Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Lên tiếng trong cuộc trao đổi với Việt Hùng về bài góp ý cho Tổng kết lý luận và thực tiễn 20 năm đổi mới của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính Trị, nhà lão thành cách mạng Lê Hồng Hà bày tỏ những suy nghĩ của mình khi cho rằng:

"Tại làm sao mà dân tộc Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời như thế mà lại cứ phải đưa chủ nghĩa Mác-Lênin lên thành "Quốc đạo". Tại sao lại không để cho 3 đảng hoạt động như thời ông Hồ Chí Minh lãnh đạo đất nước lúc đầu mà tại sao lại nhất định chỉ để 1 đảng lãnh đạo thôi...".
Những vấn đề này sẽ được ông Lê Hồng Hà đề cập trong cuộc nói chuyện với Việt Hùng hôm nay, nhưng trước hết chúng tôi cũng xin nói vài nét về cá nhân Ông Lê Hồng Hà.
Ông Lê Hồng Hà, sinh năm 1926, vào đảng 1946, là một trong số ít những người tham gia khóa học đầu tiên tại Học Viện Mác-Lê năm 1949 tại Trung Quốc. Cùng theo học khóa này còn có ông Hoàng Tùng, ông Nguyễn Ðức Tâm và ông Nguyễn Văn Trấn.
Từ năm 56 - 75, ông Lê Hồng Hà là chuyên viên cao cấp của Bộ Công An. Từng năm giữ trọng trách như Ủy viên chấp hành Ðảng - Ðoàn - Bộ Công An. Chức vụ cuối cùng trước khi rời nhiệm sở là Chánh văn phòng Bộ Công An.
Năm 1995, ông bị khai trừ đảng chỉ vì đã cùng ông Nguyễn Trung Thành thuộc Ban Tổ Chức Trung Ương lập hồ sơ yêu cầu Bộ Chính Trị minh oan cho những người trong vụ án "Xét lại chống Ðảng".
Năm 96, ông phải ngồi tù với bản án 2 năm vì tội tán phát bức thư gửi Bộ Chính Trị của ông Võ Văn Kiệt, cùng trong vụ này còn có ông Hà Sĩ Phu và ông Nguyễn Kiến Giang cũng bị 1 năm tù ở.
Trong quá khứ, ông Lê Hồng Hà từng nhiều lần bị khám nhà mà người ta cho rằng ông giữ những tài liệu "bí mật quốc gia", vụ gần đây nhất là vào tháng 7.2004 đang đêm cơ quan an ninh đã ập vào khám nhà với mục đích duy nhất là tìm lá thư của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh gửi Bộ Chính Trị đòi phải xử lý vụ T4 - Tổng Cục 2.
Bởi vì cái bài của ông Kiệt rất hay nhưng đồng thời theo tôi suy nghĩ thì nó hơi tham quá, nêu lên nhiều vấn đề quá, nó thành ra vấn đề gì cũng đề ra, nhưng mà không tập trung nêu lên được ....
Trở lại nội dung câu chuyện giữa Việt Hùng và ông Lê Hồng Hà về những góp ý của ông Võ Văn Kiệt, từ Hà Nội, ông Lê Hồng Hà phát biểu:
Ông Lê Hồng Hà: Thật ra bài của anh Võ Văn Kiệt thì tôi cũng mới được xem tuy rằng bài phát biểu này ông Võ Văn Kiệt đã gửi lên cho cơ quan lãnh đạo từ hồi tháng 4.
Theo như tôi biết ông Võ Văn Kiệt chính thức phát biểu với cơ quan lãnh đạo đảng và nhà nước 3 bài, một bài vào tháng Giêng, một bài tháng 4 tức là bài này và một bài nữa vào tháng 7.
Thế còn một số bài đăng báo, trong số những bài đã đăng báo thì đáng lưu ý nhất là bài về " Ðại Ðoàn Kết Dân Tộc " thì chắc anh biết rồi, bài thứ 2 đăng báo rất đáng lưu ý là vấn đề tham gia ý kiến vào vấn đề chống tham nhũng thì đấy là ông Võ Văn Kiệt phát biểu.
Khi chúng tôi đọc những bài của ông Võ Văn Kiệt, nói chung chúng tôi hết sức là hoan nghênh, bởi vì ông nên được nhiều vấn đề lắm và những vấn đề đó phải có trình độ, phải có tâm huyết, phải có dũng khí và phải có những người cộng sự giỏi thì mới nêu nổi, với tuổi tác như thế rồi chứng tỏ ông Võ Văn Kiệt vẫn minh mẫn và tốt đấy.
Việt Hùng: Nói như vậy tức là ông có đồng ý với ý kiến của ông Võ Văn Kiệt nêu ra hay không và trên thực tế ý kiến của ông Kiệt đã đáp ứng được mong mỏi của dư luận hay chưa?
Ông Lê Hồng Hà: Những vấn đề của ông Võ Văn Kiệt nêu lên đã tốt hết cả chưa, tôi có thể phát biểu với anh những suy nghĩ của tôi trong đó có những cái cũng chưa hẳn hoàn toàn thống nhất với ông Kiệt.
Bởi vì cái bài của ông Kiệt rất hay nhưng đồng thời theo tôi suy nghĩ thì nó hơi tham quá, nêu lên nhiều vấn đề quá, nó thành ra vấn đề gì cũng đề ra, nhưng mà không tập trung nêu lên được ....
Thế thì vấn đề cốt tử nhất nó là cái gì? những vấn đề nêu lên mới chỉ đặt câu hỏi nêu vấn đề thôi, chứ thực ra chưa có những phân tích gì cho kỹ càng và cho nó có đầu có đuôi để co đường ra.
Ðánh giá tình hình đất nước hiện nay như thế nào? Có hai loại đánh giá, một đánh giá cho là từ cách đánh giá tổng kết 20 năm đổi mới nói rằng, chúng ta đang thắng lợi to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử để rồi tạo một cái phấn khởi, một cái tự hào, một cái thỏa mãn.
Việt Hùng: Con đường thoát ra như thế nào chúng tôi xin phép sẽ đề cập ở phần sau, thế nhưng với những điều mà ông vừa trình bày đó, phải chăng ông muốn nói điều gì?
Ông Lê Hồng Hà: Tôi nói như thế tức là, có thể khi viết ông Kiệt ông có cách suy nghĩ của ông ấy, còn tôi có cách suy nghĩ của tôi, thì đấy là một ý kiến.
Ý kiến thứ hai tức là nêu trong một loạt những bài của anh em trong nước nêu vấn đề với cơ quan lãnh đạo đảng và nhà nước. Nếu nói từ năm ngoái thì các anh đã đọc bài của Lê Ðăng Doanh, của Phan Ðình Diệu, của Lê Tiến, của Nguyễn Thiện Nhân...
Đầu năm nay thì có những bài của những đảng viên, lão thành cách mạng, người thì đứng tên, người thì đứng tên tập thể, thế thì phải nói rằng, người ta nêu tên những vấn đề để góp ý kiến với những văn kiện đại hội phải nói là rất phong phú, rất sắc xảo mà ý kiến của anh Kiệt cũng là ở trong những số ấy.
Còn có những vấn đề mà người ta còn đòi một cách rõ ràng hơn nữa cơ và người ta phân tích và đề đạt ý kiến dứt khoát hơn nữa cơ. Tất cả những vấn đề đó phải nói là sinh hoạt tư duy của giới trí thức, cán bộ trong nước và người ta đang đóng góp, không nhất thiết là ý kiến của người này hoàn toàn đúng và người kia hoàn toàn sai, nhưng mà đây là người ta đang có một sự chồi lên.
Việt Hùng: Có vẻ như ông đang muốn nói đến những điểm khiếm khuyết trong bài góp ý của ông Võ Văn Kiệt, có phải như vậy hay không ạ?
Ông Lê Hồng Hà: Tôi cứ nói ý kiến của tôi, hiện nay đất nước đang có những vấn đề lớn mà người ta muốn có những giải quyết dứt khoát thí dụ như những vấn đề sau đây:
Ðánh giá tình hình đất nước hiện nay như thế nào? Có hai loại đánh giá, một đánh giá cho là từ cách đánh giá tổng kết 20 năm đổi mới nói rằng, chúng ta đang thắng lợi to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử để rồi tạo một cái phấn khởi, một cái tự hào, một cái thỏa mãn.
Thế còn một cách đánh giá như các anh đã xem cái bài của ông Trần Văn Hà tức là " hai quốc nhục" , tức là chúng ta sau 30 năm rồi, từ 1975 - 2004 - 2005, tại sao chúng ta lại tụt hậu so với những nước khác như thế.
Bạn nghĩ gì về nhận xét này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Hiện nay GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ vào khoảng 480 - 500 USD, như thế so với những nước trong khoảng thời gian ấy người ta đã đạt 11.000 USD - 17.000 USD - 25.000 USD như Thái Lan yếu thì cũng được 2500 USD mà trong khi đó sau 30 năm rồi thì đất nước Việt Nam của chúng ta chỉ ở khoảng 480 - 500 USD thì đấy là một sự tụt hậu ghê gớm, chúng ta nên tủi hổ với cái vấn đề đó hay nên tự hào hay nên tự mãn.
Vấn đề đó là vấn đề cực lớn. Cái điểm ấy trong bài của anh Võ Văn Kiệt nêu không đủ rõ, mà chính phải xuất phát từ đấy rồi mới bàn đến vấn đề tại sao lại có vấn đề tụt hậu ấy.
Nguyên nhân của nó ở đâu? Vấn đề đường lối của 30 năm qua có vấn đề không? Cách đặt vấn đề là phải tổng kết 30 năm chứ không thể chỉ tổng kết 20 năm.
Thứ hai, tức là tại làm sao chúng ta không đưa cái mục tiêu đúng như di chúc ông Hồ nói về mục tiêu "dân giàu nước mạnh" mà không cái chữ "Chủ Nghĩa Xã Hội". Tại sao chúng ta không sử dụng cái đó mà trong di chúc của ông Hồ coi như là một lời dặn dò cuối đời mà đã sửa đi sửa lại torng 5 năm liền mà lại nhất định phải nói là phải có "Chủ Nghĩa Xã Hội".
Việt Hùng: Liên qua đến "Chủ Nghĩa Xã Hội", trong khi ông Võ Văn Kiệt cho rằng chúng ta đã áp dụng sai chủ nghĩa Mác-Lê vào Việt Nam để định hướng "Xã Hội Chủ Nghĩa"?
Ông Lê Hồng Hà: Cái vấn đề đó là các nước Xã Hội Chủ Nghĩa trên thế giới là đã đổ vỡ mà Việt Nam thực hiện 30 năm là có sự trật choạt. Tại làm sao lại không đặt vấn đề đó, mà những vấn đề đó người ta muốn đòi là phải làm rõ, bởi vì Chủ Nghĩa Xã Hội thì có nghĩa là cuối cùng cũng phải xóa bỏ bóc lột, phải xóa bỏ tư hữu, phải nêu lên vấn đề quốc doanh là chủ đạo, thế thì tại sao cứ phải đặt vấn đề như thế?, thế đấy là vấn đề thứ hai, tức là mục tiêu.
Vấn đề thứ ba, tức là tại làm sao Việt Nam của chúng mình có một nền văn hóa lâu đời như thế mà lại cứ phải đặt ván đề đưa chủ nghĩa Mác-Lênin lên thành như là "Quốc đạo".
Tại làm sao lại không lấy một cái tư duy của Việt Nam mà cái tư duy đã hình thành rồi, chúng ta là làm thế nào ra được một cái đó để làm nền tư tưởng của chúng ta, mà tại sao chúng ta cứ nhất thiết là phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, đấy là vấn đề thứ ba.
Thứ Tư, tại sao lại không đổi tên nước mà ông Hồ Chí Minh đặt ra lúc đầu là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, vừa rất đúng, rất hợp với thời đại. Tại sao lại cứ nhất thiết là phải giữ cái tên của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong khi cái chủ nghĩa xã hội ấy là không biết đến bao giờ là thực hiện được, là xây dựng thành công, mà nó có phải là một thực tiễn xây dựng được không? Thì tức là cái vấn đề, tại sao lại không lấy trở lại cái tên cũ?
Tại làm sao chúng ta không đưa cái mục tiêu đúng như di chúc ông Hồ nói về mục tiêu "dân giàu nước mạnh" mà không cái chữ "Chủ Nghĩa Xã Hội". Tại sao chúng ta không sử dụng cái đó mà trong di chúc của ông Hồ coi như là một lời dặn dò cuối đời mà đã sửa đi sửa lại torng 5 năm liền mà lại nhất định phải nói là phải có "Chủ Nghĩa Xã Hội".
Tại sao lại không học tập cái cách của ông Hồ Chí Minh đã lãnh đạo đất nước lúc đầu, tại sao lại không để 3 đảng cùng tồn tại, cùng hợp tác, cùng bàn việc nước mà lại nhất định chỉ có thể một đảng.Tại sao trong khi mà quốc doanh ấy làm ăn thua lỗ như thế mà lại dứt khoát là phải đặt vấn đề là chủ đạo.
Nói như thế có nghĩa là người ta đòi là phải sửa lại một số vấn đề về đường lối. Nếu không sửa những vấn đề về đường lối như thế thì làm thế nào có thể chống được tụt hậu của 30 năm qua. Cái vấn đề đặt ra là như thế và cái vấn đề đấu tranh hiện nay trong nước người ta đặt ra là như thế, thế thì những cái bài của ông Kiệt đối với những vấn đề này thì nhiều vấn đề ông ấy có đề cập, nhưng mà chỉ đề cập thôi chứ không có giải pháp và không có cái dứt khoát.
Việt Hùng: Vừa rồi là lời ông Lê Hồng Hà, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công An, lão thành cách mạng, người từng có nhiều kinh nghiệm trong sinh hoạt chính trị tại Việt Nam.
Trong buổi phát thanh tới, ông Lê Hồng Hà sẽ tiếp tục đề cập đến những vấn đề hiện đang gây chú ý trong chính trường qua bài góp ý của ông Võ Văn Kiệt cũng như với thực tế hiện nay, đâu là con đường đưa Việt Nam thoát khỏi trên con đường hội nhập, mời quí thính giả nhớ đón nghe.