Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Tham nhũng hiện đang lan tràn tại Việt Nam đã và đang là bài toán đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải giải quyết. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Việt Hùng của Ðài Á Châu Tự Do, ông Lê Kiên Thành, con trai của cố Tổng bí thư Lê Duẩn đưa ra nhận định khi cho rằng "để mà sống, nhiều công chức nhà nước đã phải tham nhũng....".
Tham nhũng được hiểu như thế nào trong hệ thống điều hành hiện nay tại Việt Nam, nguyên do nào mà ông Lê Kiên Thành, một doanh nghiệp, hiện là Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Minh lại đưa vấn đề vào thời điểm hiện nay. Từ Hà Nội ông Lê Kiên Thành đưa ra quan điểm:
Ông Lê Kiên Thành: Việc chống tham nhũng theo tôi nghĩ không riêng ở Việt Nam mà tất cả các nước đều có tình trạng này, tất nhiên là ở những mức độ khác nhau, thế nhưng mà ở những nước thường chưa phát triển lắm, còn có những khó khăn về kinh tế thì nạn tham nhũng phát triển mạnh....
Việc người dân sống trên đất nước đó có quan tâm chống tham nhũng để cho cuộc sống được trong sáng hơn, điều kiện phát triển kinh tế lành mạnh hơn thì tôi cho đó là mong muốn của tất cả mọi người. Tôi cũng chỉ có điều kiện để nói lên một trong những mong muốn đó thôi...
Việt Hùng: Chống tham nhũng, các nhà lãnh đạo đã nói nhiều, thế nhưng xem ra hiệu quả chưa được mấy, với cái nhìn của ông vấn đề mấu chốt ở đâu?
Ông Lê Kiên Thành: Tôi thì thôi nghĩ, không chỉ lãnh đại Việt Nam chỉ nói nhiều, thực ra họ hành động cũng nhiều, thế nhưng kết quả như sự mong muốn của chung mọi người và chính của cả lãnh đạo Việt Nam chưa được như ý...
Thực ra nguyên nhân thì rất là nhiều..., một trong những điểm mấu chốt tức là điều kiện lương bổng và các điều kiện sống của cán bộ và những người lãnh đạo chưa thỏa đáng..., chính vì những điều ấy rất dễ dẫn đến việc để mà sống được cuộc sống bình thường, để mà có thể tồn tại được thì nhiều người trong số họ phải tham nhũng. Tôi thì tôi hiểu một trong những nguyên nhân chính là như vậy.
Thực ra nguyên nhân thì rất là nhiều..., một trong những điểm mấu chốt tức là điều kiện lương bổng và các điều kiện sống của cán bộ và những người lãnh đạo chưa thỏa đáng..., chính vì những điều ấy rất dễ dẫn đến việc để mà sống được cuộc sống bình thường, để mà có thể tồn tại được thì nhiều người trong số họ phải tham nhũng. Tôi thì tôi hiểu một trong những nguyên nhân chính là như vậy.
Việt Hùng: Vâng, bên cạnh đó, cá nhân ông, ông cho rằng phải chống việc đưa "phong bì", nhưng thưa ông việc biếu xén, quà cáp hay nạn đưa "phong bì" ở đâu đó đã đi vào tiềm thức của không ít thế hệ? Nếu mà chỉ đưa ra lý thuyết không thôi, liệu có thể thuyết phục được dư luận hay không thưa ông?
Ông Lê Kiên Thành: Một mặt nào đó việc đưa phong bì hay quà cáp thì tôi cho rằng, trong xâu xa nằm trong tập tục của người châu Á và người Việt Nam. Thế nhưng mà trong điều kiện cuộc sống khó khăn thì người ta biến tập tục này thành như hành động làm lợi lại cho mình, người đưa cũng muốn lợi cho mình và người nhận cũng muốn lợi cho mình.
Thế thì khi chúng ta có đầy đủ điều kiện để mà cứ làm đúng theo pháp luật, làm đúng theo qui định .... thì tôi nghĩ rằng, việc quà cáp phong bì ấy lại trở về đúng với vị trí của nó, đó là một tập tục đẹp của người châu Á, chứ nó không phải nhằm làm cho mưu cầu lợi ích của cá nhân, của cả ngưòi nhận lẫn người đưa.
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)
Theo ông Lê Kiên Thành, một trong những yếu tố để có thể giảm thiểu tham nhũng đó là phải trong sạch bộ máy cũng như giảm hơn phân nửa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước hiện nay.
Làm thế nào để thay đổi, làm thế nào để định nghĩa đúng vai trò của hệ thống và làm thế nào để kiểm soát những bất cập ấy, đó sẽ là những vấn đề được đưa ra trong phần hai cuộc trao đổi với ông Lê Kiên Thành vào một buổi phát thanh tới, mời quí vị nhớ đón nghe.
Theo dòng câu chuyện:
- Ông Lê Kiến Thành: "Để mà sống, nhiều công chức nhà nước đã phải tham nhũng" (phần 2)