Anh Lương Duy Phương: Họ bảo tôi “Trở lại làm con người cũ” sẽ được tự do hoàn toàn

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trong một chương trình trước, chúng tôi đã gửi đến quý vị cuộc trao đổi với anh Lương Duy Phương, một thanh niên trẻ tại Hà Nội vừa bị cấm xuất cảnh theo lệnh của Tổng cục an ninh- Bộ Công An vì đã có bài viết bày tỏ quan điểm về việc chi dùng ngân sách quốc gia cho các hoạt động của Đảng và trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài liên quan đến đề tài ấy.

LuongDuyPhuong150.jpg
Anh Lương Duy Phương. RFA PHOTO

Sau đó, anh Phương đã có buổi làm việc với cơ quan an ninh để hiểu rõ nguyên nhân và tìm giải pháp cho việc anh bị phong tỏa quyền tự do đi lại. Trong câu chuyện với Trà Mi, anh cho biết thêm chi tiết về việc này.

Anh Lương Duy Phương: Đúng vào ngày 12/8 khi luật sư Đài bị công an mời lên làm việc, tôi đã chủ động lên gặp thượng tá Năm, lãnh đạo của Cục an ninh A42. Buổi làm việc diễn ra tại trụ sở của họ trong tinh thần ôn hoà.

Họ giải thích với tôi lý do tôi vừa bị cấm xuất cảnh là vì nghi ngờ chuyến đi Thái Lan của tôi có vấn đề. Họ cho rằng chuyến đi nhằm mục đích phá hoại đất nước nên không cho tôi đi, mà thực tế chuyến đi của tôi chẳng có vấn đề gì cả. Đó là một chuyến du lịch bình thường. Họ cứ bảo là có vấn đề nhưng vấn đề gì, ra sao thì họ lại không giải thích rõ. Họ chỉ chụp mũ thôi.

Tôi cũng thông báo cho họ biết rằng trong tương lai tôi dự định có những chuyến đi nước ngoài vào tháng 9, 10, 11, và tháng 2 sắp tới đây. Họ nói là họ không đảm bảo vấn đề đó.

Họ bảo tôi để được tự do hoàn toàn thì tôi phải “trở lại làm con người cũ của tôi”.

Trà Mi: "Trở lại làm con người cũ" theo ý anh, anh hiểu như thế nào?

Họ bảo tôi phải viết giấy cam đoan “trở lại làm một người bình thường” là không tham gia gây mất ổn định an ninh quốc gia và không tiếp xúc hoặc tham gia với các công việc của ông Đài. Lúc đó, họ sẽ đảm bảo mọi sinh hoạt của tôi sẽ được tự do. Tôi thấy chuyện đó tức cười quá, giống như trò chơi trẻ con, nên tôi đã không viết cam đoan gì cả.

Anh Lương Duy Phương: Trong lúc nói chuyện với tôi, họ hay cho rằng tôi bị lôi kéo, bị lừa phỉnh, bị lợi dụng…Tôi nói với họ rằng như vậy các anh cho tôi là con rối rồi thì nói chuyện với tôi làm gì.

Họ mới phân bua rằng không phải. Họ muốn bảo vệ tôi để tránh những vấn đề đáng tiếc xảy ra. Họ còn bảo tôi đừng liên hệ với luật sư Đài và các việc làm gây mất ổn định chính trị. Trà Mi: Anh có những hành động nào khiến cho họ nghĩ rằng anh gây mất ổn định chính trị?

Anh Lương Duy Phương: Họ viện dẫn bằng chứng rằng là tôi tham gia làm thông ngôn cho buổi nói chuyện giữa luật sư Đài với phái đoàn ngoại giao của Liên minh Châu Âu và các đại sứ quán Anh, Pháp, Mỹ, Úc tại Hà Nội. Họ cho rằng hành động đó là "tiếp tay cho kẻ xấu" .

Trà Mi: Xin hỏi anh nội dung của buổi nói chuyện đó như thế nào mà họ cho là "tiếp tay với kẻ xấu" thưa anh?

Anh Lương Duy Phương: Trước ngày cụ Hoàng Minh Chính tuyên bố khôi phục Đảng dân chủ thì luật sư Đài có tham gia soạn thảo bản điều lệ. Sau vụ đó, cơ quan an ninh đã mời luật sư Đài lên làm việc và tịch thu những tài liệu liên quan đến Đảng dân chủ.

Phái đoàn của Liên minh Châu Âu cũng như các đại sứ quán Anh, Pháp, Mỹ, Úc tại Hà Nội họ muốn gặp luật sư Đài để xác minh lại sự thật có đúng như vậy không. Ông Đài chỉ thuật lại sự việc như vậy thôi. Hôm đó có ông Bạch Ngọc Dương và Nguyễn Phương Anh, cũng kể lại tình hình họ bị đàn áp và bị sách nhiễu ra sao.

Tôi là người thông ngôn. Bên an ninh họ cho hành động đó của tôi là tiếp sức gây nguy hại an ninh quốc gia, rằng tôi đồng loã với các ông Đài, Dương, và Phương Anh- những người bị họ quy kết là “có vấn đề”. Cho nên, họ cho tôi là người giúp sức cho các hoạt động gây mất ổn định chính trị và an ninh. Họ lý luận như vậy.

Trà Mi: Anh có nghĩ là anh có những hoạt động gây "mất ổn định chính trị quốc gia" hay không?

Anh Lương Duy Phương: Tôi không làm gì "gây mất ổn định chính trị" cả. Tất cả những gì tôi làm đều là thực hiện quyền công dân của mình . Đó là điều họ suy luận để bao biện cho hành động của họ thôi, còn thế nào là "mất ổn định chính trị" thì họ không giải thích được.

BienBanDP150.jpg
Biên bản Dừng xuất cảnh. RFA PHOTO>> Xem hình lớn hơn

Họ bảo tôi phải viết giấy cam đoan “trở lại làm một người bình thường” là không tham gia gây mất ổn định an ninh quốc gia và không tiếp xúc hoặc tham gia với các công việc của ông Đài. Lúc đó, họ sẽ đảm bảo mọi sinh hoạt của tôi sẽ được tự do. Tôi thấy chuyện đó tức cười quá, giống như trò chơi trẻ con, nên tôi đã không viết cam đoan gì cả.

Trà Mi: Anh không viết giấy cam kết đó cũng có nghĩa là những chuyến xuất cảnh sắp tới của anh sẽ khó có thể thực hiện được, phải không?

Anh Lương Duy Phương: Điều đó không biết được, vì đó là quyền của họ. Và những việc họ làm họ cứ úp úp mở mở, mập mờ như vậy chờ đến khi mình ra đến sân bay thì chặn lại, coi như mọi việc đã rồi, tiền mất tật mang.

Trà Mi: Thế thì anh dự định làm thế nào?

Anh Lương Duy Phương: Tôi nói với họ bây giờ nếu tôi sẽ không được xuất cảnh thì cho tôi 1 quýêt định do cơ quan có thẩm quyền ký để tôi biết mà chủ động hơn khỏi phải mua vé máy bay hoặc thông báo với các cơ quan lo các chuyến đi cho tôi. Họ nói là không có quyết định gì cả. Họ nói đây là biện pháp ngăn chặn để bảo vệ an ninh quốc gia thôi, không có quyết định gì hết.

Trà Mi: Thế anh có đặt ra vấn đề với họ là bằng cách nào có được quyết định rõ ràng, cụ thể như thế không?

Anh Lương Duy Phương: Thật ra đúng luật Việt Nam thì chỉ có những người phạm tội, có bản án của toà hoặc những người do toà quyết định cấm xuất cảnh thì mới bị áp dụng biện pháp đó thôi. Còn cơ quan an ninh sử dụng biện pháp này thì họ đã vi phạm pháp luật rồi. Rõ ràng là như vậy mà có ai làm gì được họ đâu. Bây giờ họ là chính thể công an trị thì người dân đâu làm gì được họ đâu.

Trà Mi: Như vậy buổi làm việc đó cũng không đi đến kết quả nào cụ thể?

Tôi không tin vào những điều họ nói đâu. Việc tôi làm tôi biết mình không vi phạm pháp luật, cũng không làm điều trái lương tâm thì không việc gì phải đi làm hài lòng họ. Họ là những con người có khi còn tội lỗi hơn những người khác nữa thì việc gì phải làm theo yêu cầu của họ. Tôi vẫn phải cố gắng hết sức để bảo vệ quyền của mình tới đâu hay tới đó thôi.

Anh Lương Duy Phương: Chẳng có kết quả nào cả. Ở Việt Nam hầu hết những ai làm việc với cơ quan an ninh thì đều đi về tay không thôi , không được kết quả gì cả.

Trà Mi: Bây giờ anh vẫn trong tình trạng "tiến thoái lữơng nan" không biết nên phải làm gì?

Anh Lương Duy Phương: Đúng vậy , rõ ràng là oái oăm. Nếu họ cho hẳn quýêt định rõ ràng thì tôi còn biết chuyện để thu xếp công việc , hoặc để khiếu nại về quyết định hành chánh đó. Có quyết định mình mới khiếu nại được. Đây bây giờ họ làm việc không có quyết định hành chánh thì mình không làm gì được.

Trà Mi: Họ yêu cầu anh "trở lại làm con người cũ" thì mọi việc sẽ trở lại bình thường đối với anh và không còn khó khăn gì nữa. Anh có nghĩ là khi anh có những hành động chứng tỏ "trở lại làm con người cũ" thì những điều họ nói sẽ trở thành hiện thực hay không?

Anh Lương Duy Phương: Tôi không tin vào những điều họ nói đâu. Việc tôi làm tôi biết mình không vi phạm pháp luật, cũng không làm điều trái lương tâm thì không việc gì phải đi làm hài lòng họ.

Họ là những con người có khi còn tội lỗi hơn những người khác nữa thì việc gì phải làm theo yêu cầu của họ. Tôi vẫn phải cố gắng hết sức để bảo vệ quyền của mình tới đâu hay tới đó thôi.

Trà Mi: Xin cảm ơn anh đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

Theo dòng câu chuyện:

- Anh Lương Duy Phương bị cấm xuất cảnh vì bày tỏ quan điểm về ngân sách quốc gia