Chính phủ Obama và vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam

Danh sách CPC 2009 bao gồm 8 quốc gia, trong đó không có Việt Nam, đã gây ra nhiều phản ứng khác nhau trong dư luận người Việt cả trong lẫn ngoài nước. Khánh An phỏng vấn ông Scott Flipse của USCIRF.

0:00 / 0:00

Ông Scott Filpse, Giám đốc chương trình Đông Á - Thái Bình Dương, đồng thời là chuyên gia phân tích chính sách của Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ USCIRF, cho rằng vẫn có nhiều hy vọng cho lần xét duyệt danh sách CPC sắp tới, vì theo ông, danh sách CPC 2009 là kết quả của thời gian quản trị thời Tổng thống George W. Bush.

Ông và Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ vẫn đang đấu tranh cho việc đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC lần tới, tức là bắt tính từ thời điểm Tổng thống Obama bắt đầu nắm nhiệm kỳ. Ông Flipse bày tỏ niềm hy vọng của mình như sau:

Ông Scott Filpse: Hy vọng họ sớm công bố danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo và Việt Nam sẽ nằm trong danh sách đó. Đó cũng là đề nghị của chúng tôi. Tuy nhiên, nếu xem báo cáo về vấn đề tự do tôn giáo của Ủy hội Tự do Tôn Giáo Quốc tế trong phần nói về Việt Nam, bạn có thể thấy rằng có vẻ như Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ sẽ không đặt Việt Nam trở lại danh sách CPC. Đáng tiếc, chúng tôi nghĩ rằng đã có đầy đủ bằng chứng để đưa Việt Nam trở lại danh sách này.

Tình hình tôn giáo tại VN

Khánh An: Xin ông cho bi ết nh ững công vi ệc mà Ủy H ội T ự Do Tôn Giáo Qu ốc T ế đã làm đ ối v ới v ấn đ ề t ự do tôn giáo t ại Vi ệt Nam?

Ông Scott Filpse:Ủy hội Tự do Tôn Giáo Quốc tế đã đến Việt Nam vào tháng 5 vừa rồi và chúng tôi đã báo cáo tình hình lại cho bà Ngọai trưởng về những vấn đề cần quan tâm. Đó là vẫn có những tù nhân lương tâm như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê Thị Công Nhân và lãnh đạo các tôn giáo như Cao Đài, Hoà Hảo, Phật Giáo, Phật Giáo Khmer…

Thứ đến, chúng tôi tin rằng có một sự đàn áp và sắp xếp lại trật tự đối với các tôn giáo. Chúng tôi đã công bố công khai cũng như thảo luận riêng với Bà Ngọai Trưởng. Chúng tôi tin rằng tất cả những điều trên sẽ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.

Chúng tôi biết có một vài cải thiện nhưng lại có quá nhiều người bị đàn áp và bỏ tù chi vì muốn hành đạo. Chúng tôi không đồng quan điểm với Đại sứ Hoa Kỳ và chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày quan điểm của mình với Nhà Trắng và Bà Ngọai trưởng.

Ô. Scott Filpse

Khánh An: Và ông đã nh ận đ ược h ồi đáp nh ư th ế nào t ừ phía Bà Ng ọai tr ưởng Hoa Kỳ?

Ông Scott Filpse: Bà Ngọai trưởng nói với chúng tôi rằng bà sẽ xem xét tất cả các chứng cứ cũng như đề nghị của chúng tôi khi bà quyết định danh sách CPC. Chúng tôi đã sẵn sàng để đối thọai với Ngọai trưởng và các thành viên khác trong Bộ Ngọai Giao cũng như Nhà Trắng về vấn đề này.

Chúng tôi không đồng ý với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Michalak, khi ông nói rằng không có đủ bằng chứng để đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC và tiếp tục ngày càng có nhiều bằng chứng về vấn đề tự do tôn giáo đã được cải thiện.

uscirf-Vietnam-may2009-305.jpg
Phái đoàn Ủy ban của Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc tế USCIRF trong chuyến viếng thăm và làm việc tại Việt Nam hồi tháng 5-2009. (RFA file photo)

Chúng tôi biết có một vài cải thiện nhưng lại có quá nhiều người bị đàn áp và bỏ tù chi vì muốn hành đạo. Chúng tôi không đồng quan điểm với Đại sứ Hoa Kỳ và chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày quan điểm của mình với Nhà Trắng và Bà Ngọai trưởng.

CPC và quan hệ Mỹ-Việt

Khánh An: Th ưa ông, ông có cho đây là m ột chính sách c ủa Chính ph ủ Hoa Kỳ không?

Ông Scott Filpse: Đây là một chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ hiện nay nhưng chính sách có thể thay đổi và chúng tôi đang cố gắng để thay đổi nó. Khi Tổng thống Obama còn là một Thượng Nghị Sĩ, ông làm việc rất sát với chúng tôi và chúng tôi còn giữ lá thư mà ông đã yêu cầu Tổng thống Bush thay đổi chính sách liên quan đến vấn đề CPC của Việt Nam.

Năm 2008 vẫn là những chuyện đàn áp tương tự như trước và Thượng Nghị Sĩ Obama có biết chuyện này. Vì vậy, chúng tôi hy vọng khi nói chuyện với Tổng thống Obama, ông sẽ có cùng quan điểm với chúng tôi.

Đại sứ Hoa Kỳ có cái nhìn của ông, chúng tôi lại có cái nhìn khác, hy vọng rằng chúng tôi có thể thuyết phục Nhà Trắng và Bộ Ngoại Giao thay đổi quan điểm. Tôi cho rằng danh sách CPC từ năm 2004 đến năm 2006 đã có tác dụng rất hiệu quả khi nó khiến cho nhà cầm quyền Việt Nam phải thay đổi, đặt ra các điều luật mới, nới lỏng các họat động tôn giáo… Vì vậy, chúng tôi rất mong điều này xảy ra một lần nữa.

Cũng cần lưu ý rằng, danh sách CPC thực ra không làm ảnh hưởng quan hệ song phương giữa hai nước. Trao đổi giao thương, viện trợ nhân đạo, du lịch… vẫn diễn ra bình thường trong thời gian Việt Nam nằm trong danh sách CPC. Điều này cho thấy danh sách CPC không ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhưng lại có một tác dụng rất tích cực trong vấn đề tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do hội họp.

Khánh An: Nhi ều ng ười cho r ằng Hoa Kỳ mu ốn duy trì th ế cân b ằng trong khu v ực v ới Trung Qu ốc nên đã giúp đ ỡ Vi ệt Nam nh ằm h ạn ch ế s ự bành tr ướng c ủa Trung Qu ốc. Đó là lý do t ại sao chính ph ủ Hoa Kỳ nh ẹ tay v ới Vi ệt Nam trong v ấn đ ề t ự do tôn giáo và dân ch ủ nhân quy ền. Ông nghĩ sao v ề v ấn đ ề này?

Ông Scott Filpse: Vào tháng 5 năm 2009, trong kỳ xem xét định kỳ các vấn đề của Việt Nam tại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ đã đánh giá nhiều mặt trong đó bao gồm những vấn đề liên quan đến tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Kết quả là Hoa Kỳ đã giáng bậc tất cả các vấn đề có liên quan đến Việt Nam trong danh sách.

Chúng tôi tin rằng đây là một khởi điểm tốt để chúng tôi làm việc. Tổng thống Obama đã có hồ sơ về vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo và thi hành luật pháp ở Việt Nam khi ông còn là Thượng Nghị Sĩ. Chúng tôi biết rằng chính quyền mới của Hoa Kỳ cũng đang phải giải quyết rất nhiều vấn đề quan trọng khác, nhưng nếu có cơ hội, chúng tôi sẽ trình bày cho Tổng thống các chứng cứ cũng như cho ông thấy rằng CPC không làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương thì ông sẽ đồng ý với chúng tôi. Và lúc đó, nhân quyền sẽ là một phần quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.

Còn Trung Quốc lại là một vấn đề khác. Chúng tôi không nghĩ nên nối kết vấn đề của hai nước với nhau. Có quá nhiều điểm khác nhau giữa hai quốc gia thay vì chỉ là vấn đề lợi ích của Hoa Kỳ. Vì vậy, trong cương vị của mình, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để đưa vấn đề lên các cấp có thẩm quyền cao hơn.

Chúng tôi tin rằng trong tương lai của Việt Nam với nhiều người dân không chỉ chú tâm vào thương mại kinh doanh, mà có cả những ngừơi đấu tranh cho tự do, quan tâm đến chính trị, tôn giáo, tự do ngôn luận... Đó cũng chính là những người mà chính phủ Hoa Kỳ cần ủng hộ và lên tiếng thay cho họ.

Ô. Scott Filpse

Khánh An: Nh ư ông đã nói, danh sách CPC 2009 là k ết qu ả t ừ th ời t ổng th ống Bush và trong đó không có Vi ệt Nam. Nh ư v ậy, Ủy H ội T ự Do Tôn Giáo Qu ốc T ế s ẽ làm gì trong t ương lai đ ể c ải thi ện tình hình?

Ông Scott Filpse: CPC là công cụ ngoại giao duy nhất cho vấn đề này. Tất nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục tường trình những điều biết được, theo đuổi các chính sách mới của Hoa Kỳ cho vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Chúng tôi tin rằng quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ có một tầm quan trọng rất lớn và ước mơ của rất nhiều người Việt Nam là xây dựng đất nước phồn thịnh và tự do hơn.

Chúng tôi tin rằng trong tương lai của Việt Nam với nhiều người dân không chỉ chú tâm vào thương mại kinh doanh, mà có cả những ngừơi đấu tranh cho tự do, quan tâm đến chính trị, tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hội họp trong ôn hoà, tất cả sẽ là tương lai của Việt Nam. Đó cũng chính là những người mà chính phủ Hoa Kỳ cần ủng hộ và lên tiếng thay cho họ. Đó cũng là điều mà chúng tôi đang cố gắng làm.

Ở đây không chỉ là vấn đềổn định của chính phủ Việt Nam, mà nó còn là nghĩa vụ và uy tín của Việt Nam. Nhân quyền không phải là một điều quan trọng chỉ với tổ chức nhân quyền quốc tế mà còn cho chính bản thân người Việt Nam.

Khánh An:

Vâng, xin cám

ơn ông.