Người Việt Nam duy nhất trong phòng bỏ phiếu của Hạ viện Hoa Kỳ

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, một người vận động cho dân chủ là người Việt Nam duy nhất có mặt tại chỗ và chứng kiến cuộc bỏ phiếu thông qua Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam ở Hạ Viện Hoa Kỳ diễn ra ngày hôm qua. Bác Sĩ Ngãi đã dành cho Ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc phỏng vấn sau đây.

NguyenXuanNgaiCheney200.jpg
Phó tổng thống Hoa Kỳ Dick Cheney tiếp nhận bức thư của Giáo sư Hoàng Minh Chính –Tổng thư ký đảng Dân Chủ XXI gửi cho Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush. Người đứng bên trái là Bs. Nguyễn Xuân Ngãi (PTDCVN).

Nguyễn Khanh: Cám ơn Bác Sĩ nhận lời ghé thăm Đài và trả lời phòng vấn của chúng tôi. Đước biết Bác Sĩ là người Việt Nam duy nhất có mặt ngay tại nghị trường liên bang Hoa Kỳ lúc các vị Dân Biểu bỏ phiếu thông qua Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam. Cảm tưởng của Bác Sĩ lúc đó như thế nào?

Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi: Có thể nói lúc đó mình muốn òa lên khóc. Lúc đó không khí sôi động vô cùng và tất cả mọi người như ăn mừng vì chiến thắng qú lẫy lừng. Dự luật 3096 được thông qua mà chỉ có 3 phiếu chống thôi.

Tất cả mọi vị dân cử đều hân hoan, và khi nhìn thấy có mình tôi là người Việt Nam đứng ở đó, tất cả mọi người đẩy tôi lên. Ông Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Tom Lantos giới thiệu “đây là Bác Sĩ Ngãi ở San Jose bang California” và mọi người nắm tay tôi, ôm nhau mừng rỡ. Tôi gặp rất nhiều vị Dân Biểu, đa số là tác giải của dự luật đó.

Tình hình lạc quan

Nguyễn Khanh: Những vị Dân Biểu tác giả của Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam đã nói gì với Bác Sĩ sau khi cuộc bỏ phiếu vừa kết thúc?

Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi: Họ rất vui mừng dự luật được thông qua thật dễ dàng. Đây là vấn đề nhân quyền, tự do của con gnười, và đương nhiên ai ai cũng chấp nhận. Một điều quan trọng nhất là tôi được biết có sự hiện diện của phái đoàn đại biểu Quốc Hội Cộng Sản Việt Nam.

Có khoảng 11 người Việt Nam và hai người đại diện cho Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế và tổ chức Human Rights Watch được mời tham dự. Trong thành phần tham dự ngoài tôi là đại diện cho Ðảng Dân Chủ Việt Nam Thế Kỷ 21, còn có anh Lê Minh Nguyên, đại diện cho Mạng Lưới Nhân Quyền, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, anh Hoàng Tứ Duy, anh Nguyễn Ðình Thắng, Chị Ỷ Lan, anh Ðỗ Hoàng Ðiềm, và một vài người nữa.

Không hiểu họ nghĩ thế nào, mình thì khóc lên vì mừng, còn chắc là họ cũng khóc vì tức giận. Điều tôi vô cùng hãnh diện là với sự ủng hộ của toàn thể cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ và với sự ủng hộ của các vị Dân Biểu Hạ Viện Liên Bang, dự luật đã được thông qua.

Nguyễn Khanh: Cánh cửa kế tiếp cần phải mở là cánh cửa của Thượng Viện. Bác Sĩ đừng quên là một dự luật tương tự đã từng được Hạ Viện thông qua và bị chận lại ở Hạ Viện. Lần này, Bác Sĩ nghĩ như thế nào?

Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi: Lần này không khí hoàn toàn khác, hoàn cảnh hoàn toàn khác, thời điểm hoàn toàn khác. Với lại có lẽ cộng đồng người Việt hiểu biết hơn và rút kinh nghiệm của lần trước, nên tôi nghĩ cơ hội chiến thắng có thể có, mặc dù bất cứ dự luật nào có liên quan đến tiền bạc đều gặp khó khăn, nhất là trong thời điểm ngân sách của Hoa Kỳ đang gặp trở ngại như hiện nay, nên tôi nghĩ để được thông qua thì hơi khó.

Nhưng hôm nay lần đầu tiên tôi gặp Thượng Nghị Sĩ Sam Brownback và chính ông hứa sẽ là người đệ trình dự luật này ở Thượng Viện.

Nguyễn Khanh: Bên cạnh Thượng Nghị Sĩ Sam Brownback, ông có nghe thêm dư luận nào từ các vị Nghị Sĩ khác hay không?

Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi: Ngày hôm nay tôi còn gặp thêm một sô Thượng Nghị Sĩ nữa. Trước khi đến đây tôi chỉ mới gặp có ông Brownback thôi, và Nghị Sĩ Brownback bảo với tôi là theo ông nghĩ, chắc các vị khác cũng đồng ý, không có vấn đề gì phải lo.

Nguyễn Khanh: Bước thứ nhất đã thông qua là Hạ Viện, bước thứ nhì là phải đẩy cảnh cửa Thượng Viện, và bước kế tiếp là Nhà Trắng. Chúng tôi được biết Bác Sĩ mới gặp viên chức của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ. Vấn đề này có được nói đến hay không? Câu trả lời Bác Sĩ nghe được từ Nhà Trắng như thế nào?

Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi: Ngay hôm qua tôi có gặp Cô Elizabeth Phu, người mới được Tổng Thống bổ nhiệm làm Giám Đốc đặc trách 11 nước Á Châu, trong đó có Việt Nam. Đây là chức vụ mới của Cô, và Cô nói lúc nào Nhà Trắng cũng ủng hộ dân chủ, nhân quyền, nên với dự luật này Nhà Trắng hoàn toàn ủng hộ.

Sức khỏe của ông Hoàng Minh Chính

Ông Michael Orona đã đi từ Bắc chí Nam và theo lời ông kể lại, ông đã gặp ít nhất 7 nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Giáo Sư Hoàng Minh Chính là người ông gặp đầu tiên, và cũng là người ông đẻen gặp cuối cùng.

Nguyễn Khanh: Chúng ta vừa nói chuyện bên ngoài, bây giờ xin phép Bác Sĩ để chúng tôi bước vào Việt Nam. Một trong những người rất thân với Bác Sĩ là Cụ Hoàng Minh Chính. Chúng tôi muốn biết tình trạng sức khỏe của Cụ Chính hiện nay như thế nào?

Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi: Sức khỏe của Cụ Chính thì trước hết, năm nay Cụ đã 89 tuổi rồi. Trước đây Cụ chữa ung thư ruột già thì lành hẳn, có thể nói là lành hoàn toàn. Tuy nhiên chứng ung thư nhiếp hộ tuyến thì đang lan ra khắp nơi, đặc biệt là lan vào xương sống nên tình hình có thể nói là không được khả quan cho lắm. Cụ ra vào viện rất nhiều lần, uống rất nhiều thuốc và bị sưng, rất đâu đớn.

Nguyễn Khanh: Nếu Bác Sĩ cho phép, chúng tôi xin được hỏi là tình trạng có nguy kịch lắm không?

Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi: Tôi nghĩ là không được khả quan lắm, còn nguy kịch thì chưa đến nỗi nguy kịch.

Chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Michael Orona

Nguyễn Khanh: Một trong những viên chức quan trọng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ -đặc biệt ông đặc trách về tự do, dân chủ, nhân quyền- là ông Michael Orona. Chúng tôi được biết trong thời gian có mặt ở Hà Nội, ông Orona có đến thăm Cụ Hoàng Minh Chính không chỉ một lần mà là hai lần. Cụ Chính hay ông Orona có nói cho Bác Sĩ nghe về những buổi gặp gỡ đó không?

Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi: Có thể nói là tôi nói chuyện với Cụ Chính rất thường xuyên, mỗi tuần hai ba lần bằng đien thoại. Trước khi đi Washington để vận động với chính giới Mỹ, tôi cũng có nói chuyện với Cụ. Liên hệ giữa tôi với Bộï Ngoại Giao –đặc biệt với ông Orona- rất là gần.

Tôi gặp ông ấy trước khi ông đi Việt Nam và ông có nói cho tôi biết là chuyến đi của ông kéo dài 3 tháng, để theo dõi tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Ông về lại Hoa Kỳ cách đây ba bốn ngày và hôm qua, tôi có gặp ông ở Bộ Ngoại Giao.

Nguyễn Khanh: Liệu Bác Sĩ có thể kể cho chúng tôi là ông Orona đã thu thập được những gì, và nhận xét của ông như thế nào về tình tranhg nhân quyền ở Việt Nam không?

Ông Michael Orona cũng nói là lúc nào, đi đâu cũng có công an đi theo. Ông mới qua được có mấy tuần thôi, công an đã tính trục xuất ông. Ông đén gặp thẳng ông công an trưởng ở Hà Nội, nói là “anh muốn tôi ở lại 3 tháng, hay anh muốn tôi về Washington và tôi báo cáo là một nhân viên ngoại giao Mỹ bị trưc xuất?” Họ nhượnng bộ, để cho ông Orona ở lại đến ngày cuối cùng.

Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi: Ông Michael Orona đã đi từ Bắc chí Nam và theo lời ông kể lại, ông đã gặp ít nhất 7 nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Giáo Sư Hoàng Minh Chính là người ông gặp đầu tiên, và cũng là người ông đẻen gặp cuối cùng.

Ông Orona cũng rất lo âu về tình trạng sức khỏe của Cụ Chính, thành ra hôm 12 tháng Chín trước khi về, ông ghé lại nhà Cụ Hoàng Minh Chính một lần nữa, và ở lại rất lưu luyến, tới bốn năm tiếng đồng hồ. Ông Orona nói Cụ Hoàng Minh Chính là người tinh thần rất mạnh, rất sảng khoái, rất hiên ngang.

Người thứ nhì ông Orona có cảm tình đặc biệt nữa là Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn. Bác Sĩ Sơn có tặng cho ong một tấm plaque và ông bảo với tôi là ông sẽ giữ tấm plaque này suốt đời, đến khi nào Bác Sĩ Sơn được tự do sang bên Mỹ, lúc ấy ông sẽ trả lại cho Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn. Ông nhắc lại chuyện đó như là một kỷ niệm giữa ông với Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn.

Ngoài ra những nhân vật khác ông đã gặp là các ông Nguyễn Vũ Bình, Luật Sư Lê Quốc Quân, ông Nguyễn Khăc Toàn, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế và mới nhất như quý vị đã biết, ông có đến Thanh Minh Thiền Viện để thăm Hòa Thượng Thích Quảng Độ.

Nhân quyền của Việt Nam vẫn rất tồi tệ

Nguyễn Khanh: Nhận định của ông Orona về tình hình nhân quyền Việt Nam như thế nào? Ông Orona có chia sẻ điều đó với Bác Sĩ hay không?

Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi: Ông nói rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn rất tồi tệ, và phải làm việc nhiều hơn nữa để cải thiện nhân quyền cho Việt Nam. Chính vì vậy ông muốn tình nguyện trở lại Việt Nam, công tác ít nhất 2, 3 năm thì may ra những điều ông đã làm mới tiến hành được, mặc dù ông nghĩ ông Tân Đại Sứ là người tốt, có thể tiếp được công việc của vị đại sứ cũ.

Ông Michael Orona cũng nói là lúc nào, đi đâu cũng có công an đi theo. Ông mới qua được có mấy tuần thôi, công an đã tính trục xuất ông. Ông đén gặp thẳng ông công an trưởng ở Hà Nội, nói là “anh muốn tôi ở lại 3 tháng, hay anh muốn tôi về Washington và tôi báo cáo là một nhân viên ngoại giao Mỹ bị trưc xuất?” Họ nhượnng bộ, để cho ông Orona ở lại đến ngày cuối cùng.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Bác Sĩ.