Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 13-4-2006)

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Trước tiên, xin nói về “Hộp thư thoại”, một vị đã email trách chúng tôi là không tiếp chuyện. Nhân sự việc này, chúng tôi xin nhắc lại rằng “Hộp thư thoại” như tên gọi của nó, là một hộp thư để ghi những lời nhắn qua điện thoại. Đó không phải là đường điện thoại có người tiếp chuyện. Mong quý vị sử dụng “Hộp thư thoại” hiểu cho như vậy, và cứ để lời nhắn, chúng tôi sẽ phúc đáp trong mục “Thư tín” hàng tuần, nếu là việc cần thì sẽ điện thoại hay email lại quý vị ngay.

DaoDinhBinh150.jpg
Bộ trưởng Giao Thông Vận Tải Đào Đình Bình phát biểu tại một buổi họp ở Hà Nội năm 2005. AFP PHOTO

Chúng tôi cũng nhắc lại yêu cầu, là quý vị nhắn trong “Hộp thư thoại” thì điều trước tiên là cho biết tên, số điện thoại hay địa chỉ email. Nếu không muốn Đài nêu tên thì quý vị hãy nói thêm như vậy, chúng tôi sẽ theo lời. Nhưng cũng như mọi thư từ, lời nhắn phải có tên thì mới có tính cách thuyết phục.

Góp ý cho Đảng Cộng sản Việt Nam

Về chuyện "Góp ý cho Đảng Cộng sản Việt Nam", thính giả Hoàng đình Hùng viết "Đảng kêu gọi mọi người góp ý cho bản dự thảo Báo cáo chính trị, đồng thời còn nói "tôn trọng các ý kiến khác biệt" nhưng chỉ sau một tháng, đã "nuốt" những gì tuyên bố.

Cứ cho là các ý kiến đề nghị đa nguyên, đa đảng, hoặc từ bỏ Xã hội chủ nghĩa, từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin là của “những kẻ chống đối” hay “phản động” đi nữa, nhưng xá gì vài ba ý kiến lẻ tẻ đó (?) trong khi đảng đã tổng kết rằng 95% số ý kiến đóng góp “đồng ý” với dự thảo.

Vậy mà thực tế đã chứng tỏ là đảng ta lo sợ. Mà lo sợ là phải, vì “những kẻ chống đối” hay “phản động” lại không phải từ hải ngoại mà ở ngay trong nước, có tên tuổi, có uy tín, đăng ý kiến công khai trên các báo quốc nội mà tổng biên tập là đảng viên! Dân rất thích đọc những ý kiến bị kết là "phản động" đó vì nói rất trúng ý họ …”

Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam tiềm ẩn từ lâu rồi nhưng sao tới nay mới phát hiện? lý do rất đơn giản, theo tôi nghĩ, là họ thanh trừng nhau để dành ghế vào dịp Đại hội 10 sắp tới.

Vào khi Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị Đại hội 10 thì vụ tham nhũng tại bộ Giao Thông Vận tải bùng nổ ra. Tới giờ, chuyện tai tiếng ấy chưa được giải quyết, và ông Đào đình Bình còn ngồi ở ghế bộ trưởng bộ này. Thính giả Việt Lê cho rằng

“Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam tiềm ẩn từ lâu rồi nhưng sao tới nay mới phát hiện? lý do rất đơn giản, theo tôi nghĩ, là họ thanh trừng nhau để dành ghế vào dịp Đại hội 10 sắp tới.”

Vụ tham nhũng PMU 18

Vụ tai tiếng đó gây tác hại đến cả nguồn tài trợ của các định chế quốc tế cho Việt Nam, biện pháp trừng trị liệu ra sao? Theo dõi diễn tiến tin tức, ông Đào đình Bình đệ đơn từ chức nhưng Thủ tướng chính phủ lại đích thân cho phép ông ta tiếp tục ngồi ở ghế bộ trưởng, trong khi còn chờ quyết định của Bộ Chính Trị? Thính giả họ Vũ nhận định:

“Là người dân mà có lỗi thì ra tòa lãnh án, là điều chắc chắn. Vậy tại sao không bắt giam những kẻ tham nhũng, rút ruột ngân khoản của nhân dân? Sao lại xử lý dễ dàng như vậy, để cho Đào đình Bình nghỉ việc, về hưởng thụ những khoản tiền khổng lồ dễ thế sao?”

Nói về nạn tham nhũng tại Việt Nam, thính giả họ Tạ viết: "Đồng tiền vay nước ngoài để phát triển, và nợ trong chiến tranh (thời Liên Xô, và Trung Quốc) người dân phải gồng lưng ra mà trả. Trong khi đó, các ông cán bộ tìm mọi cách tham nhũng, lấy làm của riêng. Đây cũng là tâm lý chung của các vị cán bộ cao cấp tại Việt Nam, họ không muốn rời bỏ cái ghế đầy quyền và lợi, mặc người dân ca thán.

Về giao thông vận tải, nhiều công trình hạ tầng cơ sở bị rút ruột, dẫn đến tình trạng xuống cấp tồi tệ sau khi sử dụng được vài tháng, và đưa tới tai nạn chết người. Sau vụ lật tàu hỏa mấy tháng trước, lẽ ra bộ trưởng Đào Đình Bình đã phải nhận trách nhiệm và từ chức rồi chứ. Đó là nói về bộ Giao thông Vận tải, còn những bộ ngành khác thì sao đây?”

Đề cập đến vấn đề nhận trách nhiệm thì chắc không quốc gia nào có tinh thần bằng Nhật Bản. Nghe tin xảy ra tai nạn xe lửa, là ông bộ trưởng Giao Thông ra trước công chúng xin lỗi và từ chức ngay!

Mới đây thì chẳng xa xôi gì với Việt Nam, bên Thái Lan dân chúng đã biểu tình đòi thủ tướng phải từ chức vì gia đình, họ hàng ông lạm dụng quyền để tham ô. Rốt cuộc, ông Thaksin đã phải từ chức.

Trung ương chưa có chủ trương đưa cấp bộ trưởng ra tòa, mà chỉ xử đến cấp thứ trưởng thôi nên ông Nguyễn Công Tạn thoát nạn. Rồi đến vụ Mai Văn Dâu, Bùi Quốc Huy cũng vậy. Thành ra có lẽ, ông Đào đình Bình cũng sẽ không bị ra tòa, mọi tội sẽ có Nguyễn Việt Tiến gánh cho; và để thoa dịu dân chúng, tòa sẽ tuyên án Việt Tiến rất nặng. Khi nào tình hình êm đi thì họ sẽ thả Việt Tiến ra sớm.

So sánh với nước mình, thính giả Tuấn Lê viết: "Tôi nghĩ là cả nghìn năm nữa, Việt Nam chưa chắc đã theo kịp Thái Lan nếu còn giữ mãi đường lối chính trị như hiện nay. Riêng với vụ PMU 18 không thôi, đã thấy là Việt Nam thật xấu hổ với Thái Lan, một nước ở ngay bên cạnh."

Ý kiến của người dân

Nhà cầm quyền Việt Nam xử trí vụ này ra sao? thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là Đ.H. thuật lại về vụ bê bối hồi đó tại bộ “Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn” liên quan đến Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn. Một người họ hàng của thính giả này làm việc tại bộ đó nên biết rất rõ vụ việc, là mặc dù có đủ những chứng cớ nhưng

“Trung ương chưa có chủ trương đưa cấp bộ trưởng ra tòa, mà chỉ xử đến cấp thứ trưởng thôi nên ông Nguyễn Công Tạn thoát nạn. Rồi đến vụ Mai Văn Dâu, Bùi Quốc Huy cũng vậy. Thành ra có lẽ, ông Đào đình Bình cũng sẽ không bị ra tòa, mọi tội sẽ có Nguyễn Việt Tiến gánh cho; và để thoa dịu dân chúng, tòa sẽ tuyên án Việt Tiến rất nặng. Khi nào tình hình êm đi thì họ sẽ thả Việt Tiến ra sớm.”

Về vụ bê bối tại PMU 18, RFA Việt ngữ nhận được nhiều ý kiến của thính giả đưa đề nghị biện pháp trừng trị. Bà Thu Hằng phân tách rõ:

“Nghe về vụ tham nhũng, hay đúng hơn là các quan chức cấp cao ăn cắp của công, tôi lấy làm phẫn nộ và chua xót cho người dân Việt Nam đang sống dưới một chế độ như vậy. Tôi có ý nghĩ sau đây:

- Những kẻ phạm tội như Đào Đình Bình, Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng, ... phải chịu trách nhiệm về hành động ăn cắp đó trước pháp luật và đồng bào, và phải hoàn trả tất cả tiền bạc hay tài sản từ số tiền ăn cắp ấy.

- Dù đã xin từ chức, vẫn phải chịu án phạt tương đương. Không phải là cứ lạm quyền ăn cắp tiền của, rồi đến khi vỡ lở thì từ chức là huề! vì với cái đà đó, những quan chức khác cứ thế mà ăn cắp của công. Nếu chẳng may bị khui ra thì cùng lắm là quan nhà ta sẽ từ chức, chẳng thiệt đồng nào. Bọn người đó nên nhận bản án chung thân khổ sai để có thời gian suy nghĩ về việc làm của mình, và nhìn thấy hậu quả là sự khó nhọc của đồng bào phải trả nợ số tiền mà chúng đã ăn cắp.”

Vừa rồi, chúng tôi có phỏng vấn ông Trần Anh Kim, cựu Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, về những ý kiến ông góp vào dự thảo Báo cáo chính trị. Sau khi nghe bài đó, bác Năm Căn nhận định:

Mời các bạn tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

“Đối với những cán bộ cấp dưới như ông Trần Anh Kim, Đảng chỉ ban cho những lời hứa xuông, và thẳng tay trừng trị nếu phàn nàn hoặc chỉ trích. Với các cán bộ cao cấp hoặc có quan hệ đến cán bộ cao cấp như ông Bùi Tiến Dũng thì dùng tiền viện trợ ODA để cá độ bóng đá tới hàng triệu đô-la, vẫn không bị trừng trị thích đáng …”

Ý kiến của thính giả Phạm Xuân Chiến

Một điều mà nhiều người nhận thấy là nay, dân chúng ở Việt Nam đã bạo dạn lên tiếng, báo chí trong nước cũng mạnh dạn nêu ra những vấn đề tắc trách của giới cầm quyền.

Vụ tham nhũng tại bộ Giao Thông Vận tải đang sôi động như vậy, thì RFA Việt ngữ nhận được email của Phạm Xuân Chiến, một thính giả đã vài lần viết đến đài để nói lên quan điểm khác với quan điểm của hầu hết những thính giả kia. Chắc hẳn anh biết rằng RFA chủ trương xét vấn đề dưới mọi khía cạnh.

Điều vui cho chúng tôi, là anh mở đầu email với câu "Một thời gian dài không viết mail cho đài vì lý do không vào được."

Như vậy là Xuân Chiến vẫn cố gắng vào xem và nghe chương trình của chúng tôi, đồng thời cũng đương nhiên nhìn nhận là Web RFA Việt ngữ bị nhà cầm quyền cản trở. Email lần này, sau khi đề cập về tình trạng tham nhũng trong nước, Xuân Chiến nói đến “Diễn đàn bạn trẻ”:

“Có phần thất vọng về một số người trong thế hệ trẻ ngày nay, họ có một cái nhìn thiển cận về mọi vấn đề của quốc gia … Thử hỏi rằng nếu tổ tiên của người Việt Nam đã mất mà họ sống dậy thì họ có chấp nhận rằng một phần thế hệ con cháu của họ mang tư tưởng đi ngược lại truyền thống dựng và giữ nước của dân tộc không?

Một số người trẻ đó rêu rao rằng yêu nước, thử hỏi xem họ yêu nước như thế nào? Cũng thử hỏi xem nếu không có Chủ nghĩa Mác-Lê và Đảng Cộng sản thì họ có trên đời mà phê phán và chống đối không?”

Vấn đề nữa mà Xuân Chiến đề cập đến, là về các nhà dân chủ: "Những lời nói của ông "giáo sư" Hoàng Minh Chính trong bài phỏng vấn phát ngày 10 tháng Tư 2006 là không thể chấp nhận được. Không phải cả dân tộc đứng sau ông để ủng hộ ông đâu, mà chỉ có một số ít người thôi …"

Ban Việt ngữ RFA xin trả lời chung là chúng tôi đã lưu trữ văn kiện ấy trong phần “Tư liệu”, mời quý vị vào xem. Nếu muốn ký tên ủng hộ bản Tuyên ngôn này thì quý vị hãy mở địa chỉ email www.petitiononline.com

Về các vấn đề vừa nói, quan điểm của Phạm Xuân Chiến như vừa trích đọc, chúng tôi mời tất cả quý vị thính giả cho ý kiến.

Những ý kiến, đóng góp khác

Số người trẻ mà Xuân Chiến vừa nói đến, là những bạn đã lên tiếng trên “Diễn đàn bạn trẻ” trong các buổi hội luận do chúng tôi điều hợp. Về mục này, tuần qua, thính giả ký tên là Ken thuộc thế hệ 8 X trong nước (tức là ra đời vào thập niên 1980) viết:

“Hôm nay là một ngày may mắn của tôi vì thật sự, tôi không biết rằng có một Diễn đàn trên đài phát thanh, tôi cũng không biết là đài này có phải là đài phát thanh ở Việt Nam không nữa, vì tôi thấy hầu như không ai dám đụng chạm gì đến vấn đề đó, vấn đề bức xúc và trăn trở của nhiều bạn trẻ hiện nay mà không có được tiếng nói riêng của mình!

Bản thân tôi cũng thấy được những bức xúc đó nhưng không thể nào làm gì được! đó cũng là ý kiến chung của nhiều người. Tôi thấy qua những gì mà các bạn trẻ phát biểu trên Diễn đàn là chính xác và có cơ sở. Tôi mong cho Diễn đàn ngày càng phát triển vì tôi thiết nghĩ muốn đất nước đi lên thì cần phải biết lắng nghe những gì mà giới trẻ phản ánh vì họ là những người chủ tương lai của đất nước.”

Cám ơn bạn đã chia sẻ tâm tư với anh em chúng tôi tại đài. Như bạn viết trong thư là bản thân cũng mang những bức xúc về tình trạng đất nước nhưng không biết phải làm gì? nhiều bạn khác cũng vậy. Thì đây, có lá email của bạn “Mặt trời hồng” gửi qua RFA Việt ngữ như sau:

“Thưa các anh chị trong ban Biên tập, Em nghe có ý kiến trên “Diễn đàn bạn trẻ” nói là muốn làm một điều gì đó để giúp cải thiện tình hình đất nước.

Theo em, các bạn trẻ nên tích cực thể hiện quan điểm và nhận thức của mình bằng cách xây dựng các trang web, các diễn đàn, hoặc tích cực tham gia các diễn đàn để trao đổi những nhận thức của mình với mọi người.

Các bạn có thể trình bày quan điểm của mình với những bạn trẻ khác tại các diễn đàn www.ttvnol.com http://diendansv.hutech.edu.vn/ hoặc có thể trình bày quan điểm của mình từ góc độ của người làm con cho bậc cha mẹ, tại các diễn đàn: http://www.lamchame.com; http://www.webtretho.com; http://www.chametainang.net”"

Thông tin hữu ích lắm, xin cám ơn “Mặt trời hồng”! Quả thật là bạn đã đem lại cho chúng tôi những tia ấm áp cho ngày làm việc hôm nay. Các bạn trẻ ghi lại chi tiết nhé.

Bản “Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006”

Mấy ngày nay, chúng tôi nhận được nhiều email thính giả hỏi về bản “Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006” để tìm hiểu. Nhiều vị hỏi luôn về cách thức để ký tên ủng hộ bản Tuyên ngôn đó.

Ban Việt ngữ RFA xin trả lời chung là chúng tôi đã lưu trữ văn kiện ấy trong phần “Tư liệu”, mời quý vị vào xem. Nếu muốn ký tên ủng hộ bản Tuyên ngôn này thì quý vị hãy mở địa chỉ email www.petitiononline.com

Thư đã dài, Thy Nga xin tạm ngưng. Phần sau, mời quý vị đón nghe tiếp vào buổi phát thanh tối nay.