Ông Lê Hồng Hà: “bối cảnh chính trị tại Việt Nam đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng tiền biến chuyển”

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Trong câu chuyện với Việt Hùng của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do chúng tôi, khi bàn về tình hình chính trị nơi quê nhà trước khi Hội Nghị Trung Ương 13 diễn ra cũng như công tác chuẩn bị cho Đại Hội 10 Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà cách mạng lão thành Lê Hồng Hà cho rằng, " bối cảnh chính trị của Việt Nam hiện đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng tiền biến chuyển".

VoVanKiet200.jpg
Những nhân vật hàng đầu trong đảng CSVN. AFP Photo

Do đâu mà ông Lê Hồng Hà lại đưa ra nhận định trên. Từ Hà Nội ông đưa ra cái nhìn.

Ông Lê Hồng Hà: Đại Hội 10 có thể sẽ diễn ra trong quý II năm 2006 và từ nay cho đến Đại Hội 10 có khả năng có 2 Hội Nghị Trung Ương, một Hội Nghị Trung Ương 13 và một Hội Nghị Trung Ương 14. Hội Nghị Trung Ương 13 có thể trong tháng Giêng 2006.

Nếu theo lý thuyết Đại Hội là nơi tập trung trí tuệ của toàn đảng, là thực hiện một cách rất là dân chủ để tập trung trí tuệ của toàn đảng, để quyết định đường lối của toàn đảng. Đấy là theo lý thuyết, còn trong thực tế như đã diễn ra từ Đại Hội IV năm 1976 cho đến Đại Hội IX năm 2001 thì 6 kỳ Đại Hội diễn ra trong thực tế như chính cái bài của ông Võ Văn Kiệt đã nêu.

Trong thực tiễn thì đấy là một số người có thẩm quyền cao nhất ở trong Bộ Chính Trị, người ta muốn chỉ đạo việc chuẩn bị Đại Hội và đến Đại Hội để xử dụng để "hợp pháp hóa, hợp thức hóa" tất cả ý kiến của người ta, vì vậy thực tế chuẩn bị cho Đại Hội và Đại Hội tiến hành, thực ra chưa có dân chủ gì cho rõ ràng.

Cho nên vấn đề đó đã xảy ra từ Đại Hội IV cho đến Đại Hội IX tức là 6 kỳ Đại Hội vừa rồi trong 30 năm. Thế đến Đại Hội X này có gì khác không? đấy là vấn đề còn đang suy nghĩ.

Việt Hùng: Thưa ông, trong bối cảnh như ông vừa trình bày, rằng đến Đại Hội X này còn phải suy nghĩ, thế nhưng những toan tính của...

Nếu theo lý thuyết Đại Hội là nơi tập trung trí tuệ của toàn đảng, là thực hiện một cách rất là dân chủ để tập trung trí tuệ của toàn đảng, để quyết định đường lối của toàn đảng. Đấy là theo lý thuyết, còn trong thực tế như đã diễn ra từ Đại Hội IV năm 1976 cho đến Đại Hội IX năm 2001 thì 6 kỳ Đại Hội diễn ra trong thực tế như chính cái bài của ông Võ Văn Kiệt đã nêu.

Ông Lê Hồng Hà: Suy nghĩ, theo tôi là nó có diễn ra hoàn toàn như lâu nay không? thì đấy còn là vấn đề đang theo dõi.

Điểm thứ hai mà tôi muốn nói là, bối cảnh tiến tới Đại Hội X thì có mấy điểm đáng lưu ý.

- Lưu ý thứ nhất tức là Thế Giới đã bước sang một thời đại mới rồi, đòi hỏi Việt Nam phải có đường lối đối ngoại đúng. Nhưng cho đến bây giờ các văn kiện gửi đi cho Đại Hội 10, nhận định đấy chưa đủ đúng đắn. - Điểm thứ hai tức là tình hình kinh tế xã hội của đất nước Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi so với 30 năm trước đây, so với những kỳ Đại Hội trước đây nó có những sự thay đổi lớn về kinh tế, về xã hội, về chính trị mà cần phải có sự phân tích.

- Điểm thứ 3, một điểm rất đáng lưu ý, tức là thời điểm hiện nay của đất nước Việt Nam đang đứng trước thời kỳ mà tôi dùng một từ này trong sách lý luận không hề có, tức là đứng ở trong một thời kỳ "khủng hoảng tiền biến chuyển".

Việt Hùng: Nhưng trên căn bản nào mà ông lại cho rằng bối cảnh chính trị tại Việt Nam đang rơi vào thời kỳ "khủng hoảng tiền biến chuyển"?

Ông Lê Hồng Hà: Tôi dùng từ của tôi, nói thời kỳ "khủng hoảng tiền biến chuyển" nghĩa là gì? Nghĩa là các tầng lớp nhân dân hiện nay đang sống trong một hoàn cảnh nói chung là còn đang nghèo túng, và người ta thấy những sự bất công, bất bình đẳng xung quanh vấn đề ruộng đất, xung quanh những vấn đề đời sống của người ta. Và trong tâm tư của người ta, người ta mong mỏi có một sự biến chuyển nào đó, không thể sống tiếp tục như thế này được.

Một nội dung thứ hai của thời kỳ tôi gọi là "khủng hoảng tiền biến chuyển" nghĩa là các người lãnh đạo đất nước này cũng cảm thấy rằng có lẽ phải có một cái gì biến đổi, không thể để phong cách lâu nay nó tồn tại. Người ta cũng cảm thấy rằng tại sao bộ máy nhà nước lại vô cảm trước yêu cầu của quần chúng.

Làm thế nào mà lại các cơ quan nhà nước ở các địa phương lại xoay sở, chiếm dụng ruộng đất của dân là thế nào, mà việc ấy nó xảy ra một cách khá phổ biến. Cho nên các người lãnh đạo cũng thấy là có lẽ phải thay đổi.

Một điểm thứ ba nữa trong nội dung của thời kỳ "tiền biến chuyển" ấy là nó đã diễn ra một cuộc khủng hoảng về lý luận, về đường lối, về tư tưởng trong nhân dân và trong lớp trí thức.

Tôi dùng từ của tôi, nói thời kỳ "khủng hoảng tiền biến chuyển" nghĩa là gì? Nghĩa là các tầng lớp nhân dân hiện nay đang sống trong một hoàn cảnh nói chung là còn đang nghèo túng, và người ta thấy những sự bất công, bất bình đẳng xung quanh vấn đề ruộng đất, xung quanh những vấn đề đời sống của người ta.

Khủng hoảng về đường lối, về lý luận tức là người ta thấy rằng đường lối hiện nay đúng hay sai? Lý luận hiện nay mà các cơ quan lý luận tuyên truyền đúng hay sai? Hiện nay vấn đề đó là một vấn đề rất lớn. Các ông lãnh đạo chính quyền hiện nay thì cứ nói rằng tao làm như thế là đúng, lý luận của tao là đúng. Nhưng thực ra nếu đem ra tranh cải thì dễ thua chứ không có gì cả. Cho nên nó có diễn ra một cuộc khủng hoảng về lý luận, về đường lối, về tư tưởng trong xã hội.

Theo tôi suy nghĩ thì bối cảnh đó có mấy ý đáng lưu ý. Thế giới thay đổi rồi, tình hình đất nước, cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, các giai tầng xã hội nó đã thay đổi so với trước rồi. Và một thời kỳ trong chính trị, xã hội trong đất nước diễn ra một cuộc khủng hoảng mà tôi mà tôi gọi là "cuộc khủng hoảng tiền biến chuyển" .

Việt Hùng: Nói như ông thì Việt Nam trong thời kỳ "khủng hoảng tiền biến chuyển". Vậy thì làm sao Việt Nam có thể tiến bước trước ngưỡng cửa WTO và hội nhập với thế giới ạ?

Ông Lê Hồng Hà: Về đường lối quốc tế, về tình hình quốc tế thì các cơ quan lãnh đạo hiện nay vẫn giữ một ý kiến mà tôi cho rằng nó đã cổ hóa. Họ vẫn giữ ý kiến cho rằng thời đại hiện nay trên thế giới là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa CS bắt đầu từ cuộc cách mạng tháng 10 Nga.

Cái đó là ở hội nghị 81 đảng năm 1960 đặt ra. Nhưng cho đến bây giờ các người lãnh đạo có quyền lực nhất vẫn giữ quan điểm ấy. Khi người ta giữ quan điểm ấy thì người ta vẫn thấy rằng thế giới chia ra làm hai phe trước đây khi Liên Xô sụp đổ thì họ thừa nhận rằng đấy là sự sụp đổ có tính chất tạm thời, thoái trào, thế còn những đất nước của thế giới vẫn cứ quá độ đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội.

Do đó họ vẫn muốn cho rằng phải có hình thành một phe Xã Hội Chủ Nghĩa mới và họ vẫn chỉ đích danh một số các nước lớn nào đó mà trước kia là đế quốc vẫn là đế quốc và vẫn là kẻ thù.

Quan điểm ấy nó chỉ đạo đường lối đối ngoại hiện nay một cách sai lầm. Tuy rằng trên văn bản thì họ viết rằng tôi làm bạn với tất cả mọi người.

Nhưng nhận thức của họ nó là như thế. Mà cái đó, trong bài của ông Đỗ Mười là nổi lên cái đó tương đối rõ. Ông Đỗ Mười muốn tranh cãi lại cái đó.

Cho nên về bối cảnh thì tôi nói lại, đáng nhẽ ra mỗi Đại Hội muốn để cho nó đúng đắn thì phải phân tích được tình hình, phải lý giải được tình hình, phải tổng kết được kinh nghiệm của mấy chục năm qua rồi mới đề ra được đường lối mới. Nhưng việc này đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp. Thế thì tôi chỉ nói các cái hiện nay đang diễn ra, còn nó diễn ra như thế nào thì ta bàn sau.

Vừa rồi là phần đầu cuộc nói chuyện với ông Lê Hồng Hà, một trong những nhà phân tích lý luận thực tiễn hàng đầu tại Việt Nam. Trong một buổi phát thanh tới, ông Lê Hồng Hà sẽ trình bày về những toan tính của đảng CSVN qua đề tài " Thấy gì qua công tác chuẩn bị Đại Hội X". Mời quí vị nhớ đón nghe.