Nhã Trân, phóng viên đài RFA
Trong một bài trước đây Nhã Trân đã đề cập đến vấn đề trưng cầu ý dân và trình bày các ý kiến của người dân trong và ngoài nước về việc có nên thực hiện một cuộc lấy ý kiến chung của toàn dân hay không. Trong bài này Nhã Trân trao đổi với Giáo Sư Nguyễn Văn Canh để tìm hiểu thể thức và phương cách để thực hiện một cuộc trưng cầu ý dân tại Việt Nam.
Giáo Sư Nguyễn Văn Canh tốt nghiệp Tiến Sĩ ngành Công Pháp Quốc Tế tại Đại Học Luật Khoa Sài Gòn năm 1971. Ông là Giáo Sư Luật và Chính Trị Hiện Đại, và cũng là Phụ Tá Khoa Trưởng Đại Học Luật Khoa Sài Gòn cho đến khi Sài Gòn thay đổi thể chế vào năm 1975.
Ngoài ra ông là học giả Viện Nghiên Cứu Hoover về Chiến Tranh, Cách Mạng và Hoà Bình của Đại Học Stanford, là Đồng Giám Đốc Dự Án Lịch Sử Khẩu Truyền Đông Dương, Viện Nghiên Cứu Đông Á thuộc Đại Học Berkeley, và là Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam ở San Jose, California.
Chúng tôi đã hỏi thăm Giáo Sư vào khi Việt Nam đang chuẩn bị dự thảo luật về trưng cầu ý dân.
Nhã Trân: Thưa, giáo sư có thể cho biết một cách tổng quát về khái niệm trưng cầu ý dân, cùng tính chất và mục tiêu?
Giáo sư Nguyễn Văn Canh: Thường thì một quốc gia dân chủ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, hay nói khác đi là yêu cầu dân chúng phát biểu ý về một việc quan trọng nào đó của đất nước.
Dù rằng đã có hiến pháp, luật pháp và cơ quan hành pháp nhưng khi có vấn đề hệ trọng vượt quá quyền hạn của quốc hội, hay của chính phủ nói chung, thì chính quyền không dám quyết định mà phải thỉnh cầu ý kiến dân chúng để quyết định.
Dù rằng đã có hiến pháp, luật pháp và cơ quan hành pháp nhưng khi có vấn đề hệ trọng vượt quá quyền hạn của quốc hội, hay của chính phủ nói chung, thì chính quyền không dám quyết định mà phải thỉnh cầu ý kiến dân chúng để quyết định.
Có hai loại vấn đề, một là liên quan đến việc tuyển chọn người quản trị đất nước, đó là trưng cầu dân ý về người; còn loại thứ hai là về một vấn đề như thể chế, hay một vấn đề quan trọng nào đó.
Nhã Trân: Thưa giáo sư, nếu toàn dân, hay đa số nhân dân thấy cần có một cuộc trưng cầu ý dân nhưng chính quyền không đồng ý tổ chức thì điều gì sẽ xẩy ra, và người dân có thể thúc đẩy để cuộc trưng cầu được hình thành hay không?
Giáo sư Nguyễn Văn Canh: Ở những quốc gia tôn trọng luật pháp, hay nói khác đi là những quốc gia dân chủ, thì khi thấy đông đảo quần chúng đòi hỏi phải được nêu ý kiến về những vấn đề quan trọng, chính quyền luôn luôn lưu tâm và tìm cách giải quyết, đáp ứng nguyện vọng đó.
Thí dụ như khi ký một hiệp ước nhượng đất, nhượng biển thì quyết định này không phải của chính quyền, mà quyền đó là của dân. Trong những tình huống như thế này chính phủ hoặc quốc hội không có thẩm quyền, mà phải để cho dân chúng quyết định.
Nhã Trân: Thưa, trong trường hợp nhà nước từ chối không tổ chức, thì một cơ quan, hoặc các tổ chức có uy tín của xã hội dân sự có thể thực hiện một cuộc trưng cầu ý dân hay không?
Giáo sư Nguyễn Văn Canh: Luôn luôn là nhà nước phải đứng ra làm việc này, chứ không phải là các tổ chức dân sự NGO, tức phi chính phủ, hay một địa phương nào đó. Tuy nhiên trong việc tổ chức thì quốc hội đóng vai trò quan trọng nhất. Nếu trong một quốc gia người dân đòi hỏi một cuộc trưng cầu dân ý mà chính phủ không thực hiện thì sẽ đưa đến những xáo trộn xã hội.
Nếu nhà nước không thực hiện thì phong trào này sẽ đi lên, người dân sẽ đòi hỏi nhiều hơn, dẫn đến tình trạng xáo trộn xã hội, và chế độ cũng không tồn tại được, dù rằng chế độ đó hiện nay là chế độ độc tài toàn trị, cấm đoán tuyệt đối những quyền chính trị của dân chúng.
Vấn đề sẽ vẫn còn đó. Ngay bây giờ người dân chưa làm gì được nhưng vấn đề vẫn còn đó, sẽ gây nhiều khó khăn cho một chế độ đã loại bỏ những quyền mà Liên Hiệp Quốc, các bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cũng như các công ước quốc tế đã chấp nhận các quyền chính trị và dân sự cho người dân.
Vấn đề sẽ vẫn còn đó. Ngay bây giờ người dân chưa làm gì được nhưng vấn đề vẫn còn đó, sẽ gây nhiều khó khăn cho một chế độ đã loại bỏ những quyền mà Liên Hiệp Quốc, các bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cũng như các công ước quốc tế đã chấp nhận các quyền chính trị và dân sự cho người dân.
Nhã Trân: Thưa, như thế không một tổ chức, cơ quan nào có thể đứng ra thực hiện, nếu chính phủ không thi hành một cuộc trưng cầu ý dân?
Giáo sư Nguyễn Văn Canh: Hiện nay trong nước đang đòi phải có trưng cầu dân ý. Còn chính quyền có nghĩa vụ phải làm. Ở một nước độc tài toàn trị thì phải làm cách nào? Thường phải có một số điều luật căn bản để họ hướng dẫn cho người ta làm, nêu ra một số quy tắc.
Những điều khoản căn bản đó được ghi trong hiến pháp, còn nếu không thì cũng phải có một đạo luật khung bộ, cho phép tổ chức cuộc trưng cầu. Khi làm việc đó thì không phải cơ quan hành pháp độc tài, muốn làm gì thì làm, mà quyền sẽ được chuyển, tức là quốc hội sẽ lập ra một ủy ban để điều khiển công việc này. Ủy ban đó thường là vô tư, để thực hiện công việc chung của quốc gia.
Nhã Trân: Tiến trình thiết lập một cuộc trưng cầu ý dân như thế nào, và có những thể thức xúc tiến ra sao?
Giáo sư Nguyễn Văn Canh: Sau khi có luật khung bộ, và hiến pháp cho phép tổ chức, thì phải có một đạo luật liên quan đến vấn đề này. Sẽ có một ủy ban do quốc hội chỉ định, chứ không phải bên hành pháp thường độc tài, hay lạm dụng, đưa người của mình vào để mà lạm dụng hay chi phối.
Ủy ban do quốc hội chỉ định, tạm gọi là ủy ban đặc nhiệm, sẽ có một lịch trình làm việc, và phải công bố cho người dân biết. Người dân phát biểu quan điểm của họ, cắt nghĩa những đòi hỏi của họ, và phải thực hiện như thế nào.
Vào ngày cuộc trưng cầu dân ý được thực hiện, người dân đến thùng phiếu, phát biểu quan điểm của mình, và dĩ nhiên là bỏ phiếu kín chứ không phải là phiếu công khai, bởi vì nếu làm như vậy sẽ bị chính quyền lạm dụng quyền hành mà đe dọa người dân về vấn đề phiếu.
Rồi thì người ta phải kiểm phiếu một cách công khai, chứ không phải qua Mặt Trận Tổ Quốc hoặc một cách sắp xếp như tình trạng hiện nay ở Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Sau khi kết quả được công bố thì chính quyền cứ thế mà thi hành.
Nhã Trân: Thưa giáo sư, trong các nước độc tài toàn trị nếu muốn đảm bảo tính cách trung thực của cuộc trưng cầu ý dân, các đoàn thể xã hội có thể dự phần vào việc giám sát kiểm phiếu hay không?
Nếu Việt Nam có tổ chức trưng cầu dân ý thì mời ông ấy. Ông sẽ gửi người đến. Rồi thì các nhà báo, các tổ chức nhân quyền quốc tế. Họ sẵn sàng đến tham dự để chứng minh sự vô tư, công bằng của việc làm. Rất nhiều tổ chức sẽ đến. Nhiều khi họ tới cả hàng ngàn người để mà quan sát.
Giáo sư Nguyễn Văn Canh: Việt Nam bây giờ nếu muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thực sự, nói lên nguyện vọng của người dân, thì phải có những NGO, tức các tổ chức phi chính phủ, tham gia. Cần thật nhiều các tổ chức xã hội dân sự này với đầy đủ quyền hành để ngừa những sự lạm quyền của những người công an hay cảnh sát, hay những viên chức chính quyền liên quan đến việc bầu phiếu.
Đồng thời cũng phải có những tổ chức quốc tế đến để giám sát việc tổ chức và điều hành cho nghiêm chỉnh.
Nhã Trân: Những cơ quan, tổ chức quốc tế nào người dân trong nước có thể trông cậy vào để giúp đỡ cho việc này?
Giáo sư Nguyễn Văn Canh: Có nhiều tổ chức, kể cả những tổ chức tư nhân có tính cách quốc tế. Liên Hiệp Quốc cũng sẵn sàng gửi người đến để quan sát. Ngay tại Hoa Kỳ, ông Jimmy Carter có hẳn một trung tâm rất rộng lớn, hoạt động liên quan đến việc này.
Nếu Việt Nam có tổ chức trưng cầu dân ý thì mời ông ấy. Ông sẽ gửi người đến. Rồi thì các nhà báo, các tổ chức nhân quyền quốc tế. Họ sẵn sàng đến tham dự để chứng minh sự vô tư, công bằng của việc làm. Rất nhiều tổ chức sẽ đến. Nhiều khi họ tới cả hàng ngàn người để mà quan sát.
Nhã Trân: Xin cảm ơn giáo sư đã dành cho đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn này.
Theo dòng câu chuyện:
- Tính khả thi của việc tiến hành trưng cầu ý dân tại Việt Nam
- Người Việt trong và ngoài nước nghĩ gì về trưng cầu ý dân?