Việt Nam thiếu trầm trọng lao động trình độ cao

Thiếu nhân công trình độ, tay nghề cao là tình trạng xảy ra trên thị trường lao động của Việt Nam trong khoảng 10 năm nay. Một khảo sát mới đây nêu ra thực trạng đó.

0:00 / 0:00

Thiếu hụt nhân lực có trình độ

Chưa đầy 15% nhân công Việt Nam được đào tạo, đó là kết quả một cuộc khảo sát về nguồn nhân lực trong giới thanh niên Việt Nam, thực hiện bởi bởi Trung tâm Nghiên cứu Thị trường Lao động - Đại học Leicester, Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, và Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam. Kết quả khảo sát được công bố hôm 30 tháng Sáu.

Chưa đầy 15% nhân công Việt Nam được đào tạo, đó là kết quả một cuộc khảo sát về nguồn nhân lực trong giới thanh niên Việt Nam, thực hiện bởi bởi Trung tâm Nghiên cứu Thị trường Lao động - Đại học Leicester, Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, và Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam<br/>

Thông tin về khảo sát mà báo chí trong nước đưa ra cho thấy các công ty được hỏi thuộc 5 ngành nghề chính là điện tử, in ấn, dệt may, chế biến thủy sản xuất cảng, và du lịch.

Hàng ngàn câu hỏi đựơc gửi cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước, trong đó có Hiệp hội Doanh nghiệp vốn nước ngoài FDI, Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ, và Câu lạc bộ các nhà quản lý nhân sự.

Hơn nửa số công ty tham gia cuộc khảo sát cho hay là lượng cán bộ quản trị, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật cấp cao có khả năng của Việt Nam hiện chưa đáp ứng đựơc nhu cầu tuyển người.

Thiếu hụt nhân lực có trình độ đang xảy ra trầm trọng nhất trong lãnh vực công nghiệp và kế đến là dịch vụ. Gần 70% doanh nghiệp công nghệ nói nhu cầu về cán bộ quản lý hiện vẫn chưa được đáp ứng. Hơn 50% công ty dịch vụ cũng đang ở vào tình trạng tương tự.

Tình trạng thiếu nhân lực trình độ, tay nghề cao ở VN được nhắc đến ngày càng nhiều trong những năm gần đây, nhất là kể từ khi VN gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, mở cửa thị trường đón nhận ồ ạt đầu tư của nước ngoài.

Thiếu hụt nhân lực có trình độ đang xảy ra trầm trọng nhất trong lãnh vực công nghiệp và kế đến là dịch vụ. Gần 70% doanh nghiệp công nghệ nói nhu cầu về cán bộ quản lý hiện vẫn chưa được đáp ứng. Hơn 50% công ty dịch vụ cũng đang ở vào tình trạng tương tự.

Lượng nhân viên trình độ chuyên môn cao và công nhân kỹ thuật tay nghề vững ở Việt Nam chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu tuyển dụng của các công ty, đặc biệt trong các lãnh vực như điện tử. Kỹ năng của lao động Việt Nam, nhất là những sinh viên, học viên mới ra trường, nói chung được nhận xét là không đáp ứng yêu cầu cần có.

Chương trình đào tạo quá yếu kém

Có những dư luận là tỷ lệ lao động Việt Nam đựơc đào tạo quá thấp – chưa đạt tới 1 phần 5 tổng số nhân công – là vì việc đào tạo chưa được đẩy mạnh. Chương trình không đạt chuẩn; trường lớp thiếu; phí học quá cao, hoặc trình độ học viên quá thấp. Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Quốc Tuấn, thì có nhận xét:

“Việc đào tạo nghề trong các cơ sở của nhà nước trong hơn 200 trường dạy nghề của nhà nước hiện nay thì không đáp ứng yêu cầu, không bảo đảm cho những người đủ kỹ năng vào làm việc trong doanh nghiệp. Kể cả sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường cũng chỉ có khoảng 30% - 40% là làm việc đựơc mà thôi. 60% - 70% phải đào tạo lại.”

Việc đào tạo chưa được đẩy mạnh. Chương trình không đạt chuẩn; trường lớp thiếu; phí học quá cao, hoặc trình độ học viên quá thấp

Làm thế nào để lao động đựơc đào tạo, hầu có trình độ chuyên môn cần thiết, tay nghề cao? Có những chủ trương là Việt Nam cần mở thêm nhiều cơ sở đào tạo tay nghề, trình độ của lao động. Cơ sở đào tạo tư nhân nên được khuyến khích.

Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng nên được giúp đỡ để đào tạo cho nhân viên, công nhân mới. Theo báo chí Việt Nam 85% số doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát về nguồn nhân lực cho rằng việc đào tạo lao động đạt hiệu quả nhất khi có sự hướng dẫn của nhân viên cũ, có kinh nghiệm chuyên môn.

“Việc đào tạo nghề trong các cơ sở của nhà nước trong hơn 200 trường dạy nghề của nhà nước hiện nay thì không đáp ứng yêu cầu, không bảo đảm cho những người đủ kỹ năng vào làm việc trong doanh nghiệp. Kể cả sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường cũng chỉ có khoảng 30% - 40% là làm việc đựơc mà thôi. 60% - 70% phải đào tạo lại.

Tiến sĩ Vũ Quốc Tuấn

Một giải pháp khác cho vấn đề thiếu nhân lực trình độ đựơc chuyên gia kinh tế hàng đầu của VN, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nêu ra:

“Thị trường VN đang rất thiếu những chuyên gia thông thạo về lĩnh vực chuyên môn của họ.

Nhật đang rất mong là VN sẽ phát triển những công nghiệp và dịch vụ trợ giúp cho các ngành công nghiệp chính. Đấy là những cái khả năng mở ra cho VN. Tốt nhất bây giờ là, VN hợp tác ngay với những nhà đầu tư đó, để cho họ mời các thầy dạy nghề, các chương trình đào tạo của họ, giúp mình đào tạo.”

Các dự báo về nghề nghiệp cho hay trong nhiều năm tới đây nhu cầu tuyển dụng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật có trình độ ở Việt Nam sẽ lên cao.

Hơn 80% công ty, tham gia trong cuộc khảo sát về nguồn nhân lực ở Việt Nam mới đây, đang lo ngại về sự thiếu hụt nhân lực này.