Nhà văn Nguyễn Vy Khanh và tác phẩm “Văn Học và Thời Gian” (II)

Phạm Ðiền, phóng viên đài RFA

0:00 / 0:00

Kính chào nhà văn Nguyễn Vy Khanh, tiếp tục cuộc nói chuyện lần trước chúng ta đã có dịp khảo về không khí thoải mái khai phóng văn học của miền Nam giúp cho sự phát triển của văn học Việt Nam trong suốt cả thời kỳ trước chiến tranh cũng như sau nay.

Cũng trong cuốn sách của ông nói về Văn học và Thời gian có điểm qua một số hiện tượng viết ở ngoài Bắc sau năm 1986. Trước đó do hoàn cảnh kiểm soát khắc khe, nhiều tác phẩm sau miền Nam Việt Nam đã bị hỏa thiêu, tịch thu, các nhà văn, nhà thơ đi tù hoặc bị trù dập trên toàn nước Việt Nam sau năm 1975. Lúc đó có không khí gần như hoang vu, không khí sa mạc của tiểu thuyết của văn học nghệ thuật.

Bạn có nhận xét gì về văn học Việt Nam trong thời kỳ năm 1986 và về sau? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Và miền Bắc cũng ở trong gia đoạn 75 cho đến mãi sau năm 1986 đã không có một không khí sinh động nào cả, vẫn thiếp ngủ, cho dẫu những người yêu nghệ thuật thật sự vẫn không ngừng chờ đợi có những sự xuất hiện của cây bút miền Bắc với sinh khí mới.

Nhưng quả nhiên, những người cầm bút ở miền Bắc không làm cho những người chờ đợi thất vọng bởi vì một lớp người viết đã đáp ứng sự chờ đợi đó. Các cuộc đi chui từ năm 1975 đã cống hiến cho hải ngoại một số ngoài bút rất mới, rất mạnh. Nhưng có lẽ đợt vĩ đại nhất vào năm 1986 với những cây bút có tầm vóc và khí thế đã xuất hiện trong giai đoạn này.

Với tư cách là người khảo rất kỹ giai đoạn thời kỳ bùng phát đó, xin ông Nguyễn Vy Khanh cho chúng tôi biết thêm một số các chi tiết trong khung cảnh 1986 và về sau.

(Xin theo dõi toàn bộ cuộc nói chuyện trong phần âm thanh bên trên)