Phương Anh, phóng viên đài RFA
Khi nhắc đến Phi Châu, hầu hết chúng ta đều nghĩ ngay đến những khu rừng già, những người dân bản xứ sống trong điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Đã vậy, chiến tranh giữa các nước lại luôn luôn xảy ra khiến cho đời sống dân chúng lại càng nghèo hơn.
Thế mà, hiên nay, tại miền Trung Phi, có một thiếu nữ người Mỹ gốc Việt đang là phóng viên nữ duy nhất của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, hay còn gọi tắt là đài VOA.
Tên của cô là Phương Trần, tác giả của nhiều bài phóng sự về đất nước Senegal, cũng như các loạt bài về phụ nữ Phi Châu. Trang Phụ Nữ kỳ này xin được gởi tới quí vị những lời tâm tình của nữ phóng viên Phương Trần.
Nữ phóng viên Phương Trần sinh vào tháng 8 năm 1975. Cha mẹ cô rời Việt Nam vào thời điểm 30 tháng 4 năm 1975 và định cư tại Oklahoma. Sau khi tốt nghiệp trung học, cô được nhận vào trường đại học nổi tiếng Georgetown ở Washington D.C. và học ngành ngoại giao.
Sau đó, cô tiếp tục học lấy bằng cao học, khoa báo chí, tại trường đại học Columbia ở New York. Tháng 5 năm 2001, ngay sau khi tốt nghiệp, cô cộng tác với đài phát thanh CBS, phụ trách chương trình The Osgood File.
Trong thời gian làm việc tại CBS, vào năm 2003, cô còn được mời cộng tác với kênh truyền hình nổi tiếng Discover Channel để thực hiện cuốn phim tài liệu “World Weddings” nói về các phong tục cưới xin của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tháng 11 năm 2006, cô nhận lời cộng tác với đài tiếng nói Hoa Kỳ, và sang Phi Châu làm việc tại Daka, thủ đô nước Senegal. Theo lời cô cho biết, khi cô sang làm việc tại Phi Châu, mặc dù thông thạo 3 ngôn ngữ Anh, Hispanic, và Pháp, nhưng cô vẫn gặp khá nhiều trở ngại. Cô cho hay rằng: "Sang đây thì khó hơn nhiều vì đây không phải là tiếng mẹ đẻ của mình, tiếng mẹ đẻ ở đây là tiếng Anh, vì em sinh ra và lớn lên ở Mỹ, nhưng vì sự hướng dẫn của cha mẹ, lúc nào cha mẹ cũng sợ mất gốc nên lúc nào ở nhà cũng ráng học và thực tập nói tiếng Việt…
Sang đây thì khó hơn nhiều vì đây không phải là tiếng mẹ đẻ của mình, tiếng mẹ đẻ ở đây là tiếng Anh, vì em sinh ra và lớn lên ở Mỹ, nhưng vì sự hướng dẫn của cha mẹ, lúc nào cha mẹ cũng sợ mất gốc nên lúc nào ở nhà cũng ráng học và thực tập nói tiếng Việt…
Sang đây thì họ nói tiếng Pháp, em phải thực hiện những cuộc phỏng vấn bằng tiếng Pháp nên cũng khó cho em. Em đã sang đây được 6 tháng rồi, trước kia thì em chỉ dự định đi 6 tháng thôi, nhưng bây giờ thì khác.
Phần đông, khi nói về Phi Châu thì nhiều người không hiểu về phong tục, tập quán, chính trị, lịch sử ở Phi Châu…Họ cho rằng Phi Châu rắc rối, nhiều dân nghèo, không quản lý được, nhưng thực sự, Phi Châu có nhiều chiều sâu…
Tuy đời sống không được thoải mái nhưng tình cảm có rất nhiều. Nó cũng giống như Việt Nam vậy, tình người, tình cảm rất thưà.”
Phụ nữ Phi Châu và Việt Nam
Khi hỏi thăm cô có gặp người đồng hương nào không, cô kể lại rằng cô rất ngạc nhiên khi gặp được những cụ bà người Việt khoảng 80, 85 tuổi. Điều cảm động nhất là các cụ tuy không còn nói được tiếng mẹ đẻ nhưng cũng cố gắng tập nói với cô bằng tiếng Việt. Cô kể lại:
“Em cũng rất ngạc nhiên vì tưởng rằng Phi Châu chỉ có người Hoa thôi, nhưng em đã gặp một số người Việt ở đây, em có gặp một số các bà cụ 90, 86, 87 nói tiếng Việt lắp bắp thuộc thế hệ các bà theo chồng đi lính Pháp năm 1945, thời Indochine …
Cộng đồng người Việt phần đông là Việt lai, …Con lai thì họ nói tiếng Tây…cộng đồng con lai ở đây khoảng mấy trăm người, người Việt không lai thì không nhiều lắm.
Tuy bận rộn với các tin tức, thời sự hàng ngày tại Phi Châu, nhưng Phương Trần rất quan tâm đến đời sống của những người phụ nữ Phi Châu. Theo cô, ngày nay, những phụ nữ này đã thay đổi nhiều về quan niệm xã hội, phong tục cũng như vai trò của họ, cô nói:
“Mới đây em có thực hiện 5 bài về đề tài phụ nữ ở Phi Châu và em nhận thấy rằng càng ngày vai trò của họ thay đổi, mặc dù xã hội chưa thay đổi nhưng con người thay đổi. Thí dụ, phong tục ở đây một chồng có thể lấy 4 người vợ, nhưng càng ngày, thế hệ 19, 20, 30 và 35 càng chống lại điều này.”
Cũng theo lời nữ phóng viên Phương Trần, một điểm khá thú vị là phụ nữ Phi Châu rất giống phụ nữ Việt Nam, nhất là đức tính hy sinh, chịu thương, chịu khó, lo cho chồng con. Tuy làm việc vất vả, cực nhọc, nhưng lúc nào cũng lo toan mọi việc trong nhà. Cô kể: "Phụ nữ Phi Châu giống như phụ nữ Việt Nam vậy, họ hy sinh rất nhiều và làm việc rất cực. 50 % phụ nữ đi làm, săn sóc con cái, chịu đựng, hy sinh. Tuy nhiên, có điểm đặc biệt là ở đây có phong tục là khi chồng của họ chết thì những người goá phụ phải lấy anh hay em trai của chồng để đảm bảo rằng có người chăm sóc con cái, nhưng cách đây 5 năm trở lại thì phong tục này đã thay đổi…
Em muốn tìm hiểu về khiá cạnh lịch sử, về cuộc hành trình của ngưồi Việt đến Mỹ như thế nào. Em cảm thấy rằng phần đông, những người cùng lứa tuổi với em lúc nào cũng muốn tìm hiểu, nhưng nhiều người không nói tiếng Việt rành, chính em cũng chỉ nói tiếng Việt đủ để tiếp xúc với những người lớn tuổi…
Ly dị thì những người ở thành phố thôi, những người ở làng thì vẫn còn bị phê bình, nhưng không tệ như xưa.”
Nhớ về cội nguồn
Vừa rồi là đôi nét về phụ nữ Phi Châu mà nữ phóng viên Phương Trần đã cho chúng ta biết. Trở lại với bản thân của người nữ phóng viên đặc biệt này, thưa quí vị và các bạn, được biết, cô còn đang ấp ủ viết một cuốn sách liên quan đến chiến tranh Việt Nam.
Để thực hiện điều này, trong những năm vừa qua, cô đã cố gắng bỏ công tìm tòi, bỏ thời gian đi phỏng vấn rất nhiều người từng phục vụ trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà, nhất là những người từng đi tù cải tạo…Nguyên nhân nào đã thúc đẩy cô làm việc này, cô tâm sự:
“Em muốn tìm hiểu về khiá cạnh lịch sử, về cuộc hành trình của ngưồi Việt đến Mỹ như thế nào. Em cảm thầy rằng phần đông, những người cùng lứa tuổi với em lúc nào cũng muốn tìm hiểu, nhưng nhiều người không nói tiếng Việt rành, chính em cũng chỉ nói tiếng Việt đủ để tiếp xúc với những người lớn tuổi…
Phần đông, những người em đi phỏng vấn họ cũng mừng vì họ có cơ hội để họ có thể lại những câu chuyện, những cuộc đời của họ, và họ kể những chuyện rất thương tâm, rất xúc động…
Gia đình của em không hề muốn đề cập đến những chuyện buồn, và chỉ muốn bỏ qua quá khứ, nhưng em không đồng ý, mặc dầu chuyện buồn bao nhiêu đi chăng nữa, em vẫn muốn tìm hiểu để ghi lại cho thế hệ sau, em không muốn mất đi cơ hội để tìm lại nguồn gốc…
Những người bằng tuổi em họ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, đều nói, đọc bằng tiếng Anh. Do đó, em viết bằng tiếng Anh thì hy vọng là nó sẽ là nhịp cầu nối kết giữa hai thế hệ. Bởi vì trong em, lúc nào em cũng có chiều hướng quay về quê hương, nguồn gốc, học hỏi tìm hiểu.”
Năm 1996, em có về Việt Nam để học tiếng Việt và nếu em muốn tìm hiểu nguồn gốc của em thì em phải tìm hiểu tại sao bố mẹ em lại ra đi và mình đã mất cái gì? Nếu nói đây là ngày mất nước, mà em chưa bao giờ biết nước Việt Nam ra sao thì làm sao em biết mình đã mất cái gì? Mình đã được cái gì? Em sẽ không bao giờ biết được nếu em không đi tìm hiểu.
Cũng theo lời cô cho hay, cô đã về Việt Nam hai lần, lần đầu tiên để học tiếng Việt tại Hà Nội, lần thứ hai là để thực hiện cuốn phim tài liệu “World Weddings” cho kênh truyền hình Discover Channel. Khi trở lại Hoa Kỳ, niềm thao thức về nguồn cội trong cô càng mãnh liệt.
Ngày 30-4
Cô tự hỏi ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày gì? Phải chăng đó là ngày mất nước như cô thường được nghe nói? Hay ngày đó đã đánh dấu một khúc ngoặt cho những thế hệ sinh ra vào năm 1975 như cô? Cô tâm sự:
“Năm 1996, em có về Việt Nam để học tiếng Việt và nếu em muốn tìm hiểu nguồn gốc của em thì em phải tìm hiểu tại sao bố mẹ em lại ra đi và mình đã mất cái gì? Nếu nói đây là ngày mất nước, mà em chưa bao giờ biết nước Việt Nam ra sao thì làm sao em biết mình đã mất cái gì? Mình đã được cái gì? Em sẽ không bao giờ biết được nếu em không đi tìm hiểu.”
Thưa quí vị và các bạn, vừa rồi là những lời tâm tình của Phương Trần, một điển hình của thế hệ người Việt thứ hai ở Hoa Kỳ, hiện đang làm việc tại Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ ở Dakar, thủ đô của Sengal ở Châu Phi.
Cũng như nhiều bạn trẻ khác, sinh ra và lớn lên tại Mỹ, nhưng tâm hồn của người nữ phóng viên người Mỹ gốc Việt luôn hướng về quê hương Việt Nam, luôn khắc khoải đi tìm nguồn cội của mình. Điều cô ao ước duy nhất là làm sao có điều kiện để hoàn thành cuốn sách của mình về đề tài hậu quả chiến tranh Việt Nam dưới cái nhìn của một người thuộc thế hệ thứ hai như cô.
Mong sao niềm mong ước của cô sớm thành sự thật. Trang Phụ Nữ xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại quí vị cùng các bạn trong chương trình kỳ sau.