Thy Nga, phóng viên đài RFA
Lời kêu gọi của chúng tôi vào kỳ Thư tín tuần trước đã có đáp ứng! trong khối “thính giả thầm lặng” đã có vài vị, vài bạn “chịu khó” viết đến đài để đóng góp ý kiến, như email sau đây từ trong nước:
“Tôi là một thanh niên ở Việt Nam. Nghe chương trình của quý đài đã lâu nhưng tôi vẫn giữ thái độ im lặng trong suốt một thời gian dài. Hôm nay, nghe lời kêu gọi của quý đài, tôi viết thử xem sao.
Các bạn à, hôm 29 tháng Sáu vừa qua, đọc thấy một bài báo của ông giáo sư tiến sĩ tên là Nghĩa đăng trên báo Nhân Dân với ngôn từ hết sức mỹ miều ca ngợi đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền này.
Tôi cũng như hàng triệu người dân trong nước thầm mong muốn rằng mấy ông già đó nhường chỗ cho giới trẻ chúng tôi làm lại đất nước.”
Email bạn “thử” viết đến RFA Việt ngữ, chúng tôi đã nhận như bạn thấy đây. Hoan nghênh lắm lắm. Bạn cho biết là nghe RFA đã lâu thì chắc bạn cũng nhận thấy là hồi sau này, một số bạn trẻ trong cũng như ngoài nước đang đòi hỏi dân chủ tự do và nhân quyền cho người dân Việt Nam. Các diễn tiến này, chúng tôi đều tường trình.
Gần đây nhất, và đang tiến hành là chương trình “Marathon Nối vòng tay lớn” do nhóm “Tập hợp Thanh niên Dân chủ” đề xướng. Sinh viên Nguyễn Tiến Trung và các thành viên trong phong trào đang thâu thập chữ ký đó, bạn à. Tiếp tục thư cho anh em chúng tôi nhé.
Xin tham gia góp ý: Việc các quan chức lão thành nhường chỗ cho người trẻ, rất đáng hoan nghinh. Điều đó sẽ giúp cho đất nước tiến bộ và phát triển thế nhưng liệu, chính sách có thay đổi không? người dân có được hưởng những điều mình phải có không?
Bộ máy lãnh đạo mới
Giới trẻ ngày càng quan tâm đến những vấn đề nước nhà, mà thể chế chính trị bao trùm và chi phối mọi điều. Về chính quyền vừa được “tiến cử”, giới trẻ nghĩ thế nào, bạn C.T.
“Xin tham gia góp ý: Việc các quan chức lão thành nhường chỗ cho người trẻ, rất đáng hoan nghinh. Điều đó sẽ giúp cho đất nước tiến bộ và phát triển thế nhưng liệu, chính sách có thay đổi không? người dân có được hưởng những điều mình phải có không?”
Những lời tuyên bố của tân chính phủ có vẻ tích cực nhưng không biết có thực hiện không đây? Trước mắt là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, thính giả họ Phạm cho là khi Việt Nam trở nên thành viên WTO thì nhiều công ty nước ngoài sẽ vào kinh doanh nhờ đó, dân trí nước ta được mở mang theo.
“Tôi nghĩ rằng sẽ vẫn còn độc đảng như hiện nay nhưng WTO là “chìa khóa vàng” để đưa Việt Nam thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và độc tài.”
Tự do, dân chủ
Từ hải ngoại, bạn Kevin Nguyễn cảm nghĩ: "Tôi rất vui khi được nghe các bạn trẻ lên tiếng cổ võ dân chủ và đa đảng trong nước. Tôi hoan nghênh và ủng hộ tinh thần các bạn. Chỉ có tự do dân chủ, nước mình mới thoát khỏi nghèo nàn, quan liêu và tham nhũng.
Tôi tin rằng sau khi Việt Nam hội nhập với các nước tây phương, phong trào dân chủ sẽ càng thêm lớn mạnh. Ý thức của giới trẻ cũng như của mọi người trong nước sẽ được nâng cao. Bao nhiêu tư tưởng nhồi sọ của Cộng sản sẽ không còn áp dụng được nữa.
Truyền thông và báo chí thời nay là công cụ rất tốt để các bạn nói lên tiếng nói trung thực của mình … Tôi chân thành cám ơn đài RFA đã là nhịp cầu nối, mang lại tiếng nói của người dân trong và ngoài nước. Nhờ có đài mà bao nhiêu sự thật được phơi bày.”
Truyền thông và báo chí thời nay là công cụ rất tốt để các bạn nói lên tiếng nói trung thực của mình … Tôi chân thành cám ơn đài RFA đã là nhịp cầu nối, mang lại tiếng nói của người dân trong và ngoài nước. Nhờ có đài mà bao nhiêu sự thật được phơi bày.
Sau khi nghe bài chúng tôi phỏng vấn anh Nguyễn Phương Anh, một doanh gia trẻ đã công khai lên tiếng về việc muốn thành lập một tổ chức chính trị, lấy tên là “Ðảng Dân chủ Bách Việt” thính giả Ngọc Trần nói lên ý kiến:
“Tôi thiển nghĩ, không chỉ Nguyễn Phương Anh mà người Việt Nam nào có khả năng chính trị cộng với lòng yêu nước cũng nên thành lập đoàn, nên lập ra đảng chính trị để giúp đất nước tiến sang kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của Dân chủ, Tự do và Nhân quyền.
Đảng Cộng sản làm xã hội nước nhà ngày càng băng hoại: nạn cửa quyền; công an trù dập tùy ý; luật pháp mập mờ, nhóm 5 người trở lên phải xin phép; tham nhũng khủng khiếp như vụ PMU18 mà kẻ phạm pháp còn đi đút lót để chạy tội, …
Ông thủ tướng Phan Văn Khải trước khi về hưu, còn ký Nghị định bóp nghẹt tiếng nói của dân, sau đó thì có nhận tội làm lan tràn tham nhũng, lãng phí của công, nhưng chỉ nhận suông thế thôi! Thế … với những tội như vậy, ông ta có bị xử phạt hay không?”
Câu hỏi dành cho Thủ tướng Khải
Về lời trần tình đó của ông Khải, thính giả T.D. nêu câu hỏi: "Thủ tướng Khải nói là "Nhận trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng" vậy xin hỏi là người đứng đầu chính phủ, trách nhiệm của ông ra sao về sự kiện tham nhũng ở bộ Giao thông Vận tải?
Chẳng hạn như khi các nhà tài trợ quốc tế điều tra xong vụ PMU18, nếu họ yêu cầu Việt Nam hoàn trả số tiền thất thoát thì ông Khải sẽ làm thế nào, xuất tiền túi của ông, hay là trích tiền của Nhà nước ra?
Thế nhưng thưa ông, tiền trong quỹ Nhà nước chính là tiền của nhân dân, là tiền mà các nhà tài trợ quốc tế chi ra nhằm cải tiến đời sống cho người dân Việt Nam, và cũng là tiền mà dân đóng thuế để xây dựng xứ sở chứ không phải để chính quyền đắp vào những lỗi lầm và phung phí của nhiều phần tử trong Đảng.
Nước ta đang đối đầu với 2 vụ kiện có tầm mức quốc tế là luật sư Ý kiện Tổng Công ty Hàng không Việt Nam; và ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Nhà nước Việt Nam. Trong khi đó thì rất nhiều rất nhiều vụ tham nhũng còn trong bóng tối.
Mời các bạn tham gia mục Trao đổi thư tín. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org
Để thực hiện tính dân chủ, chúng tôi, người dân Việt Nam, cần biết Nhà nước sử dụng tiền của nhân dân như thế nào? Chúng tôi cần có một tổ chức đại diện cho người dân đứng ra theo dõi, giám sát lãnh vực tài chính cũng như những lãnh vực khác.”
Nạn tham nhũng
Nói đến nạn Tham nhũng thì chắc quý vị chưa quên câu chuyện nhà báo Trần Quang Thành vì đáp lời kêu gọi chống tham nhũng mà bị tạt axít. Sau khi nghe vụ việc này trên làn sóng RFA Việt ngữ, rất nhiều thính giả đã viết đến đài, hỏi cách liên lạc để chia xẻ với nhà báo chân chính ấy.
Ông Thành bày tỏ lòng cám ơn như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Cũng vì trực tính chống tiêu cực mà một phóng viên khác, là ông Hồ Văn Viễn chịu khổ nạn 16 năm nay. Trong “Đơn khiếu nại” gửi đến RFA Việt ngữ nhờ đăng tải, ông Viễn trình bày nội vụ. Tuy nhiên do khuôn khổ và thời lượng của mục Thư tín, chúng tôi chỉ có thể trích đoạn như sau:
“Vào năm 1987, lúc tôi công tác ở Phòng Văn hóa Thông tin Huyện Chợ Gạo, hưởng ứng chủ trương chống tiêu cực, làm lành mạnh và trong sạch bộ máy Đảng và Chính quyền theo tinh thần Chỉ thị số 15 của BBT/Trung Ương Đảng, tôi đã có bài viết nói về hành vi tiêu cực của ông Nguyễn Lập, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Huyện Chợ Gạo, lợi dụng chức quyền có hành động dâm ô với nữ nhân viên, chiếm đoạt tài sản Xã hội Chủ nghĩa, cấu kết với gian thương làm ăn phi pháp, ức hiếp quần chúng, nhận hối lộ, ...”
Do sự cáo giác này mà ông Viễn bị Chủ tịch Nguyễn Lập qui là “thành phần cơ hội do địch cài vào để phá hoại Đảng” (?) buộc phải chuyển công tác ra khỏi huyện, nơi ông và gia đình cư ngụ.
“Tháng 8 năm 1988, tôi xin về công tác tại Đài Phát thanh & Truyền hình Tiền Giang. Tại đây, tôi cũng đã có những bài viết phản ánh tình trạng cán bộ ở địa phương ức hiếp và chiếm đất của nông dân, và trong các cuộc họp ở cơ quan, tôi cũng có ý kiến đòi làm sáng tỏ những tiêu cực ngay trong cơ quan Đài bởi “tại sao tiêu cực ngoài xã hội thì bị xử lý công khai, còn tiêu cực trong cơ quan lại được xử lý nội bộ?”
Vụ này khiến ông Viễn bị Lãnh đạo Đài trù dập, tước thẻ Nhà báo, và buộc phải lập tức rời khỏi cơ sở. 16 năm nay, ông bỏ ra công sức và tiền bạc đi khiếu nại nhưng tới giờ, chưa được các ngành chức năng xem xét giải quyết.
Người dân khiếu nại
Đó chỉ là một trong nhiều chính sách sai lầm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã gây biết bao khổ sở, tang tóc cho người dân trong suốt 60 năm qua. Tới khi đau thương tạm nguôi ngoai thì chính họ lại kể chuyện đó như là tội ác của băng đảng nào khác? mà không phải do chính họ đã gây ra!
Chắc hẳn người dân trong nước vác đơn đến các cửa quyền khiếu kiện tháng này qua năm nọ mà không được giải quyết, thành ra một số đồng bào đã “đánh bạo” gửi giấy tờ đến nhờ ban Việt ngữ RFA đăng.
Thực ra thì thưa quý vị, mục này như tên gọi của nó, là để trao đổi thư và ý kiến với thính giả, không phải là Website để trình bày trường hợp kiện tụng cùng với giấy tờ, hình ảnh. Hồ sơ kiện thì phải đăng đầy đủ, mà thời lượng dành cho mục này lại giới hạn, chúng tôi chỉ có thể ghi nhận, như vào tuần qua, RFA Việt ngữ nhận được
“Đơn khiếu tố cán bộ tòa án và cán bộ Viện Kiểm sát Nhân dân Quận Tân Bình lợi dụng vị trí để tiếp tay, bao che cán bộ tham nhũng, trù dập công dân thay vì bảo vệ sự nghiêm minh của Pháp luật”
Do ông Trần Đoàn và bà Quản thị Nhung ngụ tại số nhà 318/53 Phạm Văn Hai, Phường 5, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ-chí-Minh gửi.
Hình ảnh các hộ người Khờ-me định cư tại Hẻm 218 Thích Quảng Đức, Thị xã Thủ Đầu Một tỉnh Bình Dương, do bà Thạch thị Liên đại diện, gửi về vụ bị chính quyền địa phương thu hồi đất ở.
Trở lại với những ý kiến của thính giả, ông Huỳnh Anh viết: "Gần đây, tôi được biết nhà cầm quyền Việt Nam đem trưng bày những hình ảnh của thời "Bao cấp" như chứng cớ của một chính sách sai lầm!
Đó chỉ là một trong nhiều chính sách sai lầm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã gây biết bao khổ sở, tang tóc cho người dân trong suốt 60 năm qua. Tới khi đau thương tạm nguôi ngoai thì chính họ lại kể chuyện đó như là tội ác của băng đảng nào khác? mà không phải do chính họ đã gây ra!
Tôi cho rằng rồi đây, không bao lâu nữa, họ sẽ trưng bày những hình ảnh của thời “Đàn áp tôn giáo”, thời “Đàn áp nhân quyền”, v.v ... đó thôi!”
Đến đây thì thư đã dài, Thy Nga cùng toàn ban Việt ngữ xin chào tạm biệt quý thính giả và các bạn.