Gia Minh, phóng viên đài RFA
Vào đầu tháng tư tới đây, một người được đánh giá là chuyên gia hàng đầu về tư duy sáng tạo, gíao sư Tony Buzan sẽ đến thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ chuyến đi Châu Á qua cac quốc gia Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
![MindMap200.jpg](https://www.rfa.org/resizer/v2/I2LRH6B6EUBBL3SFZ24FVCUOS4.jpg?auth=a503de69226c9d9f513bd4b4c2bc6043220d4c3e5f642b7a7fa40239d75f56fe&width=400&height=328)
Hẳn nhiên khi có mặt tại những nơi đó ông sẽ có những buổi giới thiệu về phương pháp sáng tạo do chính ông đưa ra với tên gọi trong tiếng Anh là Mind Map, tạm dịch là biểu đồ ý tưởng.
Mục Sáng kiến & Đời sống kỳ này giới thiệu cũng quí thính giả và các bạn trẻ đôi nét về phương pháp đó; cũng như nhắc lại một họat động giảng dạy về tư duy sáng tạo hiện có tại Việt Nam.
Giáo sư Tony Buzan
Qua công cụ Google, người tìm kiếm có thể thấy một số trang web nói về giáo sư Tony Buzan. Bách khoa Toàn thư trên mạng Wikipedia có giới thiệu khá đầy đủ về ông Buzan, người sinh năm 1942 ở thủ đô xứ Sương mù, thành phố London.
Ông là người phát kiến ra phương pháp tư duy mang tên Mind Map. Theo tài liệu của Wikipedia thì cuốn sách Use Your Head , tạm dịch là Hãy vận dụng Trí não, khiến ông nổi danh. Ngoài ra, người ta còn biết đến ông qua họat động cổ xúy cho những hệ thống giúp trí nhớ.
Trong thực tế, giáo sư Tony Byzan giảng dạy học cách sao cho trì não tiếp thu một cách nhanh chóng và thật tự nhiên.
Nếu theo nghĩa giải thích một cách dễ hiểu: đại ý khi suy nghĩ thì như một ‘đường’, mà theo Mind Map thì biến thành như một mạng để phản ánh thực tế chính xác hơn biểu diễn theo ‘đường’.
Hầu hết những lý thuyết giảng dạy của ông xoay quanh các chủ điểm như sự nhận biết tổng quát về khả năng hiện hữu và khả năng của não bộ cùng các chức năng của nó; rồi các kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng đọc, phương pháp ghi chú theo biểu đồ ý, tính sáng tạo và cách thức làm thế nào để cho chức năng não được cải thiện qua thời gian đến khi bước vào tuổi già.
Những phương pháp này được đánh giá là có thể cải thiện đáng kể khả năng học tập và từ đó mang lại hiệu quả cho người học.
Giáo sư Phan Dũng, giám đốc Trung Tâm Sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết đôi nét về phương pháp này như sau:
“Nếu theo nghĩa giải thích một cách dễ hiểu: đại ý khi suy nghĩ thì như một ‘đường’, mà theo Mind Map thì biến thành như một mạng để phản ánh thực tế chính xác hơn biểu diễn theo ‘đường’.
Mở mạng thì thấy được mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, rồi giữa nguyên nhân và hệ quả. Chính thế khi ra quyết định sẽ toàn diện chứ không phiến diện như khi suy nghĩ theo ‘đường’.”
Theo đánh giá thì phương pháp Mind Mapp của ông Tony Buzan được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng. Ông cũng là tác giả của hơn 90 cuốn sách bán chạy nhất được dịch ra 30 ngôn ngữ và lưu hành trên khắp 125 quốc gia toàn thế giới.
Phương pháp sáng tạo
Tại Việt Nam, trong những năm qua cũng có một nơi chuyên giảng dạy các phương pháp tư duy sáng tạo cho học viên đó là Trung tâm Sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh, do giáo sư Phan Dũng làm giám đốc. Trong chuyên mục này chúng tôi đã có một dịp giới thiệu về họat động này.
Trong chương trình hôm nay, mời quí vị cùng nghe giáo sư Phan Dũng trao đổi về những sinh họat hiện nay tại Trung tâm Sáng tạo và công việc riêng của ông:
Làm về giáo dục nên về mặt phát triển không có gì đột biến như doanh nghiệp. Các khóa chiêu sinh mọi người vẫn đến học bình thường. Tôi cảm nhận nhu cầu ngày càng nhiều hơn, khi học viên đến học các lớp buổi tối và chúng tôi được mời đi giảng tại các trường đại học.
“Làm về giáo dục nên về mặt phát triển không có gì đột biến như doanh nghiệp. Các khóa chiêu sinh mọi người vẫn đến học bình thường. Tôi cảm nhận nhu cầu ngày càng nhiều hơn, khi học viên đến học các lớp buổi tối và chúng tôi được mời đi giảng tại các trường đại học.
Chúng tôi có nêu với phía Bộ Giáo dục Đà tạo về triển khai giảng dạy môn học này trong nhà trường nhưng cho đến nay chưa có một động thái nào hết. Nếu muốn hỏi rõ thì nên hỏi ông thứ trưởng Trần Văn Nhung.
Giáo trình thì bản thân tôi đang viết một bộ sách dự định 10 cuốn, mỗi năm ra một cuốn dày chừng 250 trang giấy khổ A8. Đến nay thì tôi viết được 4 cuốn rồi.
Trong lĩnh vực này thì chúng tôi đi theo trường phái khác; nhưng khi giới thiệu cho học viên thì cũng giới thiệu đến những phương pháp đang có trên thế giới.”
Còn những người trẻ đang cần phải có những phương pháp tư duy hữu dụng giúp cho học tập và công tác của họ thì mức độ quan tâm của họ thế nào?
Một bạn trẻ ở ngay thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Em có nghe về giáo sư Phan Dũng nhưng chưa tìm hiểu sâu. Em nghĩ trong thực tế sinh viên Việt Nam giỏi nhưng thiếu kỹ thuật và tư duy sáng tạo hay hơn. Việc lập sơ đồ phát triển não bộ thì quan trọng. "
Bạn cũng nói về phương pháp giảng dạy trong nhà trường để có thể khơi gợi tư duy sáng tạo cho người học sinh: "Phương pháp hiện nay chủ yếu là xoay quanh thầy giáo hơn là người học sinh. "
Đối với chuyến đến thăm Việt Nam của chuyên gia về tư duy sáng tạo Tony Buzan thì những thính giả quan tâm có thể truy cập vào trang web www.buzancenters.com để nắm thêm chi tiết.
Mục Sáng kiến & Đời sống kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt.