Viêm màng não là gì? Tại sao có căn bệnh này? Triệu chứng nhận biết cũng như khả năng điều trị ra sao, cùng những kiến thức đáng lưu ý khác về bệnh này, sẽ được bác sĩ chuyên khoa thần kinh nhi Hồ Viết Hiếu, Trưởng Bộ Môn Nhi (Trường Đại Học Y Dược Huế), trình bày trong chương trình hôm nay.
BS Hồ Viết Hiếu: Bệnh viêm màng não là một bệnh hiện nay khá phổ biến ở Việt Nam. Não được bảo vệ bởi màng não và màng não đó có 3 cái màng gồm màng cứng ở ngoài cùng, rồi mạng nhện và màng nuôi, gọi chung là màng não thì cái màng đấy bị viêm.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhiễm trùng
Trà Mi: Và nguyên nhân của sự viêm nhiễm này là do đâu, thưa Bác Sĩ?
BS Hồ Viết Hiếu: Tác nhân gây bệnh như là vi khuẩn sinh mủ (bacterio meningetis), hoặc là siêu vi khuẩn (virus meningetis), hoặc là do vi khuẩn lao (tuberculosis meningetis), thì như vậy là màng não có thể bị viêm mà do 3 tác nhân như vậy, có thể là vi khuẩn sinh mủ, siêu vi hoặc là lao.
Tác nhân gây bệnh như là vi khuẩn sinh mủ (bacterio meningetis), hoặc là siêu vi khuẩn (virus meningetis), hoặc là do vi khuẩn lao (tuberculosis meningetis), thì như vậy là màng não có thể bị viêm mà do 3 tác nhân như vậy, có thể là vi khuẩn sinh mủ, siêu vi hoặc là lao. <br/>
<b>BS Hồ Viết Hiếu</b>
Viên màng não mũ thì thường rất là nặng và tương đối nó xảy ra cấp tính. Viên màng não lao xảy ra chậm hơn, bán cấp tính, nhưng mà nó để lại nhiều di chứng. Còn viên màng não siêu vi thì loại viêm này lành tính hơn, ít nguy hiểm đến tính mạng.
Trà Mi: Thưa Bác Sĩ, đối với bệnh viêm màng não này thì những dấu hiệu cũng như những triệu chứng nào giúp cho phụ huynh nhận biết được là con em mình mắc phải bệnh này?
BS Hồ Viết Hiếu: Những dấu hiệu hay là những triệu chứng mà nó biểu hiện thì tuỳ theo cái lứa tuổi và thông thường người ta chia ra 3 lứa tuổi : lứa tuổi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bú mẹ, và trẻ lớn.
Ở trẻ sơ sinh thì dấu hiệu đầu tiên là dấu hiệu nhiễm trùng, có thể vàng da, sốt cao, thóp phồng lên, trẻ nôn oẹ và đặc biệt lứa tuổi này rất dễ bị co giật hoặc li bì hôn mê. Với những dấu hiệu như vậy là phải cảnh giác ngay là viêm màng não ở trẻ sơ sinh.
Ở trẻ bú mẹ thì có khác hơn một tí. Cũng có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cao, nhưng trẻ bỏ bú và đồng thời nôn vọt, có thóp phồng lên. Và đặc biệt nếu khám gáy cổ của trẻ thì thấy cứng hoặc đôi lúc mềm oặt ra. Trẻ cũng có hiện tượng co giật. Với những biểu hiện như vậy thì phụ huynh cần phải cảnh giác là trẻ bị viêm màng não.
Ở trẻ lớn thì dễ nhận biết hơn. Trẻ lớn có thể cho biết là bị nhức đầu, đặc biệt ùa nhức đầu khi có tác nhân kích thích như tiếng động, ánh sáng. Trẻ cũng bị nôn mữa, nôn vọt. Trẻ cũng có thể táo bón. Gáy cổ của trẻ cũng bị cứng lại. Trẻ không co giật như có thể nói sảng. Với những triệu chứng như vậy thì phụ huynh cần phải cảnh giác là trẻ bị viêm màng não .
Tuy nhiên, ở cả 3 lứa tuổi này thì tất cả các triệu chứng hay dấu hiệu lâm sàng đó chỉ mang tính gợi ý thôi, còn muốn xác định trẻ có bị viêm màng não hay không thì phải chọc dò tuỷ sống thì khi đó mới biết được.
Những đường lây truyền
Trà Mi: Bệnh này thường phổ biến nhứt, thường gặp nhứt ở những đối tượng nào mà dễ bị mắc bệnh này nhứt, thưa Bác Sĩ?
BS Hồ Viết Hiếu: Lứa tuổi dễ mắc bệnh này nhứt là lứa tuổi bú mẹ. Tất nhiên là khoảng tuổi ngoài lứa tuổi sơ sinh đến khoảng dưới 2 năm tuổi là dễ mắc bệnh này nhứt .
Trà Mi: Đó có phải nguyên nhân là từ người mẹ hay chăng, thưa Bác Sĩ?
BS Hồ Viết Hiếu: Dạ không. Nguyên nhân là nó có thể lây hay nhiễm trùng từ trong môi trường, cũng có thể từ bà mẹ nếu như bà mẹ bị nhiễm trùng trong lúc sinh, hoặc là trước khi sinh hay là sau khi sinh, nhưng mà giai đoạn đấy có thể lây truyền trực tiếp qua đứa trẻ sơ sinh.
Lứa tuổi bú mẹ thì cũng không lây từ bà mẹ nữa mà lây từ môi trường chung quanh, hoặc lây qua vấn đề ăn uống, lây qua nhiễm trùng da của nó vì da của nó còn non, và đặc biệt là những đứa trẻ bị chảy mủ tai (viêm tai giữa) thì mủ đấy có thể chảy ngược vào trong não và gây nên bệnh viêm màng não.
Trà Mi: Đó là những đường lây truyền của bệnh viêm nàng não.
BS Hồ Viết Hiếu: Đấy là những đường lây truyền, nhưng mà trong sách vở người ta nói chủ yếu là hai con đường chính, một là con đường trực tiếp đi thẳng vào màng não, hai là con đường nó đi qua nhiễm trùng ở trong máu rồi sau đó theo dòng máu mà lên não mà gây bệnh.
Một khi mắc bệnh thì tuỳ theo tác nhân gây bệnh, hoặc là viên màng não lao, hoặc là viêm màng não mủ, hoặc là viêm màng não siêu vi, thì loại phổ biến nhứt và nặng nề nhứt là viêm màng não mủ, thì tác nhân gây bệnh rất là quan trọng nó quyết dịnh những triệu chứng trên lâm sàng nặng hay nhẹ. <br/>
<b>BS Hồ Viết Hiếu</b>
Trà Mi: Một khi mà bị mắc bệnh thì bệnh viêm màng não diễn tiến như thế nào, thưa Bác Sĩ?
BS Hồ Viết Hiếu: Một khi mắc bệnh thì tuỳ theo tác nhân gây bệnh, hoặc là viên màng não lao, hoặc là viêm màng não mủ, hoặc là viêm màng não siêu vi, thì loại phổ biến nhứt và nặng nề nhứt là viêm màng não mủ, thì tác nhân gây bệnh rất là quan trọng nó quyết dịnh những triệu chứng trên lâm sàng nặng hay nhẹ.
Ví dụ một cháu nào đó bị viêm màng não mủ do một loại vi khuẩn gọi là não mô cầu, loại này hay gặp ở Châu Phi, tuy nhiên Châu Á cũng bị, thì trên lâm sàng nó biểu hiện ngoài những bệnh cảnh đã nói bên trên như sốt cao, nôn vọt, co giật, li bì hôn mê, thì nó có thể xuất huyết trên da nữa. Loại này rất là nguy hiểm, số tử vong rất là cao.
Biến chứng tai hại
Trà Mi: Nhân đây xin hỏi thăm Bác Sĩ về những biến chứng tai hại. Ngoài việc tử vong thì có những di chứng tai hại gì về sau nếu như mắc phải bệnh viêm màng não?
BS Hồ Viết Hiếu: Bệnh viêm màng não tại Việt Nam theo như thống kê cũng như qua thực tế, trong vòng 15-20 năm trờ lại đây khi tôi điều trị bệnh này thì trẻ nào vào bệnh viện trước 3 ngày thì xem như là được chẩn đoán sớm, được điều trị rất là tốt với đầy đủ thuốc men thì trẻ có thể lành hẳn.
Nhưng đứa trẻ nào vào viện sau 72 giờ, tức sau 3 ngày một khi đã biểu hiện triệu chứng mà gia đình chưa cho trẻ vào bệnh viện trong khi tìm cách chữa chạy bên ngoài như đi bác sĩ tư, đi chích lễ hay là uống thuốc đông y và sau 72 giờ (tức sau 3 ngày) mới đưa trẻ vào viện thì thường thường những đứa trẻ đó có nguy cơ tử vong rất là cao. Và nếu trẻ đó không chết thì cũng sẽ mắc phải nhiều di chứng về mặt tâm thần cũng như di chứng về mặt vận động chẳng hạn đứa trẻ có thẻ bị liệt tay liệt chân không đi lại được.
Trà Mi: Thế những trường hơp phát hiện sớm và được điều trị ngay thì có khả năng là chữa khỏi hẳn hay có thể bị tái phát không, thữa Bác Sĩ?
BS Hồ Viết Hiếu: Khả năng tái phát thì rất là ít nếu như trẻ được đưa vào bệnh viện sớm và đặc biệt phải có đầy đủ thuốc men. Hiện nay ở Việt Nam tuơng đối có đầy đủ thuốc men. Trong vòng 15 năm trở lại đây thì Việt Nam có đầy đủ thuốc men để chữa căn bệnh này, còn trước đó thì thuốc men rất khó khăn.
Nếu như đầy đủ thuốc men và nếu như mình điều trị đúng, sớm, và theo đúng phác đồ, đúng thời gian, thì khả năng tái phát rất là ít. Chỉ có những trẻ bị dị tật trên não bộ hoặc những trẻ bị chấn thương trên đầu thì có nguy cơ tái phát, nhưng mà vẫn rất là ít.
Trà Mi: Bác Sĩ nói là tại Việt Nam hiện nay thuốc men trị bệnh viêm màng não có khá đầy đủ (BS Hồ Viết Hiếu: Vâng. Rất là đầy đủ.) thì xin hỏi thăm Bác Sĩ là những thuốc chủng ngừa bệnh viêm màng não ở Việt Nam hiện giờ là miễn phí trong chương trình mở rộng?
BS Hồ Viết Hiếu: Hiện nay ở Việt Nam đang có chương trình tiêm chủng mở rộng thì trong chương trình này chỉ chủng ngừa được lao màng não thôi, tức chúng ngừa được cái BK là loại gây lao. Do đó hiện nay trong vòng độ 10 năm trở lại đây bệnh viêm màng não lao rất là hiếm.
Hiện nay ở Việt Nam đang có chương trình tiêm chủng mở rộng thì trong chương trình này chỉ chủng ngừa được lao màng não thôi, tức chúng ngừa được cái BK là loại gây lao. Do đó hiện nay trong vòng độ 10 năm trở lại đây bệnh viêm màng não lao rất là hiếm. <br/>
<b>BS Hồ Viết Hiếu</b>
Còn viêm màng não mủ thì hiện Việt Nam chưa có thuốc chủng ngừa những loại vi khuẩn như là não mô cầu, phế cầu, như Hemophilus influenzae, liên cầu ,tụ cầu, v.v. những loại đó hiện nay ở Việt Nam cũng rất là phổ biến vì chưa có thuốc chủng.
Thỉnh thoảng cũng có phái đoàn nước ngoài của Pháp, của Mỹ họ sang thăm thì có thể có đợt họ viện trợ cho những loại thuốc tiêm chủng, nhưng chủ yếu tập trung ở Sài Gòn, rồi ở Hà Nội, và họ cũng chỉ cho trong giới hạn thôi, do đó chưa được tiêm chủng một cách phổ biến rộng rãi cho người dân ở các miền khác vì vậy mà khả năng phòng ngừa cũng chưa được nhiều lắm.
Trà Mi: Trong tình hình Việt nam chưa có thuốc chủng ngừa như Bác Sĩ vừa trình bày thì cách phòng bệnh viêm màng não hiện thời giới chuyên môn trong nước khuyên phụ huynh như thế nào sẽ được Bác sĩ Hiếu giải đáp trong chương trình sáng Thứ Năm tuần tới. Mời quý vị nhớ theo dõi.
Chương trình "Sức Khoẻ và Đời Sống" kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn vào giờ này, sáng Thứ Năm tuần sau. Trà Mi thân ái kính chào.