Vào tháng 7, 2009 cả bốn hội đã nhập lại thành một nhằm nâng cao số trẻ em họ có thể giúp được qua những người nhiều kinh nghiệm, nhiều nguồn trợ giúp và nhiều kỷ thuật hơn. Save the Children hiện tại chú trọng đặc biệt đến Sức khỏe và Dinh dưỡng, HIV/AIDS và Sức khỏe Tuổi trẻ, Bảo vệ Trẻ con, Giáo dục, Tình trạng Khẩn cấp, Quyền Trẻ em và Phương kế Sinh nhai.
Đang công tác tại Washington, Bà Mary Beth Powers, Giám đốc điều hành của hội, từng công tác tại Việt Nam đã dành cho Đài Á Châu Tự Do một buổi phỏng vấn, về những hoạt động của hội trong thời gian qua. Trong buổi phỏng vấn chúng tôi đặc biệt quan tâm đến trẻ em tại Việt Nam. Xin mời quý thính giả theo dõi bài phỏng vấn sau đây với Khoa Diễm. Phần chuyển ngữ do Diễm Thi đọc.
Hệ thống y tế đến vùng sâu, vùng xa
Khoa Diễm: Cám ơn bà đã đến với đài chúng tôi và dành cho chúng tôi buổi nói chuyện hôm nay. Trước hết, xin bà cho biết nhìn chung thì tình hình sức khỏe cho trẻ em tại Việt Nam hiện nay ra sao?
MB Powers:Tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy được rất nhiều sự tiến bộ đáng kể trong việc giảm số cơ nguy dẫn đến tử vong khi mang thai và lúc sanh nở, đó là kết quả của quá trình mở rộng những phục vụ y tế cơ bản và chăm sóc sản khoa khẩn cấp qua các bệnh viện của Bộ Y Tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, những người ở vùng sâu hoặc vùng cao vẫn còn đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Tôi đang thi hành một dự án mà chúng tôi cố gắng thúc đẩy những người ở vùng cao có nguy cơ sanh khó đến bệnh viện sớm hơn để bảo đảm an toàn khi sanh nở.
Khoa Diễm: Vậy thì Bộ Y Tế tại Việt Nam đã hưởng ứng và giúp đỡ hội như thế nào khi bà công tác tại đây? Họ có gây khó khăn gì cho hội hay không?
Bắt đầu từ các làng, xã, từ trong cộng đồng, phải có một hệ thống quan tâm đến sức khỏe tương xứng...Đồng thời, những người dân thiểu số, những người sống bên ngoài vòng đai của hệ thống, những người sống rất xa các bệnh viện tỉnh phải được quan tâm hơn.
Bà Mary Beth Powers
MB Powers:Bộ Y Tế Việt Nam đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc đặt ra một tiêu chuẩn nhất định cho việc chăm sóc trẻ em khắp các miền tại Việt Nam. Những tiêu chuẩn này sau đó được đưa xuống cho các tỉnh và những hội như Saving the Children để củng cố khả năng của các tỉnh và huyện để họ có thể cung cấp những sự trợ giúp thỏa đáng đến người dân.
Tôi nghĩ rằng cấu trúc làm việc của Việt Nam là chính quyền đưa ra một chính sách và chuyển giao lại cho các tỉnh, từ đó các tỉnh đặt sức khỏe các bà mẹ và trẻ em lên hàng đầu rồi dùng những thiết bị họ có và những gì họ có được từ những hội như chúng tôi, hội Save the Children để chắc chắn rằng mọi việc trong hệ thống làm việc tốt với nhau.
Khoa Diễm: Vậy thì thưa bà, vấn đề nào làm bà quan tâm nhất hiện nay?
MB Powers:Chúng tôi muốn nói đến sự liên tục chăm sóc từ nhà đến bệnh viện. Bắt đầu từ các làng, xã, từ trong cộng đồng, phải có một hệ thống quan tâm đến sức khỏe tương xứng. Nếu có vấn đề gì đó thì người dân phải biết nơi đâu là điểm cần đến tiếp theo để nhận được sự giúp đở.
Đồng thời, những người dân thiểu số, những người sống bên ngoài vòng đai của hệ thống, những người sống rất xa các bệnh viện tỉnh phải được quan tâm hơn. Họ cần những phục vụ sức khỏe đặc biệt đến với họ, với cộng đồng của họ. Đương nhiên những phục vụ này phải phù hợp với từng địa phương để họ sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ.
Những quan ngại cần được khắc phục
Khoa Diễm: Thưa bà, những căn bệnh nào là đáng lo ngại nhất tại Việt Nam?
MB Powers:Tại Việt Nam, viêm phổi và tiêu chảy là hai bệnh đang quan ngại nhất và là những căn bệnh dẫn đến số lớn các ca tử vong với trẻ em.
Biến chứng khi sinh, biến chứng khi trẻ sinh ra không đủ ký, rất nhiều trẻ em được sinh ra thiếu ký-đó là mối lo rất lớn của chúng tôi vì đây là kết quả của việc những bà mẹ không đủ dinh dưỡng khi mang thai và đôi khi cũng do vấn đề văn hóa theo vùng. Những điều này dẫn đến việc trẻ em chết yểu.
Và một bất ngờ là lý do dẫn đến việc trẻ em chết khi còn nhỏ là do tai nạn, chẳng hạn như chết đuối hoặc tai nạn xe cộ.
Khoa Diễm: Không nói đến tai nạn xe cộ, theo bà làm sao để khắc phục những tai nạn dẫn đến tử vong khi trẻ còn nhỏ?
MB Powers:Điều này rất quan trọng vì khi bạn nghĩ đến Việt Nam, nơi mà rất nhiều cha mẹ làm việc đồng áng và người chăm sóc các bé thường là những anh chị lớn hơn nhưng vẫn còn rất nhỏ tuổi. Chúng ta phải chỉ dẫn, dạy bảo những trẻ này cách nào để chăm sóc em nhỏ, những điều cần làm và những việc nên lưu ý, nếu không thì sẽ có những hậu quả đáng tiếc.
Khoa Diễm: Xin cám ơn bà rất nhiều cho buổi nói chuyện hôm nay. Chúc Hội Save the Children gặt hái được nhiều thành công và giúp thêm được nhiều trẻ em nữa.
Theo dòng thời sự:
- Trẻ em Việt Nam chết đuối, sự thật đáng ngại
- Bao giờ người Việt Nam mới có đủ nước sạch?
- Luật sư thiện nguyện bảo vệ trẻ em bị bạo hành và xâm hại
- Người dân đòi "xử" cặp vợ chồng hành hạ trẻ em ở Cà Mau
- Tình hình bạc đãi và tra tấn trẻ em vẫn còn tiếp diễn
- UNICEF: chăm sóc y tế cho trẻ ở vùng sâu, vùng xa cần cải thiện
- Y tế phụ sản tăng tiến nhiều ở tỉnh thành, cần cải thiện ở vùng xa
- Trẻ em cần được cung cấp những dịch vụ y tế căn bản
- Trẻ em bị bán làm "nô lệ tình dục"
- Đời trẻ lang thang ở Hà Nội