Một vụ án-nhiều điều suy nghĩ

Tạp chí điểm blog của Nhật Hiên hôm nay xoay quanh một đề tài nóng bỏng trên các trang blog cũng như trên báo chí Việt Nam, vụ án bà TrầnNgọc Sương và nông trường sông Hậu...

0:00 / 0:00

Dư luận chung quanh vụ xử bà Ba Sương

"Mấy ngày này có một sự kiện hết sức nóng và lớn đã làm cho truyền thông lề bên phải lẫn lề bên trái đã xích lại gần nhau. Hai hệ thống thông

Bà Trần Ngọc Sương khóc tại phiên tòa phúc thẩm
Bà Trần Ngọc Sương khóc tại phiên tòa phúc thẩm.Photo courtesy Tin 247 (Photo courtesy tin 247)

tin lề phải và lề trái vốnđối nghịch nhau trong việc bình luậnđánh giá tin tức, nhưng lần này cả hai lại cùng hòa nhịp và có một tiếng nói chung có lẽ là một trong những sự việc hiếm hoi của hai hệ thống truyền thông trong và ngoài quốc doanh...

Đó là tiếng nói của công luận kêu gọi công lý mang lại sự công bằng cho bà Trần Ngọc Sương, nữ Anh hùng lao động, nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu cũng là một tập thể được vinh dự đón nhận danh hiệu đơn vị Anh hùng của nhà nước năm 1999. Bà Trần Ngọc Sương hôm nay đã phải đối mặt với bản án 8 năm tù và buộc trả lại cho NTSH hơn 4,3 tỉ đồng của Tòa án TP Cần Thơ, trong phiên xử phúc thẩm ngày 19/11/2009 tuyên y án bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân Huyện CờĐỏ với tội danh "lập quỹ trái phép".

Nhân dân ta ghét, căm thù tham nhũng và rất vui mừng khi có kẻ tham nhũng bị điệu ra tòa lãnh án. Nhưng vụ án này có nhiều chuyện lạ: sau khi toàn chung thẩm xử xong, có đến ba chục bài báo bênh bị can. Có 110 người dân nông trường viết đơn xin "ở tù thay"

Nhà văn Nguyễn Quang Thân

Xin được mở đầu bài điểm blog tuần này với phần nhận định trên trong bài viết"Vụ án bà Ba Sương: Một cú đánh kết liễu nền kinh tế tập thể ở nông thôn Việt Nam"của tác giả Kami đăng trêntrang bauxitevietnam. Quả đúng là trong những ngày qua, chưa có vụ án nào mà dư luận trong và ngoài luồng lại quan tâm đến như vậy. Trên báo chí quốc doanh, có thể liệt kê ra hàng loạt bài từ khi vụ án mới được đưa ra xét xử ở cấp sơ thẩm cho đến phúc thẩm.

Và tất nhiên, vụ án này cũng được rất nhiều blogger chúý theo dõi.

Nhà văn Nguyễn Quang Thân viết trên trang blog của mình: " Trần Ngọc Sương - vụ án tham nhũng hy hữu .

Nhân dân ta ghét, căm thù tham nhũng và rất vui mừng khi có kẻ tham nhũng bị điệu ra tòa lãnh án. Nhưng vụ án này có nhiều chuyện lạ: sau khi toàn chung thẩm xử xong, có đến ba chục bài báo bênh bị can. Có 110 người dân nông trường viết đơn xin "ở tù thay" (chia nhau mỗi người một tháng)cho cựu giám đốc của họ. Chân lý hay công lý chỉ có một. Nhưng trong vụ này đã hé lộ có hai công lý. Dân hay tòa án Cần Thơ đây?".

Báo chí đã viết nhiều về bà Ba Sương là một con người như thế nào, không chồng không con, gần cả một cuộc đời gắn bó với nông trường, với đất đai, với bà con nông dân, bốn lần nhận danh hiệu Anh hùng Lao động cho tập thể và cá nhân, nhiều huân chương và phần thưởng khác như ”Người phụ nữ tài năng toàn quốc năm 2007”, danh hiệu”Người phụ nữ ấn tượng khu vực châu Á- Thái Bình Dương năm 2002” tại Singapore...

Sở dĩ, hàng vạn tập đoàn, hợp tác xã, nông trường… được hình thành theo phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩađã tan tác hoặc chỉ còn tồn tại như những thây ma từ cuối thập niên 80, trong khi nông trường Sông Hậu vẫn tồn tại cho đến ngày nay là bởi có những con người thực lòng trung thành như cha con bà Ba Sương

Blogger Ôsin

Cùng với người cha nay đã quá cố là ông Trần Ngọc Hoằng (tức Năm Hoằng),nguyên Giám Đốc nông trường Sông Hậu, ba mươi năm qua cha con bà đãbiếnvùng đất 7.000ha hoang hóa sình lầy, nhiễm phèn mà cây lúa mọc không nổi lúcđó là củanông trường Quyết Thắng thuộc Tỉnh đội Hậu Giangtrở thành những làng công nhân nông nghiệp của chủ nghĩa xã hội. Từ đó hình thành trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có tiếng tăm, bao lâu nay vẫn được xem như một điển hình của nông thôn mới, không biết bao nhiêuđoàn khách đã tới tham quan học hỏi.

Viết về sự thành công của cha con bà Ba Sương và nông trường Sông Hâu, Blogger Ôsin tức nhà báo Huy Đức trong bài"Đặc xá bà Ba Sương"nhận định:

"Sở dĩ, hàng vạn tập đoàn, hợp tác xã, nông trường… được hình thành theo phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa đã tan tác hoặc chỉ còn tồn tại như những thây ma từ cuối thập niên 80, trong khi nông trường Sông Hậu vẫn tồn tại cho đến ngày nay là bởi có những con người thực lòng trung thành như cha con bà Ba Sương và có những nhà lãnhđạo muốn họ tiếp tục giữ mô hình ấy như một minh chứng: chủ nghĩa xã hội cũng có thể trở thành hiện thực".

Việc bà Ba Sương bị tòa kết án lập quỹđen trái phép, rõ ràng là chưa thuyết phục đượcdư luậnthì tòa án Cần Thơ lại tiếp tục khởi tố bà Ba Sương tội danh "tham ô", nhà báo Phan Lợi tức blogger Bút Lông viết trong một bài tổng hợp các nguồn tin từ báo chí:"Cần Thơ khởi tố Ba Sương: thách thức dư luận":Bất chấp dư luận đang phản ứng dữ dội bản án 8 năm đối với Ba Sương, VKSND huyện Cờ Đỏ tiếp tục khởi tố Ba Sương về tội tham ô…Cú này coi như Cần Thơ thách đấu với dư luận xã hội!".

Cần Thơ khởi tố Ba Sương: thách thức dư luận”:Bất chấp dư luận đang phản ứng dữ dội bản án 8 năm đối với Ba Sương, VKSND huyện Cờ Đỏ tiếp tục khởi tố Ba Sương về tội tham ô…Cú này coi như Cần Thơ thách đấu với dư luận xã hội

Blogger Bút Lông

Khi báo chí phanh phui ra sự can thiệp của Đảng Ủy Cần Thơ vào vụ án, Blogger nhà báo Trương Duy Nhất bày tỏ sự bức xúc:" Điểm ngạc nhiên nhất, theo bài viết trên báo Tiền Phong hôm nay là: Lãnh đạo Thành ủy và UBND thành phố Cần Thơ đã chỉđạo án một cách rất thô bạo. Thậm chí định tội trước để chỉ đạo khởi tố.

Lâu nay, vẫn nghe đồn đại nhiều về loại án bỏ túi, về việc Đảng can thiệp, nhúng tay, thậm chí định tội thay cho tòa, nhưng hôm nay mới thấy tận mắt chuyện"Đảng xử án" thể hiện rõ ràng rành mạch trên công văn hẳn hoi. Đúng là chuyện động trời".

Tác giả kết luận về việc"Đảng xử án và luật pháp của lòng dân":Luật pháp mà không được lòng dân,đi ngược lại lòng người thìđó là thứ luật pháp bất nhân. Và khi đó, cái thiết chế dùng để xét xử đó phải được thay đổi. Không có thứ luật pháp nào cao hơn luật pháp của lòng dân."

Lòng dânđó được thể hiện qua sự hòa nhịp về mặt dư luận giữa cả hai hệ thống báo trong và ngoài quốc doanh như đã nói ở trên, sự lên tiếng của hàng loạt những nhân vật có tên tuổi như Cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Bí thư Trung ương Đảng- Trưởng ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc…Và đặc biệt hơn: trên 110 người dân đã tự nguyện viếtđơn xin được ở tù thay bà Ba Sương.

Nhà văn Nguyễn Quang Thân viết về điều lạ lùng này:"Lần đầu tiên bị can một vụ án tham nhũng mà dư luận và báo chí cả nước,nhiều vị quan chức cấp cao cũng như quần chúng trong đơn vị công khai bày tỏ cảm tình và lòng thương xót thực lòng"

Lá đơn của hàng trăm người xin

ở tù thay là lẵng hoa sáng giá nhất, thật nhất trong vô số lẵng hoa mà người đàn bà nổi tiếng châu Á này từng nhận được ở trong đời

Nhà báo Duy Tương

"Xin mượný nhà báo Duy Tương : lá đơn của hàng trăm người xin ở tù thay là lẵng hoa sáng giá nhất, thật nhất trong vô số lẵng hoa mà người đàn bà nổi tiếng châu Á này từng nhận được ở trong đời."

Sự thật sự phía sau vụ án?

Dư luận cũng nói nhiều đến sự bất công của vụ án nếu so sánh với vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ tham nhũng trong vụ án PCI gần đây hay vụ ”lập quỹ trái phép” tại phòng Quản lý đô thị quận Ninh Kiều với số tiền trện 7,2 tỷ đồng mà các bị can sau đó lại được tha v.v, cũng như những sự khuất tất chung quanh và phía sau vụ án, đâu là lý do thật sự khiến cho có những người muốn xóa sổ bà Ba Sương và xóa sổ luôn cái nông trường Sông Hậu của bà. Phải chăng đó là việc thành ủy UBND đã có chủ trương thu hồi 4000 ha đất của Nông trường Sông Hậu để quy hoạch xây dựng khu công nghiệp nằm trong dự án khu đô thị mới-một dự án siêu lợi nhuận kéo theo quyền lợi của một số người có chức có quyền ở thành phố Cần Thơ?

Blogger Ôsin cũng viết trong bài"Đặc xá bà Ba Sương": "…có lẽ số phận của bà Ba Sương cũng không đến nỗi nếu hàng ngàn hecta đất của Sông Hậu không bị các nhà kinh doanh dự án tính toán "quy hoạch, phân lô". Chưa kể, trong thẳm sâu, các nông trường viên cũng muốn có mảnh ruộng riêng thay vì làm côngăn đong tiếp tục"

…có lẽ số phận của bà Ba Sương cũng không đến nỗi nếu hàng ngàn hecta đất của Sông Hậu không bị các nhà kinh doanh dự án tính toán “quy hoạch, phân lô”. Chưa kể, trong thẳm sâu, các nông trường viên cũng muốn có mảnh ruộng riêng thay vì làm côngăn đong tiếp tục

Blogger Ôsin

Tuy nhiên, blogger nhà văn Phạm Viết Đào lại có cách nhìn khác trước sự xôn xao của dư luận. Trong bài"Thẩm định lại những ý kiến trái ngược nhau trong vụ án Trần Ngoc Sương" tác giả viết:"Điều làm cho chúng tôi băn khoăn đối với cácý kiến trái chiều đó là: phần lớn đều là nhữngý kiến chung chung, rất không ít ý kiến có thể coi là lơ tơ mơ, "nói lồi" theo kiểu dân Nghệ, trong đó kể cả ý kiến củacác luật sư. Một sốý kiến chỉ căn cứ vào luật pháp nói chung mà không căn cứ vào luật pháp hiện hành quy định về việc thu chi tài chính để làm sáng tỏ dư luận, giúp các cơ quan chức năng làm đúng phận sự mà lại kích nổ, đổ thêm lửa vào dầu, thách đố quyền lực của nhau..."Tác giả cho rằng điều quan trọng là phải làm sáng tỏ việc bà Ba Sương có tội hay không có tội chứ không thể chỉ viết theo cảm tính, cũng không thể chỉ căn cứ vào công lao, quá khứ.

Thấy gì qua vụ án bà Ba Sương?

Trong bài"Chị Ba mà không phải chị Ba" nhà văn Nguyễn Quang Thân phân tích với một cơ chế như thế, thì"vụ án chị Ba thực ra đã có thể nhìn thấy trước"còn nhà văn Phạm Viết Đào thì cho rằng "Qua vụ án bà ba Sương cho thấy không hiếm trường hợp: Con mèo ăn vụng miếng mỡ thì bị nghiêm trị, con hổ vồ cả con bò thì vô can.

"Tất nhiên luật pháp là luật pháp, khi hẩu và vui vẻ với nhau thì không sao, khi cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, sòng phẳng với nhau thì đều có cơ sở pháp lý để tống giam nhau. Đó là một thực tế sản sinh do cơ chế điều hành kinh tế của chúng ta hiện nay được mệnh danh là: cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…"

Nhìn ở một khía cạnh sâu xa hơn, phiên tòa xử bà Ba Sương nói lên điều gì?

Một sốý kiến chỉ căn cứ vào luật pháp nói chung mà không căn cứ vào luật pháp hiện hành quy định về việc thu chi tài chính để làm sáng tỏ dư luận, giúp các cơ quan chức năng làm đúng phận sự mà lại kích nổ, đổ thêm lửa vào dầu, thách đố quyền lực của nhau...

Nhà văn Phạm Viết Đào

Trong cái nhìn của blogger Hồ Bất Khuất thì:«Bây giờ, có thể nói vụ án bà Ba Sương không cònđơn thuần là một vụ án kinh tế nữa, mà đã trở thành mộtđiểm nóng nhận thức về tính nghiêm minh của luật pháp, đạo lý làm người, những gì người ta có thể làm ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XXI».Nhà văn Phạm Viết Đào:«Qua vụ án Trần Ngọc Sương cho thấy hình như đã xuất hiện trận tuyến giữa một bên là báo chí với một số quan chức của các cơ quan trung ương và bên kia là các cơ quan quyền lực của thành phố Cần Thơ?"Và:"Vụ án Trần Ngọc Sương liệu có là "khối u" của cơ chế mà không sớm thì muộn, không chỗ này thì chỗ kia cũng sẽ bục vỡ ra bởi trong cơ chế này mỗi con người đôi khi vừa là nạn nhân lại đồng thời là thủ phạm?»

Blogger Ôsin thì nhìn vấnđề ở một khía cạnh khác:"Nếu như các cơ quan tố tụng đãđiều tra, truy tố và xét xử bà Ba Sương như từng thực hiện lâu nay, nghĩa là có lãnhđạo, có chủ trương, thì vụ án có thể là một tín hiệu cho thấy những mô hình như bà Ba Sương không còn cần nữa"Nhà văn Nguyễn Quang Thân cũng có chung suy nghĩ như vậy:"Phiên tòa xử chị Ba thực ra không chỉ chị Ba mà còn là phán xử một mô hình, một nếp suy nghĩ, một cách làmăn, rất hiệu quả một thời nhưng khó chấp nhận với kinh tế thị trường và một nhà nước pháp quyền. Cái lý bào chữa mạnh nhất cho chị là thực chất phát triển của nông trường, cái tình bảo vệ chị là lòng dân. Vấnđề là tại sao lại chọn chị Ba và một đơn vị hai lần anh hùng?"

Hay nói một cách khác đây là tín hiệu chính thức công khai của đảng CSVN tấn công vào CNXH kiểu Xô viết, sản phẩm của chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ chí Minh mà nhiều thế hệ đảng viên đảng CSVN mất công theo đuổi từ năm 1930-1986

Kami,trang bauxitevietnam

Còn tác giả"Vụ án bà Ba Sương: Một cú đánh kết liễu nền kinh tế tập thể ở nông thôn Việt Nam" đăng trên trang bauxitevietnam thì thẳng thừng:

«...bản án nghiêm khắc đó không đơn giản là bản án dành cho bà Trần Ngọc Sương và những cộng sự của bà ta. Mà nó còn là bản cáo trạng của chính quyền nhà nước hôm nay tuyên án cho cả một mô hình nền kinh tế tập trung kiểu Xô viết còn sót lại là Nông trường Sông Hậu, niềm tự hào của Kinh tế tập thể XHCN theo Chủ nghĩa Marx-Lênin. Hay nói một cách khác đây là tín hiệu chính thức công khai của đảng CSVN tấn công vào CNXH kiểu Xô viết, sản phẩm của chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ chí Minh mà nhiều thế hệ đảng viên đảng CSVN mất công theo đuổi từ năm 1930-1986.

Đó là sự thật không thể chối bỏ, đến hôm nay không thể dùng cái "mác" như ban đầu được nữa, vậy xin hỏi hôm nay lấy chủ nghĩa Marx-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dùng vào việc gì nữa ngoài việc tự cho mình cái quyền độc nhất được sinh hoạt chính trị một đảng?»

Sự lên tiếng nhịp nhàng hiếm hoi của báo chí nhà nước cũng như dư luận bên ngoài trong vụ án bà Ba Sương một lần nữa cho thấy khi báo chí nhà nước được quyền nói lên sự thật vàđứng về phía nhân dân thì sẽ gặp điểm chung với nền báo chí tự do và các trang mạng xã hội.

Điều đáng nói là sự lên tiếng đó của dư luận cả lề trái lẫn lề phải liệu có thay đổi được hay không bản án trong một nền tư pháp bị coi là chưa đạt đến mức độc lập cần thiết. Cụ thể là phiên tòa có khi chỉ là hình thức, vì mỗi vụ án quan trọng dường như đều đã có một bản án bỏ túi định sẵn trước khi tòa chính thức xét xử.