Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 9-3-2006)

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Tuần qua, lá thư ngỏ của một sinh viên du học gửi bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cùng giới lãnh đạo trong nước để trình bày ý kiến về những vấn đề giáo dục, chính trị, xã hội đã gây tiếng vang lớn. Sinh viên Nguyễn Tiến Trung nhận định và phân tách rất sâu sắc nên chúng tôi đã đăng tải toàn bộ lá thư lên trang Web RFA Việt ngữ đồng thời phỏng vấn anh.

NguyenTienTrung150.jpg
Anh Nguyễn Tiến Trung.

Lá thư ngỏ của sinh viên Nguyễn Tiến Trung

Sau khi nghe đọc lá thư đó, quý vị thính giả nhiều người đã email đến đài, bày tỏ cảm nghĩ. Chúng tôi xin trích vài lá thư tiêu biểu như sau. Bạn An từng tham gia hội luận về “Những trăn trở và thách thức đối với giới trẻ Việt Nam” trên “Diễn đàn bạn trẻ” của RFA Việt ngữ, viết:

“Mến chào người bạn Nguyễn Tiến Trung, Tôi rất vui khi biết được một thanh niên trẻ có lòng với tổ quốc và dân tộc như bạn trong khi đại đa số thanh niên trong nước thờ ơ với thời cuộc và vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Tôi cũng là một thanh niên, chắc chỉ hơn bạn vài tuổi, chúng ta có cùng một chí hướng, những trăn trở của bạn cho đất nước Việt Nam thân yêu cũng trùng với những trăn trở của tôi …

Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ là bạn, và cùng hợp tác để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa quê hương bởi vì thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta không thể làm ngơ trước những vấn nạn của dân tộc, chúng ta càng không thể làm ngơ khi vào thế kỷ này rồi mà thông tin vẫn bị bóp nghẹt trên quê hương …

Kinh tế Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế bong bóng, không có thực chất. Việt Nam vẫn nằm trong số các nước nghèo nhất, trong khi xét về nạn tham nhũng thì lại đứng vào hàng đầu thế giới…”

Người sinh viên ấy nêu ra những cái “vô lý” trong cuộc sống ở Việt Nam, như các điều ghi trong Hiến pháp nhưng lại không có trong thực tế. Mong rằng giới trẻ trong và ngoài nước đọc được thư đó (nhất là lớp trẻ trong nước phải vượt tường lửa).

Thính giả Thu Hằng ở Texas cho là thư đó rất hay: "Người sinh viên ấy nêu ra những cái "vô lý" trong cuộc sống ở Việt Nam, như các điều ghi trong Hiến pháp nhưng lại không có trong thực tế. Mong rằng giới trẻ trong và ngoài nước đọc được thư đó (nhất là lớp trẻ trong nước phải vượt tường lửa).

Em nghĩ nếu như giới trẻ trong nước “được phép” đóng góp ý kiến để cải cách thì Việt Nam không phải “xuất cảng lao động” không phải đi làm “cô dâu” cho Đài Loan, Đại Hàn, … không phải đình công xin tăng lương cho đủ sống ...Và mong là bạn Trung được may mắn, không bị làm khó.”

Cảm nghĩ của thính giả họ Tạ sau khi đọc lá thư ngỏ của sinh viên Nguyễn Tiến Trung: "Tôi vô cùng phấn khởi khi thấy giới trẻ trong nước hoặc du học nước ngoài hiểu biết được và nói lên suy nghĩ của mình về những bất công trong xã hội Việt Nam.

Lá thư ngỏ của sinh viên này gởi đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra nhiều câu hỏi sâu sắc và đúng với tâm tư của mọi người dân Việt Nam.

Không biết ông bộ trưởng ấy nghĩ sao? nên mừng hay giận? và phải trả lời thế nào cho những khúc mắc mà giới trẻ nêu lên, hay là … lờ đi cho qua chuyện?”

Quyền tự do của người dân

Về loạt những cuộc đình công của giới công nhân, thưa quý thính giả, phải nói đây là một hiện tượng chưa từng xảy ra dưới chế độ Cộng sản Việt Nam vì lẽ dân chúng không được phép tụ tập, huống chi là biểu tình lên tới hàng ngàn người. Vậy mà chuyện không tưởng đó, đã diễn ra và tới giờ vẫn còn.

Từ Anh quốc, thính giả Trần Xuân Tín nhận định về sự kiện đó, và kết luận: "Chủ Tịch Trần Ðức Lương thay vì đứng ra bênh vực công nhân nước mình, hay lên tiếng cải cách chế độ lao động để giới công nhân được cải thiện cuộc sống, thì lại đi xin lỗi giới tài phiệt ngoại quốc, thoa dịu họ nhằm tìm kiếm nguồn vốn vay phát triển ODA hay những nguồn viện trợ mà thực chất chỉ có lợi cho Đảng viên Cộng sản.

Phải chăng Ðảng Cộng Sản cũng như Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đi ngược lại quyền lợi của giai cấp công nhân và dân lao động, phản lại những nguyên tắc của chính mình đề ra trong điều 4 Hiến pháp?”

Chủ Tịch Trần Ðức Lương thay vì đứng ra bênh vực công nhân nước mình, hay lên tiếng cải cách chế độ lao động để giới công nhân được cải thiện cuộc sống, thì lại đi xin lỗi giới tài phiệt ngoại quốc, thoa dịu họ nhằm tìm kiếm nguồn vốn vay phát triển ODA hay những nguồn viện trợ mà thực chất chỉ có lợi cho Đảng viên Cộng sản.

Lại nói về chuyện chính quyền Việt Nam không tôn trọng các văn kiện đã ký, thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là L.T.Q. ở Hà Nội viết

“Tôi rất đồng ý với tư tưởng của ông Phương Nam Đỗ Nam Hải về các quyền tự do của con người. Mong rằng sẽ có nhiều người tập họp lại, đòi bình đẳng và tự do dân chủ, những điều mà hiến chương Liên Hợp Quốc quy định mà Việt Nam đã và đang vi phạm.”

Từ thành phố Hồ-chí-Minh thì thính giả T.D.V. muốn đạo đạt ý kiến với giới lãnh đạo: "Hãy chấm dứt ngay biện pháp đàn áp các nhà dân chủ, xâm phạm quyền tự do phát biểu của họ. Và hãy nghiêm chỉnh chấp hành những công ước mà Việt Nam đã tham gia ký kết với quốc tế."

Các thính giả Đoàn Dự và Duy Đoài tỏ ra rất bất bình về tình trạng trong nước, nhất là thính giả Trần Dũng đối với tệ nạn tham nhũng.”

Chương trình của RFA tại Việt Nam

Thư thính giả còn nhiều nữa … bạn Andy Nguyễn email như sau: "Tôi ở Việt Nam, rất khó khăn để nghe làn sóng hay vào trang web RFA xem tin tức Việt Nam. Thoạt nghe thì khó hiểu quá! tin trong nước, mình sống ở trong nước lại không biết mà phải nhờ qua một đài phát thanh ở hải ngoại, mình mới biết thì thật là tệ, nhưng đó lại là sự thật đang diễn ra tại Việt Nam!"

Bạn Mạnh Hùng làm việc trong ngành truyền thông Đan Mạch, có dịp về Việt Nam công tác, cho biết về tình hình dân chúng trong nước nghe RFA Việt ngữ, và nhận định của bạn

“RFA có giá trị trong lòng thính giả trong nước cũng như ở hải ngoại, điều này tôi nhìn thấy được. Năm 2003 trong công việc làm cho truyền thông Đan Mạch, tôi đã trở lại Việt Nam sau hơn một phần tư thế kỷ, lúc đó tôi không để ý đài RFA là gì.

Vì công việc của tôi phải nghe và đọc tin tức sớm nhất, thành ra ít quan tâm tới đài tiếng Việt. Nhưng đi từ Sàigòn ra Hà Nội, tôi nghe người dân nói nhỏ với nhau “hôm nay, có nghe được RFA không?

Vì công việc của tôi phải nghe và đọc tin tức sớm nhất, thành ra ít quan tâm tới đài tiếng Việt. Nhưng đi từ Sàigòn ra Hà Nội, tôi nghe người dân nói nhỏ với nhau “hôm nay, có nghe được RFA không? Xuống tận vùng Cổ Cò, cũng nghe dân chúng nói với nhau, tôi chỉ nghe loáng thoáng “RFA …” Sau này, tôi mới hiểu người dân ở Việt Nam đón nghe RFA.

Xuống tận vùng Cổ Cò, cũng nghe dân chúng nói với nhau, tôi chỉ nghe loáng thoáng “RFA …” Sau này, tôi mới hiểu người dân ở Việt Nam đón nghe RFA. Thời nay có truyền hình, rồi Internet, người ta có cần đến Radio nữa không? điều đó khó trả lời, nhưng dân chúng trong nước chờ đợi nghe RFA. Người dân Việt Nam tin tưởng vào thông tin RFA một cách mạnh mẽ, điều đó chính xác …” Cám ơn bạn Mạnh Hùng đã cho chúng tôi biết về những điều bạn ghi nhận tại Việt Nam. Thính giả tin tưởng vào nguồn tin của RFA Việt ngữ như vậy, chúng tôi cảm thấy được khích lệ rất nhiều trong công việc, và nguyện cố gắng hơn nữa để đáp lại lòng ưu ái của quý vị. * Tuần qua, ban Việt ngữ chúng tôi nhận được thư và email của các thính giả Lê Chí Việt ở Virginia, Kimberly Đinh ở Washington D.C., Toàn Nguyễn ở Oklahoma, Bùi Hoành, Nguyễn Thanh Trung ở Cộng hòa Tiệp, Trần Xuân Mai ở Pháp, Minh ở Saigon, … có lời khen bài vở trong chương trình. Xin cám ơn cảm tình ưu ái mà quý vị dành cho chúng tôi.

Những việc làm từ thiện

Những bài tường thuật của Thanh Trúc và Phương Anh về các công cuộc từ thiện đang tiến hành tại Việt Nam được nhiều thính giả quan tâm và ngỏ ý muốn giúp đỡ. Cảm nghĩ của bạn Ngọc Thế (hay Ngọc Thể): "Thật cảm xúc và rất vui khi nghe thấy là trong xã hội ngày nay ở Việt Nam còn những người hết lòng như cô giáo Hạnh giúp đỡ cho trẻ em biết đọc biết viết."

Bạn Quốc Hùng (hay Hưng) viết đến Phương Anh: "Cháu vừa nghe về lớp học Tình Thương tại Kim Long, Huế và cô giáo là Bạch Thị Ngọc Hạnh. Wow! nghe cô kể mà cháu muốn khóc luôn vậy đó.

Ở Việt Nam, nhiều cán bộ đem cả triệu đi đánh bài, nhưng lớp học như vậy lại không một ai giúp đỡ, đau lòng không. Cháu xin hỏi cô về địa chỉ của lớp học ấy được không ạ vì cháu muốn góp một bàn tay nhỏ để xây dựng thêm cho lớp học.”

Các thính giả Minh Châu, Ngọc Mai, Lưu Sáng cũng hỏi cách liên lạc với cô giáo Ngọc Hạnh để ủng hộ cô chút tiền mua sách vở cho các em học sinh.

Thật đáng quý! Phương Anh sẽ liên lạc với quý vị và các bạn về việc này.

Phụ nữ Việt Nam

Mời các bạn tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Xin email về Vietweb@rfa.org

Bài tường thuật của Thanh Trúc về “Hai chị em sang Đài Loan, bị sa vào ổ mãi dâm” gây nhiều quan tâm. Thính giả Francis Bé cho rằng

“Cần phải có một tổ chức bất vụ lợi quốc tế để giúp đỡ và bảo vệ những công nhân làm việc ở nước ngoài. Khi người công nhân vi phạm gì, biện pháp trừng phạt phải có văn bản theo luật pháp chứ không phải là chủ nhân tùy tiện, muốn đuổi là đuổi …”

Theo thính giả Nguyễn Võ thì giới chức Việt Nam cũng phải mang trách nhiệm về những vụ đó, và cho rằng nên đóng cửa những phòng môi giới buôn người tại Việt Nam.

Thính giả Kim Nguyễn thì nghĩ là nên thông tin rộng rãi về những vụ bị hại, hoặc lừa vào đường mãi dâm để các cô các bà biết rõ trước khi xin đi lao động ở nước ngoài.

“Xã hội nghèo khổ thành ra con người phải tìm đường mà sống” thính giả Nguyễn Quí nghĩ vậy. Ông viết nhạc khúc “Xót xa người con gái Việt” và trình bày như sau: “Xót xa người con gái Việt” …

0:00 / 0:00

Thy Nga chào tạm biệt và hẹn tái ngộ cùng quý thính giả trong mục này kỳ tới.