Những sáng kiến không được đưa vào ứng dụng vì thiếu kinh phí

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Chuyên mục Sáng kiến & Đời Sống tuần này giới thiệu hai sáng kiến từng được báo chí trong nước nêu khá nhiều; thế nhưng đến nay cả hai đều chưa thể ứng dụng vào đời sống.

0:00 / 0:00
TongVanDung200.jpg
Anh Tống Văn Dũng tại hội chợ Techmart 2005. Photo courtesy Tài Hoa Trẻ.

Sáng kiến thứ nhất là máy bơm tiết kiện năng lượng do ông Tống Văn Dũng tại Hà Nội làm ra; và sáng kiến thứ hai là công trình cải thiện phẩm chất cây đậu nành do Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng dụng, trường Đại Học Cần Thơ nghiên cứu ra.

Máy bơm tiết kiện năng lượng

Người dân sống tại các khu chung cư ở Việt Nam hẳn ai cũng từng có nỗi khổ về chuyện nuớc dùng. Những hộ sống tại các lầu cao đều phải có máy bơm mạnh mới mong nước đến được nơi họ ở.

Ông Tống Văn Dũng, hiện ngụ tại khu Tập Thể Thuốc Lá Thăng Long, ở Hà Nội cũng nhận thấy khó khăn đó từ chính kinh nghiệm gia đình cũng như các hộ chung quanh. Ông luôn trăn trở với ý tưởng làm ra máy bơm hữu dụng, vừa có thể tiết kiệm năng lượng vừa có thể đưa nước lên cao. Và trong một lần nhìn thợ đào giếng, thấy cách làm nuớc vọt lên qua đọan ống, ông đã nghiền mgầm cách làm đó suốt ba năm liền và từ đó hình thành ra 'hệ thống đưa nước lên cao tiết kiện năng lượng'. Ông Tống Văn Dũng nói về hệ thống đó.

Dù hệ thống đưa nước lên cao tiết kiệm năng lượng của ông Tống Văn Dũng đã được trình làng tại Hội chợ Techmart năm 2005 tại thành phố Hồ Chí Minh, thế nhưng công trình của ông vẫn chưa được các cơ quan chức năng công nhận. Khó khăn đó được ông cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Công trình cải thiện phẩm chất cây đậu nành

Bạn nghĩ gì về tình trạng này? Xin email về vietweb@rfa.org

Một công trình nghiên cứu khoa học cũng rơi vào tình trạng có thể nói tương tự như hệ thống đưa nước lên cao tiết kiệm năng lượng của ông Tống Văn Dũng tại Hà Nội là đề tài nghiên cứu 'Ảnh hưởng di truyền của gốc tháp đậu nành hoang lên ngọn tháp đậu nành trồng.' Do Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

Đây là đề tài đọat giải trong số gần 70 đề tài sáng kiến và công trình dự án nghiên cứu được trình làng tại Hội nghị Khoa Học Công Nghệ tuổi trẻ các trường Đại học và Cao Đẳng Khối Nông – Lâm- Ngư tòan quốc năm ngóai.

Tiến sĩ Võ Công Thành, người phụ trách hướng dẫn thực hiện đề tài này, cho biết về ý nghĩa đáng nói của đề tài vừa nêu: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Đề tài này được thầy Võ Công Thành giao cho một sinh viên của Khoa là Nguyễn Trần Anh Huấn trực tiếp nghiên cứu thực hịên. Vào lúc đó Nguyễn Trần Anh Huấn mới 21 tuổi. Tiến sĩ Võ Công Thành nói về nguời sinh viên mà ông đã tin tưởng để giao thực hiện đề tài nghiên cứu:

Tại Hội nghị Khoa học Công nghệ Tuổi trẻ các trường Đại học và Cao đẳng tòan quốc lần thứ hai vào năm ngóai, Nguyền Trần Anh Huấn là người được nhận giải cho đề tài 'Ảnh hưởng di truyền của gốc tháp đậu nành hoang lên ngọn tháp đậu nành trồng'.

Và với những sinh viên có khả năng như thế hẳn nhiên người thầy nào cũng mong giữ lại cho truờng để giúp nghiên cứu và đào tạo các thế hệ sinh viên tiếp theo. Thế nhưng Thầy Võ Công Thành cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Nguyễn Trần Anh Huấn bày tỏ cảm tưởng phải rời bỏ công trình từng tham gia nghiên cứu và họat động sắp đến.

Lý do phải để cho người học trò ưu tú của mình ra đi và công trình nghiên cứu vẫn chưa thể áp dụng vào cuộc sống theo tiến sĩ Võ Công Thành cũng là vì nguồn kinh phí không có để thực hiện và bảo đảm cuộc sống cho một người tài, như bộc bạch của thầy Võ Công Thành sau đây: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Được biết Nguyễn Trần Anh Huấn hiện làm việc cho hãng dược phẩm Bayer tại Việt Nam.

Lãng phí

Có ý kiến than phiền là giới giáo sư đại học và sinh viên Việt Nam thiếu nghiên cứu khoa học. Trong thực tế tình trạng này còn phổ biến. Thế nhưng vẫn còn nhiều trường hợp nghiên cứu ra nhưng không được hỗ trợ để đưa vào ứng dụng như trường hợp ông Tống Văn Dũng là dân tay ngang bỏ thời gian, tiền của ra để nghiên cứu, sáng tạo nhưng công trình của người ấy bị các cơ quan chức năng thờ ơ, không công nhận.

Còn một đề tài nghiên cứu tại một khoa chuyên ngành của một trường đại học cũng phải đắp chiếu do thiếu kinh phí còn người trực tiếp tham gia thì chuyển sang làm cho một ngành khác.

Báo Thanh Niên số cuối tuần qua có bài nhan đề 'Nhân tài Đất Việt chờ hỗ trợ'. Trong đó tác giả Mỹ Duyên nêu ra tâm sự của anh Nguyễn Ngọc Minh, thuộc nhóm MyViêtNam đọat giải thưởng của chuơng trình 'Nhân tài Đất Việt' 2005.

Người này cho biết ' sản phẩm của nhóm MyVietnam không những đã được chứng tỏ trong nuớc mà còn được ứng dụng rộng rãi trên thế giới… Nhóm không đòi hỏi gì nhiều mà chỉ mong các sản phẩm đạt giải tại các cuộc thi trong nước được quan tâm đúng mức hơn nữa. Một mình nhóm thì hết sức long đong lận đận.

Nói đến chuỵên kinh phí thì hẳn nhiên người Việt Nào cũng nhận thấy ngân quỹ dù không dồi dào thế nhưng nói thiếu thì không đúng vì lâu nay biết bao nguồn tiền lớn đang bị tiêu xài không hết sức lãng phí.

Mục Sáng kiến & Đời sống kỳ này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chuơng trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt.