Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
Người Việt hải ngoại đã quen thuộc với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn qua những chương trình Thúy Nga Paris từ nhiều năm qua và hầu như đều đồng ý rằng ông là người dẫn chương trình có phong cách trí thức nhất tại hải ngoại.

Bên cạnh tài năng MC, nhiều độc giả cũng rất quen thuộc với những tác phẩm in hay audio viết về nhiều đề tài trong nước của ông. Trong chương trình Văn Học Nghệ Thuật tuần này Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn nhà văn sau đây mời quý vị theo dõi.
Mặc Lâm: Thưa anh có phải cuốn "The Will of Heaven" là tác phẩm đầu tiên của anh không ạ?
Nguyễn Ngọc Ngạn: Cuốn "The Will of Heaven" không phải là tác phẩm đầu tiên của tôi nhưng là cuốn sách được xuất bản đầu tiên. Cuốn đầu tay mà tôi viết là cuốn "Những người đàn bà còn ở lại" viết bằng tiếng Việt khi tôi còn ở trại tỵ nạn Mã Lai năm 1979.
Khi sang tới Canada thì điều kiện xuất bản của cộng đồng lúc ấy khó khăn quá tôi không làm sao in được cuốn sách bằng tiếng Việt, tôi chuyển sang viết bằng tiếng Anh thì may sao một nhà xuất bản ở New York nhận in.
Mặc Lâm: Nếu tôi không lầm thì quyển này kể lại chính cuộc đời anh phải không?
Nguyễn Ngọc Ngạn: Gần như 90% nó là một cuốn tự truyện hay là hồii ký do chính tác giả viết. Tôi viết về thời tôi còn đi học, thời tôi còn trong quân đội và thời tôi ở tù cải tạo 3 năm và tôi viết về hành trình vượt biển của tôi năm 1979.
Gần như 90% nó là một cuốn tự truyện hay là hồi ký do chính tác giả viết. Tôi viết về thời tôi còn đi học, thời tôi còn trong quân đội và thời tôi ở tù cải tạo 3 năm và tôi viết về hành trình vượt biển của tôi năm 1979.
Mặc Lâm: Thưa anh, anh là người rời nước rất sớm nhưng lại viết rất nhiều sách lấy bối cảnh và nhân vật trong nước, xin anh cho biết anh dùng nguồn tư liệu nào để sáng tác cho nhân vật cũng như sự kiện sống động như vậy?
Nguyễn Ngọc Ngạn: Trước nhất tôi đọc tài liệu trong báo, trong sách. Là một người Bắc di cư rời miền Bắc lúc 9 tuổi, tôi còn nhớ được nhiều hình ảnh ở một vùng ven biên vì tôi ở sát với thị xã Sơn Tây và trước khi di cư vào Nam thì làng tôi cũng gặp nhiều chiến tranh và trong đó có những cảnh cán bộ về làng tập trung thiếu nhi để dạy hát thành ra tôi biết nhiều mặc dù trí óc còn non nớt.
Mặc Lâm: Anh là một nhà văn có số sách được xuất bản cao nhất hải ngoại theo ý anh đề tài nào được độc giả hải ngoại quan tâm nhất?
Nguyễn Ngọc Ngạn: Theo ý tôi một cách chủ quan thôi thì những đề tài chính trị, đặc biệt những đề tài miền Bắc dưới chế độ Cộng Sản. Quyển "Trong Quan Tài Buồn" hay "Màu Cỏ Úa" tôi viết về thời cải cách ruộng đất...
Mặc Lâm: Anh vừa nhắc là anh có viết về đề tài cải cách ruộng đất trong thập niên 50, mới đây nhà văn Tô Hoài được phép xuất bản cuốn "Ba người khác" không biết anh có đọc chưa?
Nguyễn Ngọc Ngạn: Tôi không đọc được nguyên văn nhưng có biết qua nội dung cuốn sách.
Đúng như anh nhận xét tôi phải biên tập tất cả các lời thoại cho phù hợp với audio cho phù hợp với loại hình này. Giống như một buổi kịch truyền thanh, sách audio phải diễn tả được những gì đang xảy ra và được nghe trên đài như tôi đang nghe đài Á Châu Tự Do chẳng hạn.
Mặc Lâm: Anh có nhận xét gì khi trong nước cho in những quyển có đề tài nhạy cảm như vậy?
Nguyễn Ngọc Ngạn: Đã có một số tác phẩm như "Đống rác cũ" của Nguyễn Công Hoan và những quyển khác mà tôi không nhớ tên. Những tác phẩm được xem như chệch hướng bị cấm một thời gian dài bây giờ được xem như cởi mở mà không cởi mở cũng không được trong thời đại Internet này.
Những tác phẩm cũ được tung ra được viết lại dĩ nhiên tôi đọc chúng một cách hứng thú đồng thời tiếc rằng mình không đọc sớm hơn.
Mặc Lâm: Anh là tác giả của một số sách audio rất lớn xin anh cho biết anh có biên tập lại tác phẩm trước khi thu hay không?
Nguyễn Ngọc Ngạn: Đúng như anh nhận xét tôi phải biên tập tất cả các lời thoại cho phù hợp với audio cho phù hợp với loại hình này. Giống như một buổi kịch truyền thanh, sách audio phải diễn tả được những gì đang xảy ra và được nghe trên đài như tôi đang nghe đài Á Châu Tự Do chẳng hạn.
Mặc Lâm: Xin cám ơn anh đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.