Kêu gọi Lào hủy bỏ công trình thủy điện Xayabury

Các tổ chức phi chính phủ và nhóm chuyên gia về môi trường đã gửi thư đến Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong hôm thứ hai để kêu gọi Lào trì hoãn hoặc từ bỏ dự án xây dựng công trình thủy điện Xayabury

0:00 / 0:00

Các chuyên gia về môi trường đề nghị cung cấp thêm thông tin cần thiết đánh giá độc lập về vấn đề lũ và xâm nhập mặn, đặc biệt tác động đến dân cư trên dòng sông Mekong.

Hơn 260 tổ chức phản đối kế hoạch thủy điện Xayabury

Có hơn 260 tổ chức phi chính phủ cùng với các chuyên gia môi trường từ 51 quốc gia trên thế giới kêu gọi Chính phủ Lào trì hoãn hoặc hủy bỏ dự án xây dựng công trình thủy điện Xayabury trên sông Mekong tại tỉnh Xayabury của Lào, vì họ cho rằng công trình thủy điện này có tác động tới môi trường, tài nguyên nước, hệ sinh thái và sinh kế của cộng đồng dân cư liên quan.

Giám đốc Hiệp Hội bảo vệ Môi trường và Văn hóa (CEPA) Tep Bunrith cho Đài Á Châu Tự Do biết hồi chiếu thứ ba, ngày 22 tháng 3 rằng, dự án đập thủy điện Xayabury là một trong 12 dự án đập thủy điện trên dòng sông Mekong chạy qua các nước liên quan là Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Có hơn 260 tổ chức phi chính phủ cùng với các chuyên gia môi trường từ 51 quốc gia trên thế giới kêu gọi Chính phủ Lào trì hoãn hoặc hủy bỏ dự án xây dựng công trình thủy điện Xayabury trên sông Mekong<br/>

Công trình này nằm hoàn toàn trên lãnh thổ của Lào, có công suất dự kiến là 1,260MW, đã chính thức được Chính phủ Lào thông báo cho Ủy ban sông Mekong tham vấn trong thời gian 6 tháng kể từ tháng 10 năm 2010. Theo quy định, hạn cuối để các nước thể hiện quan điểm chính thức là ngày 22 tháng 4 năm 2011.

Bản đồ sông Mekong.
Bản đồ sông Mekong. Source Wikipedia (Source Wikipedia)

Ông cho biết rằng, vừa qua các chuyên gia về môi trường Quốc tế đã đến nghiên cứu tác động của dự án đập thủy điện này, sau một năm nghiên cứu các chuyên gia đã phản đối kế hoạch này vì nó sẽ tác động đến môi trường, biến đổi khí hậu, lĩnh vực nông nghiệp, hệ sinh thái, đặt biệt tác động khá mạnh đến dân cư sống phụ thuộc vào dòng sông Mekong. Các chuyên gia môi trường nhận định rằng, mặc dù họ đến nghiên cứu dự án này một năm, tuy nhiên họ vẫn chưa xác định hết các tác động từ công trình thủy điện Xayabury của Lào, vì vậy họ đề nghị Ủy ban sông Mekong ít nhất phải tham vấn trong thời gian 10 năm nữa.

các chuyên gia về môi trường Quốc tế đã đến nghiên cứu tác động của dự án đập thủy điện này, sau một năm nghiên cứu các chuyên gia đã phản đối kế hoạch này vì nó sẽ tác động đến môi trường, biến đổi khí hậu, lĩnh vực nông nghiệp, hệ sinh thái, đặt biệt tác động khá mạnh đến dân cư

Ô.Tep Bunrith

Ông Tep Bunrith nói, “Thực tế, dự án đập thủy điện Xayabury là một trong 12 dự án đập thủy điện trên dòng chính Mekong, điểm quan ngại là vấn đề tác động của nó đến nguồn tài nguyên nước, cá, môi trường và nhiều hệ sinh thái mà chúng tôi đòi hỏi phải có thời gian tham vấn nhiều hơn.

Chúng tôi cũng đề nghị, Ủy ban sông Mekong tham vấn kỹ hơn. Trong thời gian tham gia diễn đàn với Chính phủ, chúng tôi được báo cáo lên Chính phủ về tác động của nó. Do đó, chúng tôi đề nghị Ủy ban sông Mekong vui lòng xem xét lại. Phải xác định, lợi ích từ đập thủy điện này nó phù hợp với sự thiệt thòi hay làm ảnh hưởng đến dân cư trên dòng chính Mekong nhiều hơn. ”

Phát triển đất nước nhưng đừng phá hoại môi trường

Trưởng Ban chấp hành diễn đàn Tổ chức phi chính phủ (NGO Forum) Chhit Sam Art cho biết, trong số quốc gia thuộc Ủy ban sông Mekong, Lào là nước có lợi nhất từ đập thủy điện Xayabury, trong khi lượng thủy sản của các nước liên quan sẽ giảm mạnh, và làm thay đổi chế độ dòng chảy sâu sắc. Ông nói rằng, các nước cần phát triển nhưng không phải phát triển để hy sinh môi trường. Ông Chhit Sam Art bày tỏ:

“Qua những thời gian chúng tôi tham dự diễn đàn với Ủy ban Quốc gia sông Mekong, chúng tôi có gửi báo cáo rất nhiều liên quan tác động từ dự án xây dựng công trình thủy điện Xayabury. Do đó, chúng tôi hy vọng rằng, Ủy ban Quốc gia sông Mekong sẽ suy nghĩ những báo cáo mà nhóm chuyên gia cũng như các tổ chức phi chính phủ báo cáo. Chính phủ sẽ thảo luận về báo cáo tác động này với Ủy ban sông Mekong để có một biện pháp giải quyết thích hợp.”

Lào là nước có lợi nhất từ đập thủy điện Xayabury, trong khi lượng thủy sản của các nước liên quan sẽ giảm mạnh, và làm thay đổi chế độ dòng chảy sâu sắc. Ông nói rằng, các nước cần phát triển nhưng không phải phát triển để hy sinh môi trường.

Ô.Chhit Sam Art

Phó chủ tịch Ủy ban sông Mekong Campuchia Sing Ny Ny nhận định rằng, có đập thủy điện sẽ góp phần tăng thêm phát triển kinh tế vì nhiều nước nghèo còn thiếu năng lượng để phục vụ trong công việc phát triển đất nước. Những năng lượng này không chỉ phục vụ trong đời sống thường ngày, mà còn dịch vụ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Hơn nữa, trong lúc thế giới đang quan ngại về sự biến đổi khí hậu, năng lượng đóng vai trò quan trọng để thay cho việc sử dụng dầu.

Tuy nhiên, không có người nào dám khẳng định việc phát triển sẽ không làm ảnh hưởng tới môi trường.

Ông Sing Ny Ny cho biết, dự án đập thủy điện Xayabury đang tuân thủ Hiệp định Mekong 1995, tức là cần có thông báo đầy đủ thông tin, hội thảo tham vấn và phải có sự đồng ý từ các bên. Các nước thành viên có thời gian 6 tháng để hội thảo tham vấn. Qua thời gian này, nếu như họ không đồng ý, thì các bên có thể hõan thêm thời gian. Bên cạnh đó dự án xây

Đập thủy điện Nam Theun 2 trên dòng Mekong thuộc địa phận Lào. RFA photo.
Đập thủy điện Nam Theun 2 trên dòng Mekong thuộc địa phận Lào. RFA photo. (RFA photo.)

dựng công trình thủy điện Xayabury được thế giới chú ý nhất, và sắp tới sẽ có một cuộc hội thảo vào ngày 25-26 tháng 3 tại thành phố Sihanouk của Campuchia.

dự án đập thủy điện Xayabury đang tham vấn được coi là gây tác động nhiều nhất. Trong trường hợp này, nếu Lào có thể xây dựng đập Xayabury, thì đương nhiên các dự án tiếp theo cũng sẽ có thể xây dựng. Việc này, không chỉ người dân Campuchia là người lo ngại, mà Việt Nam là nước nằm phía dưới sông Mekong cũng bày tỏ quan ngại. <br/>

Ông Sing Ny Ny phản ứng liên quan yêu cầu của các tổ chức phi chính phủ và nhóm chuyên gia bảo vệ môi trường, “việc yêu cầu của các tổ chức phi chính phủ là quyền của họ. Chúng tôi không thể cấm họ yêu cầu, tuy nhiên quyền quyết định là thuộc vào chính phủ, chứ không phải các tổ chức phi chính phủ.

Ý kiến cá nhân tôi, thì không thể nào hủy bỏ, nhưng phải tham vấn và nghiên cứu thêm về tác động của nó để tìm biện pháp làm giảm đi sức tác động của nó tới mức thấp nhất.”

Giám đốc Hiệp Hội bảo vệ Môi trường và Văn hóa (CEPA) Tep Bunrith cũng cho biết, hiện nay Campuchia đang nghiên cứu hai công trình thủy điện, Thái Lan lên dự án hai công trình, và Lào có 8 dự án. Trong đó dự án đập thủy điện Xayabury đang tham vấn được coi là gây tác động nhiều nhất.

Trong trường hợp này, nếu Lào có thể xây dựng đập Xayabury, thì đương nhiên các dự án tiếp theo cũng sẽ có thể xây dựng. Việc này, không chỉ người dân Campuchia là người lo ngại, mà Việt Nam là nước nằm phía dưới sông Mekong cũng bày tỏ quan ngại.

Theo dòng thời sự: