Trao đổi với Dân biểu Úc Chris Bowen, người tham gia biểu tình đêm văn nghệ “Duyên Dáng Việt Nam”

Đằng Phong, phóng viên đài RFA

Trong cuộc biểu tình chống đêm văn nghệ “Duyên Dáng Việt Nam” tại thủ đô Canberra của Australia mới đây, cộng đồng người Việt đó đã có sự ủng hộ từ phía chính giới Úc. Một trong những người này là ông Chris Bowen.

AustraliaProtest200.jpg
Cộng đồng người Việt ở Autralia biểu tình chống đêm văn nghệ “Duyên Dáng Việt Nam” tại Canberra. Photo courtesy of Trần Văn Thinh.

Vào buổi sáng trước khi cuộc biểu tình diễn ra, ông Bowen đã lên tiếng phát biểu tại Quốc Hội Australia, phản đối chương trình duyên dáng Việt Nam, và vào đêm đó cũng đã tham gia biểu tình cùng hàng ngàn người Việt sống tại Úc.

Đằng Phong đã trao đổi với ông Bowen, để tìm hiểu lý do gì đã khiến ông có những hành động như thế. Xin mời quý thính giả theo dõi.

Đằng Phong: Thưa ông, hôm thứ hai vừa qua ông có lên tiếng tại Quốc Hội Úc và phát biểu ủng hộ cộng đồng người Việt-Úc trong chiến dịch biểu tình chống chương trình văn nghệ "Duyên Dáng Việt Nam." Xin ông tóm tắt lại nội dung của những lời phát biểu đó tại đây cho quý thính giả chúng tôi.

Chris Bowen: Những lời phát biểu của tôi là để ủng hộ cộng đồng người Việt-Úc có ý định biểu tình phản đối chương trình văn nghệ đó. Tôi muốn đại diện Quốc Hội Úc nói cho họ biết rằng nước Úc không chấp nhận những chương trình tuyên truyền cho đảng cộng sản mà người dân Việt Nam phải trả tiền mới được vào xem.

Số tiền trợ giúp cho người Việt Nam phải được gởi đến tay người Việt Nam, chứ không được dùng trong những mục đích khác. Đối với tôi 60 năm thành lập Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không có gì đáng kỷ niệm, mà chỉ có 60 năm đàn áp người dân, trù dập tự do mà thôi.

Theo tôi hiểu thì không có chính khách nào của Úc tham dự chương trình văn nghệ hết. Riêng cá nhân tôi và một người dân biểu khác có đến tham gia cuộc biểu tình, nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì không có người dân biểu hay thượng nghị sĩ nào của Úc đi dự chương trình văn nghệ hết.

Đằng Phong: Trong các báo chí Việt Nam trong nước, chương trình "Duyên Dáng Việt Nam" đã được quảng bá là cơ hội để tạo một nhịp cầu giữa văn hoá Việt Nam và người dân Australia.

Một trong những điều hy vọng của ban tổ chức đêm văn nghệ tại Canberra là có được sự hiện diện của càng nhiều chính giới Úc càng tốt. Theo ông, điều này có đạt được không?

Chris Bowen: Theo tôi hiểu thì không có chính khách nào của Úc tham dự chương trình văn nghệ hết. Riêng cá nhân tôi và một người dân biểu khác có đến tham gia cuộc biểu tình, nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì không có người dân biểu hay thượng nghị sĩ nào của Úc đi dự chương trình văn nghệ hết.

Đằng Phong: Trong khi đáng lẽ ông có thể biểu dương sự ủng hộ của ông cho cộng đồng người Việt-Úc bằng cách từ chối không tham dự đem văn nghệ, ông đã đi xa hơn, là tham đự cuộc biểu tình cùng với hai ông Gary Humphries và Michael Hatton, và còn lên khán đài phát biểu nữa. Tại sao ông đã làm như thế?

Chris Bowen: Theo tôi thì những ai đang đấu tranh cho dân chủ nên được sự ủng hộ tối đa. Thông thường cuộc đấu tranh đó rất là cô đơn, và tôi muốn giúp cộng đồng người Việt tại Úc lên tinh thần một chút bằng cách cho họ biết là tại Quốc Hội có những người ủng hộ họ. Tôi đến tham dự biểu tình chỉ mất khoảng nửa giờ của tôi thôi, và tôi rất vui để làm việc đó.

Đằng Phong: Ông có sợ là những hành động của ông có thể gây tác hại cho mối quan hệ Việt-Úc?

Chris Bowen: Không. Không. Dĩ nhiên Australia và Việt Nam cần có sự quan hệ. Úc cần phải gởi tiền trợ giúp cho Việt Nam, cần phải bang giao với Việt Nam. Nhưng vấn đề nhân quyền và dân chủ luôn luôn phải đứng ở hàng đầu.

Nếu Việt Nam muốn kết tình bạn với Úc thì điều đó tốt lắm, nhưng người bạn thật sự thì không ngại nói cho người bạn mình biết một cách thẳng thắn khi họ sai lầm. Trong trường hợp này, Úc cần phải đòi Việt Nam có thêm những đổi mới.

Đến nay Việt Nam đã có những sự cải thiện về mặt kinh tế, nhưng Việt Nam cần phải có thêm những sự cải thiện vê mặt nhân quyền và dân chủ, mà cho đến nay chúng ta chưa thấy.

Nhưng chính tôi thấy là có rất ít người đã vào hội trường, không cách chi đến con số 2000 người. Nếu thật sự mà có 2000 người vào tham dự thì tôi sẽ vô cùng khó tin.

Đằng Phong: Gần đây Úc và Việt Nam có thoả thuận với nhau là hai bên sẽ đồng ý nhập khẩu các văn hoá phẩm của nhau. Chương trình "Duyên Dáng Việt Nam" này có thể được coi như là một loại văn hoá phẩm.

Ông sẽ trả lời như thế nào đối với những ai cho rằng ông và cộng đồng người Việt-Úc là những người quá khích, và đã chính trị hoá một chương trình văn hoá bình thường?

Chris Bowen: Tôi sẽ trả lời là, như anh nói trước đây, cái chương trình "Duyên Dáng Việt Nam" đã được dùng để tạo một nhịp cầu giữa Việt Nam và Australia. Nhưng chính giới Úc cần phải biết về sự thật hiện nay tại Việt Nam. Hơn thế nữa là đêm này đã được tổ chức để đánh dấu 60 năm hình thành đảng Cộng sản Việt Nam, vả điều đó không có ý nghĩa thật sự về văn hóa.

Đằng Phong: Báo chí tại Việt Nam có tường thuật là gần 2000 người đã tham dự đêm văn nghệ, với sự hiện diện của một số ít người đứng ngoài hội trường biểu tình. Theo sự hiểu biết của tôi thì hội trường của văn nghệ chỉ chứa được 1200 người thôi. Ông có ý kiến gì về vấn đề này không?

Chris Bowen: Tôi nghĩ là có khoảng 800 cho đến 1000 người đứng ở ngoài hội trường biểu tình. Còn đối với con số những ai tham dự thì tôi được nghe kể lại là có khoảng 200 người, nhưng tôi không có vào hội trường cho nên không biết được.

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Nhưng chính tôi thấy là có rất ít người đã vào hội trường, không cách chi đến con số 2000 người. Nếu thật sự mà có 2000 người vào tham dự thì tôi sẽ vô cùng khó tin.

Đằng Phong: Thành thật cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi ngày hôm nay.