Các giáo dân xứ Tam Tòa được trả về nhưng cuộc sống bị đe dọa

Hồi tuần rồi Tòa Giám Mục Xã Đoài, giáo phận Vinh, ra thông cáo cho biết chính quyền tỉnh Quảng Bình đã thả tất cả những giáo dân xứ Tam Tòa bị bắt hồi ngày 20 tháng 7 do họ xây dựng lán trạm trên nền nhà thờ Tam Tòa cũ. Tuy nhiên, theo thông cáo đó thì những tài sản của giáo dân vẫn chưa được trả lại.

Diễn tiến mới nhất đó có phải cuộc sống của người giáo dân tại thành phố Đồng Hới đã trở lại bình thường?

Được trả về nhưng cuộc sống bị đe dọa

Người cuối cùng trong số 19 giáo dân bị cơ quan công an địa phương bắt giữ tại nền nhà thờ Tam Tòa hồi ngày 20 tháng 7 vừa qua được thả ra là bà Cao Thị Tình. Bà này là thủ quỹ của giáo xứ Tam Tòa và cũng là vợ của một người trong nhóm 19 người bị bắt là ông Mai Xuân Thú.

Sau khi được thả ra, vào sáng ngày 7 tháng 9 vừa qua, bà Cao Thị Tình cho biết một số thông tin liên quan:

Cái bài tự thú đó là ông Nguyễn Thanh Hải thụ lý việc của tôi viết chứ tôi không viết. Ông nói viết đi vì tôi châm chước cho chị là tội nhẹ lắm thì mới được ra đó; nhưng mà tôi cũng thấy bất công là có những cái không có ví dụ như công an đánh thì họ không ghi vào mà mọi tội là do giáo dân hết, nói chung là nhu vậy.

Cái bài tự thú đó là ông Nguyễn Thanh Hải thụ lý việc của tôi viết chứ tôi không viết. Ông nói viết đi vì tôi châm chước cho chị là tội nhẹ lắm thì mới được ra đó; nhưng mà tôi cũng thấy bất công là có những cái không có ví dụ như công an đánh thì họ không ghi vào mà mọi tội là do giáo dân hết

Bà Cao Thị Tình

Sau biến cố ngày 20 tháng 7 một tuần, các giáo dân xứ Tam Tòa khi đi lễ chủ nhật nhà nguyện đặt tại nhà ông Trần Công Lý gần nền nhà thờ Tam Tòa đã bị một số đối tượng ngăn cản, thậm chí đánh đập, cướp sách hát của họ.

Tuy vậy trong bốn tuần gần đây, giáo dân bắt đầu tập trung để lễ nguyện đều đặn mỗi tuần vào ngày chủ nhật tại nhà nguyện được cho phép ở nhà ông Trần Công Lý đó. Linh mục chính xứ Lê Thanh Hồng cho biết về sinh hoạt đó của giáo xứ:

Tôi vào dâng lễ thì 4 tuần rồi thì hai tuần đầu lễ xong cũng có một số công an đến hỏi han này nọ. Họ hỏi là linh mục thấy tình hình tôn giáo tại thành phố Đồng Hới đã trở lại bình thường chưa thì tôi trả lời với họ rằng là các ông thấy đấy, trước đây giáo dân đi lễ rất đông nhưng nay sau sự kiện đó thì giáo dân đi lễ ít vì còn hoang mang, như vậy sinh hoạt tôn giáo chưa trở lại bình thường như trước đây được.

Có những người họ nói cho tù mục xương; hình như họ nói gia đình tôi phản động, từ khi tôi về thì những ai thân thiết cũng không dám đến.

Bà Cao Thị Tình

Tuần thứ hai thì họ cũng đến và trong tuần đó thì tôi nhận được giấy mời và giấy triệu tập của công an; họ hỏi có nhận được chưa thì tôi nói có nhận nhưng có hai lý do tôi chưa thể làm việc: thứ nhất là Tòa giám mục yêu cầu để toà giám mục làm việc trước đã, lý do thứ hai là do an ninh chưa bảo đảm. Tuần thứ ba họ cũng đến sau lễ, tuần thứ tư thì công an không đến nữa nhưng những người trong tiểu khu cũng trà trộn trong giáo dân…

Đối với những giáo dân như bà Cao Thị Tình thì dù nay được về nhà thế nhưng những láng giềng của bà cũng có những ý kiến khiến bà bức xúc như lời bà kể sau đây:

Có những người họ nói cho tù mục xương; hình như họ nói gia đình tôi phản động, từ khi tôi về thì những ai thân thiết cũng không dám đến.

Về công ăn việc làm thì bà cũng cho biết:

Trước đây tôi buôn bán tại chợ; nhưng khi chồng tôi về thì có người nói họ đập phá hết rồi đừng ra đó nữa mà bị đánh.

Trước đây tôi buôn bán tại chợ; nhưng khi chồng tôi về thì có người nói họ đập phá hết rồi đừng ra đó nữa mà bị đánh.

Bà Cao Thị Tình

Tuyên truyền gây chia rẽ

Khi vụ việc xây dựng lán tạm trên nền nhà thờ Tam Tòa bị bom Mỹ bắn phá hồi năm 1968 xảy ra, truyền thông địa phương và cả trung ương đều cho rằng việc làm của các giáo dân xứ Tam Tòa là sai trái, thậm chí họ bị cho là những người phản động.

Chính chiến dịch tuyên truyền đó khiến nhiều người dân chỉ nghe thông tin từ truyền thông Việt Nam lên án gay gắt những giáo dân Công giáo tại Xứ Tam Tòa. Linh mục Phao lồ Nguyễn Đình Phú thuộc hạt Kỳ Anh ở Hà Tĩnh, người bị đánh khi đến Tam Tòa vào ngày 27 tháng 7, nói về điều đó:

Vì người ta tuyên truyền và nhiều người đã nghĩ rằng người Công giáo là xấu.

Vì người ta tuyên truyền và nhiều người đã nghĩ rằng người Công giáo là xấu.

LM.Nguyễn Đình Phú

Các cơ quan chức năng địa phương chuyên lo bảo vệ an ninh trật tự cho người dân, thì sau khi xảy ra việc các giáo dân và cả linh mục bị những người khác đánh đập do cho rằng là thành phần ‘phản động’ vẫn tránh né khi chúng tôi tiếp xúc để hỏi họ về vai trò giữ gìn sự yên ổn cho mọi thành phần công dân. Trong một lần trả lời phỏng vấn của chúng tôi, ông chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đồng Hới thoái thác:

Tôi chỉ nghe người ta nói lại thôi chứ tôi không có ở đấy.

Một hàng rào mới đã được dựng lên quanh khu nền nhà thờ cũ Tam Tòa. Và một hàng rào vô hình giữa nhiều người không theo đạo Công giáo và những người giáo dân xứ Tam Tòa cũng hình thành, dù rằng hàng rào đó được nhiều phía trong suốt mấy mươi năm qua cố phá đi.<br/>

Theo tin tức do truyền thông trong nước loan đi, thì trước ngày 2 tháng 9 vừa qua, khu vực nền nhà thờ cũ Tam Tòa, nơi mà chính quyền địa phương lâu nay cho là chứng tích tội ác Đế quốc Mỹ, đã được cải tạo khang trang thành một khu vườn hoa với một hàng rào vây quanh khu chứng tích đó.

Một hàng rào mới đã được dựng lên quanh khu nền nhà thờ cũ Tam Tòa. Và một hàng rào vô hình giữa nhiều người không theo đạo Công giáo và những người giáo dân xứ Tam Tòa cũng hình thành, dù rằng hàng rào đó được nhiều phía trong suốt mấy mươi năm qua cố phá đi.

Hàng rào vô hình vây quanh thiểu số giáo dân xứ Tam Tòa ở thành phố Đồng Hới đang khiến họ nhớ đến tình cảnh của ông cha họ vào thời bách hại đạo dưới triều nhà Nguyễn mấy trăm năm trước đã chịu hy sinh mạng sống đổ máu vì niềm tin tôn giáo của họ.

Nhiều giáo dân địa phận Vinh sau khi xảy ra biến cố Tam Tòa cũng nói thẳng với các linh mục của họ là con đường tử vì đạo là con đường ngắn nhất đưa họ về trời bên cạnh Đấng mà họ tin thờ.