Anh Lương Duy Phương bị cấm xuất cảnh vì bày tỏ quan điểm về ngân sách quốc gia

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Một công dân trẻ bị cấm xuất cảnh theo lệnh của Tổng cục an ninh Bộ Công An vì đã có bài viết bày tỏ quan điểm về việc ngân sách quốc gia chi dùng cho các hoạt động của Đảng và trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài liên quan đến đề tài ấy.

LuongDuyPhuong200.jpg
Anh Lương Duy Phương và ông Tedo, Uỷ ban Nhân quyền thuộc đảng Bảo thủ Anh Quốc. RFA PHOTO

Đó là anh Lương Duy Phương hiện đang sinh sống và công tác tại Hà Nội. Trong cuộc trao đổi với Trà Mi, anh Phương cho biết thêm chi tiết về việc này.

Anh Lương Duy Phương: Tối ngày 2/8 vào lúc 9h tôi có chuyến bay đi Thái Lan. Trong lúc làm thủ tục tại sân bay quốc tế Nội Bài, tôi đã bị lực lượng an ninh cửa khẩu Nội Bài chặn lại, đưa tôi vào phòng cách ly làm việc. Họ lập biên bản tạm hoãn xuất cảnh và kiểm tra hành lý của tôi trong 2 tiếng đồng hồ. Đến hơn 11h tôi mới được về nhà.

Trà Mi: Thưa anh họ đưa lý do như thế nào khi lập biên bản và hoãn việc xuất cảnh của anh?

Anh Lương Duy Phương: Trong hệ thống mạng của nội bộ an ninh họ có lệnh phong toả tất cả đường ra vào xuất nhập cảnh của tôi, từ đường không, đường thuỷ, hay đường bộ.

Trà Mi: Làm sao anh biết được điều này?

Một cán bộ an ninh tại sân bay nói với tôi như thế. Theo người cán bộ này, lệnh phong toả xuất cảnh đối với tôi đã được cấp thứ trưởng phê duyệt và vẫn còn hiệu lực. Trong biên bản tạm hoãn xuất cảnh họ ghi lý do là theo đề nghị của Tổng cục an ninh Bộ Công An. Họ nói rằng khi nào tôi giải quyết tất cả những việc liên quan đến cá nhân tôi mới tính tới chuyện xuất cảnh.

Anh Lương Duy Phương: Một cán bộ an ninh tại sân bay nói với tôi như thế. Theo người cán bộ này, lệnh phong toả xuất cảnh đối với tôi đã được cấp thứ trưởng phê duyệt và vẫn còn hiệu lực.

Trong biên bản tạm hoãn xuất cảnh họ ghi lý do là theo đề nghị của Tổng cục an ninh Bộ Công An. Họ nói rằng khi nào tôi giải quyết tất cả những việc liên quan đến cá nhân tôi mới tính tới chuyện xuất cảnh.

Trà Mi: Thế anh có đề nghị họ cho biết lý do cụ thể không ?

Anh Lương Duy Phương: Lý do cụ thể thì họ không biết. Họ nói họ chỉ là những người chấp hành mệnh lệnh, theo đề nghị của Tổng cục cao nhất cho nên họ chỉ thi hành thôi.

Trà Mi: Như vậy anh có hỏi là "giải quyết những vấn đề liên quan đến anh" thì cần phải liên lạc nơi đâu và làm việc với ai không ạ?

Anh Lương Duy Phương: Những cán bộ này là những người thi hành mệnh lệnh nên tôi cũng không muốn đối chất hay nói chuyện với họ nên tôi không hỏi han họ chi cả. Tôi cứ để cho họ làm việc, vì tôi biết rằng những người này cũng không có thể thay đổi vấn đề.

Trà Mi: Đây có phải là lần đầu tiên anh rơi vào trường hợp này không?

Anh Lương Duy Phương: Vâng, đây là lần đầu tiên tôi gặp nên tôi rất bất ngờ .

Trà Mi: Lần gần đây nhất anh đi ra nước ngoài là khi nào?

Anh Lương Duy Phương: Gần đây nhất tôi đi Philippines, dự hội nghị về tự do báo chí do các nhà báo độc lập ở Đông Nam Á tổ chức vào ngày 18/4/2006. Trước chuyến đi đó thì tôi cũng đã nhận được lời đe doạ từ phía chính quyền mà tôi không tin.

BienBanDP150.jpg
Biên bản Dừng xuất cảnh. RFA PHOTO>> Xem hình lớn hơn

Một cán bộ của Tổng cục an ninh A42 tới bảo tôi viết một cam kết rằng khi sang Philippines không được gặp gỡ những nhân vật phản động chống phá nhà nứơc, không được tham gia hội họp hay tiếp xúc với họ và sau khi về nứơc phải trình bày hết tất cả những thông tin và nội dung hội họp với họ.

Tôi đã từ chối viết bản cam kết đó . Tôi nói rằng chuyến đi này rất là bình thường và tôi ý thức được tôi không làm gì sai cả nên không việc gì phải viết cam kết.

Họ bảo tôi : “Phương còn trẻ, còn tương lai đi lại, học hành, làm việc còn nhiều cơ hội. Nếu Phương không cộng tác như vậy thì chúng tôi không đảm bảo cho các lần xuất cảnh tiếp sau này.” Lúc đó tôi cũng chỉ cười thôi vì tôi cũng tin tưởng rằng là quyền đi lại của tôi phải được đảm bảo tuyệt đối nhưng lần này thì lời đe doạ đó đã trở thành có hiện thực.

Trà Mi: Theo quan điểm của anh, lần này gặp trục trặc về xuất cảnh có phải vì lý do từ lần trước khi anh từ chối viết bản cam kết đó không hay vì một lý do nào khác?

Anh Lương Duy Phương: Cá nhân tôi nghĩ có nhiều lý do khác nhau. Thứ nhất do bài viết gần đây của tôi về ngân sách quốc gia chi tiêu cho các hoạt động của Đảng được đăng trên báo điện tử danchimviet.com và tôi trả lời trên RFA, VOA về đề tài này.

Thứ hai, họ cho tôi có mối quan hệ với các nhà bất đồng chính kiến hay những nhà dân chủ như luật sư Nguyễn Văn Đài, anh Nguyễn Khắc Toàn, hay cụ Hoàng Minh Chính…và nhiều lý do khác nữa. Tôi nghĩ là họ tổng hợp lại và áp dụng biện pháp phong toả việc xuất cảnh của tôi.

Trà Mi: Đó là những khả năng anh nghĩ tới, nhưng trên thực tế có những bằng chứng cụ thể hay dấu hiệu nào khiến anh có thể khẳng định những nghi ngờ của mình là đúng hay không?

Anh Lương Duy Phương: Sau bài viết của tôi, có một cán bộ bên A42 cũng đã mời tôi nói chuyện. Buổi gặp gỡ hôm đó họ hỏi tôi tại sao lại đăng bài viết này trên các tờ báo hải ngoại vì họ cho rằng báo chí hải ngoại là do các thành phần phản động dựng nên.

Sau bài viết của tôi, có một cán bộ bên A42 cũng đã mời tôi nói chuyện. Buổi gặp gỡ hôm đó họ hỏi tôi tại sao lại đăng bài viết này trên các tờ báo hải ngoại vì họ cho rằng báo chí hải ngoại là do các thành phần phản động dựng nên.

Tôi mới trả lời rằng vì tôi đã gửi cho báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, những tờ báo lớn trong nước nhưng không được quan tâm nên tôi mới gửi tiếp cho các tờ báo khác để được bày tỏ ý kiến của mình thôi.

Trong đời sống thì khoảng 1 tháng trứơc tôi gặp vấn đề về tạm trú. Khi tôi đi đăng ký, công an phường không cho và còn gây áp lực cho chủ nhà , buộc họ đuổi không cho tôi thuê nhà ở Hà Nội nữa.

Trà Mi: Lý do họ đưa ra khi không cho anh đăng ký tạm trú là gì?

Anh Lương Duy Phương: Họ bảo với tôi rằng cái nhà tôi đang thuê không có hợp pháp cho nên họ không cho tôi ở đó, nhưng với người chủ nhà thì họ lại giải thích rằng vì tôi là người nguy hiểm không nên cho tôi tạm trú. Hiện giờ tôi cũng đang tìm chỗ ở mới mà cũng không biết thời gian sắp tới họ có gây thêm trở ngại gì cho tôi nữa không.

Bởi vì lối làm việc của lực lượng an ninh họ làm họ không công khai, không minh bạch . Họ cứ lén lén lút lút. Ví dụ như lệnh phong toả xuất cảnh của tôi, nếu họ thông báo cho tôi biết trứơc thì tôi đã không phải tốn tiền mua vé máy bay. Đằng này họ cứ lén lút nên tôi không biết họ sẽ tiếp tục làm gì trong thời gian tới nữa.

Trà Mi: Nếu đúng như những suy nghĩ của anh rằng những khó khăn rắc rối mà anh đang gặp phải phát xuất từ bài viết của anh hoặc do mối liên hệ của anh với các thành viên trong khối dân chủ thì anh có suy nghĩ như thế nào?

Anh Lương Duy Phương: Việc tôi nói, viết, phát biểu, tham gia hay quan hệ với ai đó là quyền của tôi. Khi một công dân bình thường thực hiện các quyền căn bản của mình mà lại bị cản trở, bị khó khăn như vậy thì quả thật tôi buồn cho chính thể này, cho nhà nước này thôi.

Họ gây khó khăn cho tôi thì tôi chấp nhận vì họ có đầy đủ các quyền hành trong tay mà. Những tấm gương đi trước họ còn gặp khó khăn hơn tôi rất nhiều. Họ bị tù đày, khổ ải, bị đánh đập …

Trà Mi: Với trường hợp anh hiện bây giờ đang bị hoãn xuất cảnh anh có dự định sẽ khiếu kiện, khiếu nại hay tiếp tục làm rõ để được giải quyết không?

Anh Lương Duy Phương: Thật ra tôi không nghĩ việc khiếu kiện là hành động sẽ đem lại kết quả gì vì việc này do họ ban hành mà công dân trứơc giờ khiếu nại với chính quyền cơ quan nhà nứơc có bao giờ được giải quyết thoả đáng đâu?

Trà Mi: Như vậy thì anh dự tính sẽ làm gì để bảo vệ những quyền cơ bản nhất mà anh cho rằng đó là quyền chính đáng?

Anh Lương Duy Phương: Tôi sẽ bày tỏ những điều này lên các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nứơc cho mọi người được biết. Qua đó kêu gọi mọi người đấu tranh cho Việt Nam có được quyền công dân đầy đủ hơn không chỉ riêng tôi mà cho rất nhiều người khác nữa.

Trà Mi: Chúng tôi xin cảm ơn anh Duy Phương từ Hà Nội đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này. Anh Lương Duy Phương: Xin cảm ơn chị.