Võ khí mới chống tiêu cực: máy móc điện tử cá nhân

Lê Dân, phóng viên đài RFA

Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều vụ tiêu cực bị phơi bày ra ánh sáng công luận mà những kẻ vi phạm không còn biện giải hay chối cãi gì. Lý do chủ yếu là những hành vi, lời nói, cử chỉ của kẻ vi phạm bị ghi vào máy camera thu hình, máy ghi âm, hay điện thoại di động có chức năng ghi hình.

CellphoneIT150.jpg
AFP PHOTO

Các máy móc điện tử cá nhân đã là một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại, lại chứng tỏ là càng không thể thiếu trong việc chống tiêu cực hiện nay. Lê Dân trình bày thêm một số nhận xét như sau.

Chứng cứ phạm tội

Trên thế giới, thông tin lưu trữ của các thiết bị điện tử cá nhân như điện thoại di động, nội dung và địa chỉ thư điện tử e-mail...ngày càng được sử dụng làm chứng cứ phạm tội ở tòa án các nước.

Tại Việt Nam, chỉ từ máy tính xách tay của một đầu mối cá cược bóng đá, cơ quan điều tra đã bóc gỡ tới tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng, và lần tới cả thứ trưởng Giao thông-Vận tải Nguyễn Việt Tiến cùng nhiều quan chức khác.

Mới nhất và có lẽ nổi cộm nhất là những hình ảnh cuộc giải trí "tươi mát" của phó Viện Kiểm sát quận Cái Răng thành phố Cần Thơ được thu hình bằng điện thoại di động và ghi vào đĩa DVD. Những hoạt động của phó viện Kiểm sát đó đã được chuyển cho phái viên báo Thanh Niên và được đội ngũ ký giả xúc tiến xác minh.

Những bằng chứng "kém đẹp"đó, dù đã được đương sự chối cãi về thời gian, nhưng cũng đủ để ông ta mất ngay chức quyền và bị loại ra khỏi đảng mà không cần chờ xét xử.

Ông chấp hành viên Lê văn Minh. Tôi rất tiếc là phần 5 chỉ vàng thì có người làm chứng, còn phần ăn nhậu bốn trăm mấy chục ngàn thì không. Sau thấy ông này kỳ quá, tôi mới đi mượn máy ghi âm. Phần hứa hẹn như thế nào, phần ông xin tiền của tôi, tôi không cho. Rồi ông xin bên Ba của tôi, cũng có ghi âm lại nữa.

Công luận thời gian qua cũng hết sức bức xúc trước vụ nữ sinh bị phó trưởng khoa Báo chí buộc "đổi tình lấy điểm". Chỉ nhờ chiếc máy ghi âm nhỏ dấu trong người, mà cô sinh viên đã khiến ông thày không còn đường chối cãi.

Những vụ việc vừa kể cho thấy ngoài báo chí thì các thiết bị điện tử cá nhân như máy tính xách tay, điện thoại di động, máy ghi âm, camera quay phim....đã trở thành những võ khí lợi hại trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực của người dân thấp cổ bé miệng.

Nếu không có máy ghi âm và không được báo Thanh Niên đưa ra ánh sáng thì thảm kịch của cô sinh viên Vân Anh chắc hẳn đã kết thúc bằng một vụ tự tử như cô từng tâm sự vì lời tố cáo của cô không được các cấp thẩm quyền chấp nhận.

Các ký giả Bùi Trần - Mạnh Dương của báo Thanh Niên còn cho biết thêm "chiều 29.7, chúng tôi cũng nhận được một cuốn băng ghi âm khác của một học sinh trường này gửi tới. Mở đầu đoạn băng, một nữ sinh kể về hành trình đi "chạy" điểm tại nhà riêng của ông Đỗ Tư Đông.

Theo cô, thì ông Đông chẳng cần biết bài làm như thế nào mà sẵn sàng cho điểm theo "nguyện vọng" của học sinh nào "chạy" đến ông. Lần đó cô được ông Đông cho 8 điểm vào bài thi mà không đọc bất cứ một chữ nào trong đó..."

Cơ quan nào giải quyết?

Không hẹn mà cùng gặp. Rất nhiều người dân bị nhũng nhiễu về các mặt đã tìm cách thu thập bằng chứng để trình cơ quan chức năng và báo động cho công luận.

Một nạn nhân là anh Trần Đức Thịnh tại huyện Châu thành, tỉnh Tiền Giang, bị chấp hành viên thi hành án đòi "bồi dưỡng" nhiều lần, đã phải mang máy ghi âm theo để thu lại những lời sách nhiễu đó.

“Ông chấp hành viên Lê văn Minh. Tôi rất tiếc là phần 5 chỉ vàng thì có người làm chứng, còn phần ăn nhậu bốn trăm mấy chục ngàn thì không. Sau thấy ông này kỳ quá, tôi mới đi mượn máy ghi âm. Phần hứa hẹn như thế nào, phần ông xin tiền của tôi, tôi không cho. Rồi ông xin bên Ba của tôi, cũng có ghi âm lại nữa.”

Vấn đề kế tiếp của anh Thịnh ở Châu Thành, Tiền Giang, cũng không khác với việc của cô sinh viên Vân Anh của trường Cao đẳng Phát thanh-Truyền hình, đó là có ghi âm chứng cứ, nhưng cơ quan nào sẽ tiếp nhận để giải quyết ?

Cô sinh viên đã báo cáo với Hiệu trưởng, rồi phó Hiệu trưởng, để nhận được lời khuyên buông xuôi. Anh Thịnh kể lại: "Bây giờ tôi không biết cuộn băng đó mình phải gởi đến cấp nào, ban ngành nào. Chớ gặp mấy ông nhũng nhiễu như ông này thì sự việc vẫn như thế thôi. Có khi người ta lật ngược lại mình."

Sự băn khoăn đó đã được cô sinh viên Cao đẳng Truyền thanh-Truyền hình, người tố cáo phó viện Kiểm sát Cái Răng, và một số người nữa, chọn giải pháp là gởi cho báo chí, hai vụ vừa kể đều được chuyển cho phái viên báo Thanh Niên tại địa phương.

Với những vụ việc gần đây cho thấy đời sống văn minh hiện đại với các máy điện tử cá nhân có chức năng chụp ảnh, ghi âm, ngoài việc tạo thoải mái tiện nghi cho người sử dụng, còn giúp một phần đắc lực trong việc thu thập chứng cứ bài trừ tham nhũng, tiêu cực. Chứng tỏ chúng bắt đầu trở thành một lợi khí quý giá mà vài thập niên trước không thể có.