Tránh hiểm họa cho thế giới
Một ngày trước khi Thượng Đỉnh diễn ra, Nhà Trắng cho phổ biến bản thông cáo trong đó trích dẫn lời Tổng Thống Barack Obama nói rằng hiểm họa lớn nhất mà Hoa Kỳ và các quốc gia khác đang phải đối phó vẫn là chuyện có thể quân khủng bố "có được võ khí hạt nhân". Vì thế, Tổng Thống Hoa Kỳ tin tưởng Thượng Đỉnh kéo dài 2 ngày ở Washington sẽ đặt nền tảng an ninh không chỉ cho nước Mỹ mà cho toàn cầu trong những những năm tới.
Trước đó, ông James Jones, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Mỹ cũng đưa ra cảnh báo nói rằng điều đáng sợ nhất là khủng bố sẵn sàng giết người, và khi có võ khí hạt nhân trong tay, bọn chúng sẽ chẳng ngần ngại sử dụng.
Điều đáng sợ nhất là khủng bố sẵn sàng giết người, và khi có võ khí hạt nhân trong tay, bọn chúng sẽ chẳng ngần ngại sử dụng.<br/>
Cố vấn Ben Rhodes của Nhà Trắng cũng nói với báo chí rằng trách nhiệm của mọi nhà lãnh đạo là nếu muốn an toàn trong tương lai thì phải chận đứng sự nguy hiểm ngay từ lúc này, và theo ông, đó là điều mà Thượng Đỉnh phải đạt được.
Bên cạnh các cuộc thảo luận về an ninh hạt nhân là những buổi tiếp xúc riêng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo, trong đó được chú ý nhất là cuộc gặp giữa ông Obama và Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc diễn ra trong vòng 5 tiếng đồng hồ nữa. Các nguồn tin khác nhau đều nói trong buổi thảo luận, Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ kêu gọi Bắc Kinh định lại tỷ giá đồng nhân dân tệ, và hy vọng ông Hồ Cẩm Đào gật đầu ủng hộ các quyết định cấm vận gắt gao hơn với Iran cũng như với Bắc Hàn nếu hai nước này không đình chỉ chương trình chế tạo hạt nhân.
Theo dòng thời sự:
- Webcast: Bản tin video ngày 10-04-2010
- Làm gì để thế giới không có vũ khí hạt nhân?
- Hội nghị song phương Mỹ - Trung Quốc đạt kết quả tốt
- Tổng thống Obama họp song phương với lãnh đạo các nước
- Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại Hoa Thịnh Đốn
- Thủ tướng Nhật đến Mỹ dự thượng đỉnh hạt nhân
- TT Obama kêu gọi thượng viện thông qua hiệp ước hạt nhân
- Sáu cường quốc thảo luận về cấm vận mới đối với Iran
- Tầm quan trọng của hiệp ước mới Nga – Mỹ về hạt nhân