Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói về bài viết của ông Nguyễn Đức Bình (phần 2)

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Trong cuộc trao đổi với Việt Hùng liên quan đến vấn đề cho phép đảng viên làm kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Máy tính truyền thông điều khiển 3C cho rằng, "đảng muốn các doanh nghiệp vào đảng, nhưng đó là ý đảng thôi, còn người ta có vào hay không là một vấn đề khác"

0:00 / 0:00
WtoEconomy200.jpg

Ý kiến và thực thế này tại Việt Nam ra sao, mời quí vị tiếp tục theo dõi câu chuyện, xin nhường lời cho anh Việt Hùng.

Việt Hùng: Trong bài viết của Tiến sĩ, Tiến sĩ đặt câu hỏi là đảng muốn dân giàu mà lại cứ buộc đảng viên không được làm giàu?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Thực sự tức là gì, vấn đề những nan giải, những mâu thuẫn rất là khó để giải quyết, như lúc đầu tôi đã nói tức là nếu theo đúng hệ tư tưởng cộng sản thì việc đảng viên làm kinh tế tư nhân mà theo học thuyết đó có nghĩa là bóc lột, tức là hoàn toàn trái.

Bây giờ người ta không làm như thế nữa, người ta làm khác thì mình phải ghi nhận đấy là có sự thay đổi, những thay đổi như thế tôi nghĩ rất đáng hoan nghênh

Việt Hùng: Trong nhu cầu cấp bách của xã hội, trong sự hội nhập, nếu trong một sân chơi chung mà vẫn giữ "nền kinh tế quốc doanh làm chủ đạo" cho phát triển kinh tế đất nước thì liệu rằng, Việt Nam có bức phá lên được hay không, với cái nhìn của một doanh nghiệp như Tiến sĩ?

Bạn nghĩ gì về ý kiến này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Nếu mà cứ theo kiểu như thế này thì rất khó, như tôi đã nói 2 điểm. Ðiểm thứ nhất lấy quốc doanh làm chủ đạo tôi nghĩ đấy là không đúng, vấn đề sở hữu là một vấn đề rất quan trọng cho nên nếu mà tiến hành tư nhân hóa, hay ở đây người ta gọi là cổ phần hóa lành mạnh thì đó là một con đường rất là tốt.

Nhưng nếu mà làm không khéo mà để người ta dùng cái cổ phần hóa để mà tẩu tán tài sản của nhà nước, của cải của toàn dân rơi vào tay một số người thì cái đấy lại là một cái không tốt một chút nào cả cho nên cũng không phải nóng vội gì về cái chuyện có còn quốc doanh hay không còn quốc doanh mà tôi nghĩ phải mở cơ hội ra để cho khu vực tư nhân phát triển một cách lành mạnh.

Việt Hùng: Trở lại bài viết của Tiến sĩ, chúng tôi xin đề cập đến vấn đề thứ 5, Tiến sĩ có nói rằng, vấn đề phải từ 2 chiều chứ không phải từ phía đảng hạ thấp để cho những người làm kinh tế tư nhân có thể vào đảng.

Tiến sĩ có dẫn lời ông Nguyễn Ðức Bình nói rằng, họ vào đảng cốt là tìm kiếm chỗ dựa quyền lực để dễ bề làm ăn kinh doanh, nhưng mà từ trước đến nay việc vào đảng để có một vị thế rồi từ đó làm những chuyện không rõ ràng như vậy thì đã là một chuyện phổ biến trong dư luận rồi, phải chăng trong điều số 5 này, Tiến sĩ muốn nói đến chuyện gì?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Tôi chỉ muốn nói một điều tức là gì, theo kinh nghiệm của Trung Quốc người ta đã để cho những người làm kinh tế tư bản tư nhân vào đảng Cộng sản Trung Quốc mấy năm rồi và Việt Nam bây giờ nếu có làm như thế thì cũng làm sau Trung Quốc.

Các số liệu thống kê của Trung Quốc cho thấy rằng, những người đảng viên nguyên họ là đảng viên rồi họ đã làm kinh tế tư nhân thì bây giờ họ được chính thức làm, số mà gọi là nhà tư bản vào đảng, thành đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời gian vừa qua rất hiếm.

Cho nên tôi chỉ muốn nói rằng, một mặt đảng mở ra cho đảng viên của mình công bằng như những người khác có thể làm kinh tế tư nhân đấy là cái tốt cho cho đảng viên, nhưng có một khả năng nữa là có những người, người ta làm kinh tế tư bản tư nhân người ta cũng có thể vào đảng nếu người ta muốn, nhưng cái đó là do quyết định của người ta và chắc đâu người ta đã vào, ý của tôi chỉ có như vậy thôi.

(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)

Theo dòng sự kiện

- Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói về bài viết của ông Nguyễn Đức Bình (phần 1)