Thiên tai ở Nhật và nguy cơ phát tán phóng xạ của các nhà máy điện hạt nhân

Thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản từ hồi thứ sáu tuần qua cũng dẫn đến sự cố tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima của Nhật.

0:00 / 0:00

Những quan ngại về một thảm hoạ rò rĩ phóng xạ cho Xứ Phù Tang, nơi từng phải gánh chịu hai quả bom nguyên tử hồi năm 1945, dấy lên một làn sóng chỉ trích từ phiá chống xây dựng những nhà máy điện hạt nhân.

Nhân các diễn biến vừa nói, trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, Gia Minh hỏi chuyện một chuyên gia làm việc lâu năm trong lĩnh vực nguyên tử và môi trường tại Hoa Kỳ, ông Phùng Liên Đoàn, về tình hình liên quan. Trước hết ông cho biết:

Biện pháp phòng ngừa thảm họa phát tán phóng xạ

Ông Phùng Liên Đoàn:

Trước hết tôi muốn nói nhà máy Fukushima đã cũ rồi, và ở đó chỉ có một nhà máy với bốn lò phản ứng hạt nhân. Hiện có hai lò phản ứng có vấn đề, và thông tin tôi nghe được nói đã cho sơ tán người dân sống quanh đó.

Trận động đất, và sóng thần sau đó khiến cho hệ thống an toàn của nhà máy bị hư hại, không thể bơm nước vào tâm lò.

Nhà máy sẽ tự động ngưng hoạt động khi có động đất. Tuy vậy khi lò ngưng hoạt động, nhưng tại tâm lò nơi nguyên tử hoạt động vẫn còn rất nóng, những thanh nhiên liệu vẫn còn nóng, có thể nóng hơn 6% so với bình thường.<br/>

Nhà máy sẽ tự động ngưng hoạt động khi có động đất. Tuy vậy khi lò ngưng hoạt động, nhưng tại tâm lò nơi nguyên tử

Hình chụp nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima
Hình chụp nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima bị hư hại vì trận động đất hôm 12/03/2011. AFP (AFP)

hoạt động vẫn còn rất nóng, những thanh nhiên liệu vẫn còn nóng, có thể nóng hơn 6% so với bình thường. Vì thế cần có nước luôn chảy trong tâm lò, thì những thanh nhiên liệu đó mới có thể nguội đi được. Khi xảy ra động đất làm cho những máy ‘cấp cứu’ bơm nước vào tâm lò bị hư haị, trong lò chỉ còn nước ở các bình sôi trong đó mà thôi.

Như vậy có thể mất nước đi, và một vài thanh nhiên liệu bị thiếu nước. Những chỗ thiếu nước như thế có thể bị nóng chảy ra, và hiện tượng nhiều chất phóng xạ có thể thoát ra ngoài.

Gia Minh:

Khi xây dựng một nhà máy điện nguyên tử, người ta có thể hình dung ra trước những khả năng đó?

Ông Phùng Liên Đoàn:

Chắc chắn như thế rồi, khi xây dựng nhà máy điện nguyên tử đều có tiến đoán trước hết những tình huống như thế. Bởi vậy có nhiều thiết bị an toàn…có những bình điện sẵn để các máy cấp cứu bơm nước. Thế nhưng khi đường dây bơm nước hay máy cấp cứu bị hư hại bởi một trận động đất ghê gớm như thể, có thể có trường hợp không thể bơm nước vào tâm lò được.

có nhiều thiết bị an toàn…có những bình điện sẵn để các máy cấp cứu bơm nước. Thế nhưng khi đường dây bơm nước hay máy cấp cứu bị hư hại bởi một trận động đất ghê gớm như thể, có thể có trường hợp không thể bơm nước vào tâm lò được.<br/>

Tuy nhiên, đối với nhà máy Fukushima, người ta đã thiết kế xây dựng có thể chống chọi được với động đất đến 9 độ Richter. Do đó, chúng tôi không lo ngại có những tai nạn xảy ra nhiều hơn.

Gia Minh:

Như ông nói có dự kiến, nhưng này sự việc xảy ra dường như vượt khỏi khả năng kiểm soát?

Ông Phùng Liên Đoàn:

Không vượt khả năng kiểm soát đâu. Vì khi dự đoán, ngươì ta đã có những bộ phận an toàn, và sự chống chọi của con ngươì nữa. Tôi còn nghe nói người ta bơm nước biển vào trong một lò. Hoa Kỳ cũng mang thêm nước đặc biệt đến những lò còn lại. Theo tôi, tất cả đều trong dự đóan chứ không phải ngoài dự đoán.

Gia Minh:

Mức phóng xạ thoát ra ngoài được nói cao gấp nhiều lần mức cho phép; theo thì vấn đề ra sao và tác hại sau này thế nào?

Ông Phùng Liên Đoàn:

Thực sự phóng xạ thoát ra cao hơn mức bình thường; tuy nhiên so sánh với những thiệt hại do

AFP
Bản đồ khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của trận động đất ở Nhật hôm 11-3-2011. AFP (AFP)

động đất và sóng thần vừa qua có thể ví như con kiến với cái nhà vậy. Cần hiểu rằng nguy hiểm do phóng xạ thoát ra hiện nay tại đó là rất nhỏ, vô cùng nhỏ.

Vấn đề còn có xảy ra nữa hay không? Đó là điều người ta đang lo. Nếu tâm lò không được nước làm nguội đi, dần dần sẽ nóng chảy. Khi nóng chảy tất cả sẽ phát ra phóng xạ rất lớn.<br/>

Vấn đề còn có xảy ra nữa hay không? Đó là điều người ta đang lo. Nếu tâm lò không được nước làm nguội đi, dần dần sẽ nóng chảy. Khi nóng chảy tất cả sẽ phát ra phóng xạ rất lớn. Vì thế, công việc quan trọng nhất bây giờ là phải tiếp tục cho nước vào tâm lò.

Việc đưa nước biển vào tâm lò là biện pháp cuối cùng, vì khi cho nước biển vào tâm lò như thế, lò đó phải bỏ đi không sử dụng được nữa. Lò đáng giá 1 tỷ đô la hoàn toàn bỏ đi. Khi cho nước biển vào, tất cả những chất sắt làm bao cho nhiên liệu, bình chứa tâm lò bị hỏng không dùng được nữa. Tại lò này tôi bảo đảm không lo gì nữa về phóng xạ.

Quan ngại là những lò đang được đưa nước lọc tinh khiết 100% vào tâm lò. Sử dụng loại nước này để làm nguội các thanh nhiên liệu, sau một hai tháng, hay một hai năm lò có thể sử dụng lại được.

Lợi và hại của các nhà máy điện nguyên tử

Gia Minh:

Đánh giá giữa lợi hại ra sao?

Ông Phùng Liên Đoàn:

Nếu nhà máy Fukushima là nhà máy mới trị giá 4-5 tỷ đô la, đó là một thiệt hại ghê gớm; tuy nhiên đây là một nhà máy cũ hoạt động 40 năm rồi. Khi xây dựng nhà máy như thế, ngươì ta tính sau 30 năm có thể hoàn toàn thu lại vốn.

Nếu nhà máy Fukushima là nhà máy mới trị giá 4-5 tỷ đô la, đó là một thiệt hại ghê gớm; tuy nhiên đây là một nhà máy cũ hoạt động 40 năm rồi. Khi xây dựng nhà máy như thế, ngươì ta tính sau 30 năm có thể hoàn toàn thu lại vốn.<br/>

Suốt những năm qua nhà máy đã mang lại lợi ích cho các công ty và dân Nhật rồi. Nếu không có động đất chỉ vài năm nữa, nhà máy đó phải thay đổi, sẽ có những nhà máy mới khác ra đời hoạt động. Ví dụ như cái nhà đã xây 40 năm rồi, do bão gây thiệt haị thì không bằng một nhà máy mới.

Gia Minh:

Qua sự cố nhà máy điện nguyên tử Fukushima, người ta liên hệ đến những nhà máy điện nguyên tử của các nước khác đang tiến hành xây dựng, nhất là nhà máy nằm trong khu vực nguy cơ động đất ảnh hưởng, như ở Việt Nam; ông thấy Việt Nam cần làm gì về mặt an toàn cho nhà máy?

Ông Phùng Liên Đoàn:

Những nhà máy nguyên tử hiện đại luôn có an toàn ngày càng tốt hơn. Nhà máy Fukushima xây dựng cách đây 40 năm, dù đang có những cảnh báo về an toàn, nhưng so với những mối nguy khác thì nguy cơ của nhà máy này vẫn quá nhỏ. Ví dụ, một con người ở đó có bị phóng xạ, so với những ngươì bị trôi, bị cháy thì vẫn nhỏ bé thôi.

Những đám cháy đang lan rộng ở thành phố Natori
Những đám cháy đang lan rộng ở thành phố Natori, tỉnh Miyagi AFP (AFP)

Khi xây nhà máy mới, ngươì ta có những biện pháp an toàn, biện pháp cuối cùng để không thể xảy ra những tai nạn như Chernobyl tại Nga hồi năm 1986.

Đối với Việt Nam, vấn đề luôn là con người. Vì Việt Nam chưa có truyền thống có thể 'bảo trì' công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, Việt Nam cần có con ngươì được huấn luyện.<br/>

Gia Minh:

Vậy đề nghị của ông đối với Việt Nam thế nào?

Ông Phùng Liên Đoàn:

Cần phải có đội ngũ chuyên gia đuợc huấn luyện thật tốt. Việt Nam cần phải mua nhà máy của nước ngoài.

Đối với Việt Nam, vấn đề luôn là con người. Vì Việt Nam chưa có truyền thống có thể ‘bảo trì’ công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, Việt Nam cần có con ngươì được huấn luyện. Mà không riêng ngành điện nguyên tử, mà trong các ngành khác nữa như xe hơi, đường sắt…

Họ cũng phải được rèn luyện tư cách, và suy nghĩ cách làm việc sao cho an toàn. Đó là điều quan trọng nhất.

Gia Minh:

Cám ơn Ông.

Theo dòng thời sự: