền thì chúng tôi sẽ in với số lượng như vậy.
Mặc Lâm : Theo như anh nói đó thì trước khi in một tác phẩm nào thì anh cần vận động tiền trước để trang trải việc in ấn, như vậy thì số lượng này rất là nhỏ tại vì anh không thể nào vận động một số lượng lớn người, phải không ạ?
Lý Đợi : Đúng rồi anh ạ, bởi vì tiền thì không có thiếu nhưng mà cái tinh thần của người ta cho cái việc làm in ấn như thế này thì người ta cũng ngại bị rắc rối, người ta cũng ngại việc nguy hiểm, người ta ngại rất nhiều thứ, nghĩa là khi người ta có tiền thì người ta sẽ ngiạ rất nhiều thứ.
Nhưng mà cũng có một thực tế cho thấy rằng là thơ văn bây giờ, tức là thơ đó, thì thường là rất ít người đọc. Một tác phẩm in chính thức 1.000 bản in, 500 bản in, hay 700 bản in, thì thường cũng chỉ phổ biến được khoảng độ 100 hay 200, còn lại cũng để chất đó và chờ người để tặng hoặc là gửi vào các nhà sách để chờ cho mãn hạn rồi đến mà chở sách về.
Thực lòng nếu mà chúng tôi muốn bán thì có lẽ cũng lấy được vốn đó anh, nhưng mà chúng tôi không mặn mòi lắm vì cái chủ trương của chúng tôi chỉ tặng sách rồi ai đó muốn tặng cho nhà xuất bản bao nhiêu tiền để chúng tôi có thể tái sản xuất công việc của mình thì chúng tôi hoạt động theo phương thức đó, thưa anh.
Tình hình văn học Việt Nam hiện tại
Mặc Lâm : Anh có những bài viết nhìn nhận về thơ Việt Nam rất cay đắng nếu không muốn nói là chê bai. Theo anh, những nhà thơ trong nước hiện nay họ tỏ ra quá phù phiếm hay là đi lệch lại những gì mà anh ước mong đó, anh có thể nói rõ điều này được không ạ?
Lý Đợi : Có một điều mà anh chú ý trong tất cả những bài viết của tôi thì tôi không bao giờ là người đứng ngoài, hay là một cái người vô can, có nghĩa là trong cái sự bài hài, cái sự băng hoại, hay tạm gọi là cái sự phản động - theo cái nghĩa chống lại sự chuyển động chung - chống lại những cái vận động chung của thơ, của tiến trình văn học, thì tôi cũng có một phần trách nhiệm cùng như một phần hệ luỵ, cũng như một vấn nạn hay là một nạn nhân ở trong đó.
Tôi chưa bao giờ đứng ngoài trong tât cả những bài viết của tôi. Những chỗ nào mà quyết liệt lắm khi mà nói về, ví dụ thơ Việt Nam là một cái gì đó rác rưỏi, bẩn thỉu, ăn cắp, hay là tất cả những cái đó thì tôi đều hay mở ngoặc vuông để cái tên có một cụm từ là "và cả tôi" ở trong đó nữa.
Tôi chưa bao giờ đứng ngoài trong tât cả những bài viết của tôi. Những chỗ nào mà quyết liệt lắm khi mà nói về, ví dụ thơ Việt Nam là một cái gì đó rác rưỏi, bẩn thỉu, ăn cắp, hay là tất cả những cái đó thì tôi đều hay mở ngoặc vuông để cái tên có một cụm từ là "và cả tôi" ở trong đó nữa.
Có nghĩa là tôi thấy cái tình hình văn học Việt Nam hiện tại, thưa anh, là chưa đến lúc để người ta có thể bàn chuyện tốt hay là xấu, mới hay là cũ, đúng hay là sai, hiện đại hay là cổ điển, vĩ đại hay là tầm thường.
Cái lúc đó tôi nghĩ là chưa đến lúc để bàn cái chuyện đó. Mà cái vấn đề quan trọng nhứt của thơ cũng như văn chương, cũng như văn hoá Việt Nam bây giờ, thậm chí cả giáo dục, rồi nhiều vấn đề khác, thì vấn đề cần bàn nhứt bây giờ, đó là vấn đề thật hay giả.
Khi mà thật và giả mà chúng ta chưa xác đình được cái lằn ranh, dù là tương đối, dù là mơ hồ thôi, có nghĩa là khi mà chúng ta chưa nỗ lực đi tìm một cái gì đó thật, cũng như chúng ta nỗ lực đi tìm một cái gì đó giả, thì tôi nghĩ rằng là bàn tới tất cả những chuyện kia là nó phù phiếm, nó vô nghĩa.
Vì thế, một tác giả nào đó có nỗ lực làm một bài thơ gì đó để gọi là bài thơ hay để có thể ngồi trên bàn thờ, để có thể trở thành bất tử, để có thể vào lịch sử văn học, trong cái lúc này tôi nghĩ nó không có sòng phẳng và đó là một cái tham vọng phù phiếm, thậm chí tôi nghĩ đó là thái độ phản động. Và trong bản thân tôi cũng có những điều như vậy.
Mặc Lâm : Chính xác từ anh dùng "thái độ phản động" thì có khả năng nhà nước sẽ quy chụp cho anh. Và trên cái tinh thần này thì anh đã gặp phải những sự trả giá nào đối với nhà nước hay không ạ?
Lý Đợi : Tôi cũng như những người giống như tôi trong suốt nhiều chục năm qua ở trong cái môi trường mà tôi gọi là khí quyển văn học Việt Nam thì những cái cay đắng, những cái chụp mũ, những cái hiểu lầm, những cái quy chụp, rồi ngay cả cái chuyện bắt bớ tù đày, xử phạt, rồi chèn ép, rồi rất nhiều thứ, tôi nghĩ kể tên không hết, mà anh cứ nhìn vô bất cứ trường hợp nào thì anh cũng có thể tìm thấy một cái gì đó rất điển hình nếu trường hợp đó là nhà thơ so với những nước khác, có nghiã là những cái đó kể ra nhiều khi nó cay đắng, nó phủ phàng, và nó nhiều quá đến mức mà không biết là bây giờ nói cách nào, nói như thế nào.
Cô đơn
Mặc Lâm : Những nhà thơ có tâm trạng khiêu khích xã hội và khiêu khích trong cái tinh thần đổi mới, trong tinh thần sáng tạo như anh ở Việt Nam thì cũng không được nhiều lắm. Trong hoàn cảnh chiến đấu một mình như vậy, chung quanh rất ít bạn bè như anh, thì anh có cảm thấy cô đơn hay không?
Lý Đợi : Mười năm trở lại đây thì số người tạm gọi là chịu dấn thân, chịu đấu tranh cho cái sứ mệnh về văn chương của mình, cái sứ mệnh của tác phẩm đi tìm sự chân thật, cũng như môt tiếng nói chân thực cho tác phẩm, thì càng ngày nó càng nhiều hơn. Mười năm trước thì số lượng ít, ở Sài Gòn có thể đếm trên đầu ngón tay.
Những bậc đàn anh ví dụ như Nguyễn Quốc Chánh hay là một vài người khác, tới khoảng 5 năm trước thì số lượng đó có thể tới 10 người, còn đến bây giờ thì số lượng đó không phải là 10 người nưa mà đã là 50 người, thậm chí 100 người.
Từ nhà xuất bản Giấy Vụn của chúng tôi bây giờ ở Sài Gòn có nhiều nhà xuất bản tự do và tự phát hơn - nhà xuất bản tư nhân đó - ví dụ nhà xuất bản Cửa mà có thể in bộ sách của anh Nguyễn Viện mà anh đã nhìn thấy trên Tiền Vệ, cũng như là bộ sách của Trịnh Cung, của Phương Lan.
Rồi có nhà xuất bản Vỉa Hè, rồi có nhà xuất bản Tuỳ Tiện, rồi có nhà xuất bản Sóng Mới, Đất Mới. Nói chung là bây giờ nó mọc lên nhiều nhà xuất bản mà theo thông tin tôi biết được thì ở Đà Nẵg, ở Hà Nội bây giờ có rất nhiều tác giả muốn ra nhà xuất bản riêng, mà tôi nghĩ đó là tình hình tốt và lành mạnh.
Vừa rồi Bùi Chát cũng có đi dự một hội thảo về sách của IDA, đó là một hội chợ sách mà nhà xuất bản Giấy Vụn được mời đích danh, thì chúng tôi không muốn nói gì nhiều về cái chuyện tại sao mình được mời tham dự một hội thảo về sách lớn như vậy tại ngoại quốc, mà chúng tôi muốn nói rằng trong cái tiến trình chung thì những người như chúng tôi cũng đã bắt đầu tìm được những tiếng nói ủng hộ, những sự đồng cảm.
Tôi nghĩ đó là một tình hình mà dù là rất nhiều gian lao, còn rất nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng mà tôi nghĩ là đang là tiến triển, có tiến triển tốt. Đây là nó biểu hiệu cho cái xã hội dân sự, thưa anh.
Bị mời làm việc
Mặc Lâm : Theo như anh vừa nói thì những nhà xuất bản ở Hàn Quốc rất ủng hộ nhà xuất bản Giấy Vụn cũng như những nhà xuất bản khác ở Việt Nam mà không được nhà nước công nhận, nhưng mà theo tôi được biết là ngành xuất bản đang được độc quyền tại Việt Nam và không có nhà xuất bản tư nào được hoạt động hết, như vậy khi các anh làm nhà xuất bản Giấy Vụn thì các anh có gặp trở ngại nào từ phía nhà nước không ạ?
Lý Đợi : Chúng tôi cũng bị "mời làm việc", cùng bị hỏi lý do này nọ, nhưng mà chúng tôi đều nói một cái điều thật lòng cũng như chi phí hoạt động, chúng tôi xem việc xuất bản sách giống như là cái việc ai đó nuôi một con gà, ai đó trồng đám rau muống, ai đó làm ra một vật dụng gì đó và cần đem ra chợ bán, và tôi nghĩ đây là một cái chợ mà ở đó mọi người được bán và đóng thuế môn bài của mình.
Chúng tôi xem việc xuất bản sách giống như là cái việc ai đó nuôi một con gà, ai đó trồng đám rau muống, ai đó làm ra một vật dụng gì đó và cần đem ra chợ bán, và tôi nghĩ đây là một cái chợ mà ở đó mọi người được bán và đóng thuế môn bài của mình.
Còn chúng tôi thì không có bán, mà chúng tôi bê ra chợ để chúng tôi trao gửi, chúng tôi tặng, chúng tôi biếu cho những người đi chợ mà người ta cần.
Giống như bây giờ đi vào một siêu thị anh cần mua một cái nắm lá, một cái gì đó là lạ để anh xông, thì thường thường trong siêu thị không có bán, thì anh phải đi ra những vỉa hè, anh ra những cái chợ ở đường phố, ở quê, ở chợ đầu mối gì đó thì anh mới có thể mua một nắm lá để anh về anh xông để giải cảm, thì tôi nghĩ các tác phẩm của chúng tôi nó cũng như một nắm lá để anh có thể đem về nấu nước để anh xông để giải cảm, giải cảm cúm hay là đỡ bị trúng gió, nhức đầu sổ mũi.
Trong một bối cảnh rất nhiều người đang bị trúng gió nhức đầu sổ mũi thì tôi nghĩ là chúng tôi chỉ có cái tham vọng duy nhứt như vậy, thành ra khi chúng tôi trình bày việc đó với những người cầm quyền trong những buổi "làm việc" mà tôi và Bùi Chát làm việc thì người ta cũng chưa tìm ra được điều gì đó để có thể bắt chúng tôi ngay dù là cái điều đó rất là khó chịu.
Nhà thơ Lý Đợi có quá lời hay không khi so sánh việc in ấn và phát hành một tác phẩm văn học mà anh đang theo đuổi chẳng qua cũng ngang hàng với việc trưng bày một nắm lá dùng để chữa trị chứng nhức đầu sổ mũi bày bán tại vỉa hè, nơi mà các tác giả cao trọng không bao giờ để mắt tới.
So sánh cay đắng này từ một tác giả trẻ, có tham vọng dùng văn chương như vũ khí chứ không phải như một liều thuốc gây mê đã phần nào nói lên được tính cách riêng của nhà thơ trong tình trạng thi ca đồng phục của đất nước hôm nay.