Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 14 đã khai mạc trong bối cảnh chính trường hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau về hướng đi cho Việt Nam. Cập nhật một số thông tin Việt Hùng có bài ghi nhận.
Bước vào Hội nghị 14, Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng trước những thử thách trong khi nhu cầu của xã hội hiện nay cần phải thay đổi. Hai vấn đề quan trọng nhất là đường hướng chính trị và vấn đề nhân sự sẽ là trọng tâm của Hội nghị Trung ương 14 lần này.
Ngay từ lòng đảng, những ý kiến gần đây được dư luận cả trong và ngoài nước biết đến, từ cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tới ông Nguyễn Trung, Giáo sư Trần Văn Hà, Giáo sư Phan Ðình Diệu, Tiến sĩ Lê Ðăng Doanh.... cho đến các lão thành cách mạng, trí thức, văn nghệ sĩ trong và ngoài đảng đã lên tiếng công khai kêu gọi đảng phải thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu và hướng đi của Việt Nam.
Mới đây, báo Ðại Ðoàn Kết, tiếng nói của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đã cho đăng bài viết của Thái Duy mà trong đó tác giả đưa ra đề nghị "những đảng viên được chọn vào danh sách những người ứng cử vào Ban chấp hành Trung ương sẽ bầu tại Ðại hội X đều phải được công khai trên báo chí để toàn dân được biết và góp ý".
Phải chăng đây là một hiện tượng hiếm thấy trong làng báo Việt Nam nhất là vào thời điểm trước khi Hội nghị Trung ương 14 khai mạc.
Bài báo cũng nêu rõ là quan niệm bảo thủ trong công tác cán bộ vẫn tồn tại và được thể hiện rất rõ trong những Ðại hội Ðảng trước đây, như việc chọn người vào Ban chấp hành Trung ương, các ban bệ, các cơ quan ngang bộ ..... mà quyết định vẫn của một thiểu số hoặc của một vài người.
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Trong cuộc trao đổi dành cho Ban Việt Ngữ - Ðài Á Châu Tự Do, Giáo sư tiến sĩ Phan Ðình Diệu, ủy viên đoàn Chủ tịch Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, hiện đang giảng dạy tại Ðại học Quốc Gia Hà Nội cho rằng, nếu đảng vẫn muốn tiếp tục Xã hội Chủ nghĩa theo kiểu chuyên chính vô sản thì nên dứt khoát từ bỏ, còn nếu vẫn muốn dùng từ Xã hội Chủ nghĩa thì phải định nghĩa lại cho đúng chứ không nên mập mờ.
Trước câu hỏi nếu Chủ Nghĩa Xã Hội là kim chỉ nan cho mọi hành động của Việt Nam thông qua bản Dự thảo Báo cáo chính trị Ðại Hội X này thì hướng đến của Việt Nam ra sao, Giáo sư Phan Ðình Diệu cho biết:.
Giáo sư Phan Ðình Diệu: Như thế sẽ thực hiện như thế nào thì tôi cũng chưa biết ........
Việt Hùng: Nhưng mà với những suy nghĩ và trăn trở mà Giáo sư trình bày đó có nhiều ở hàng ngũ trí thức trong và ngoài đảng?
Giáo sư Phan Ðình Diệu: Tôi thì tôi nghĩ rằng, cách nghĩ như vậy cũng được sự đồng tình của rất nhiều người, nếu tôi không chủ quan. Tôi cũng có rất nhiều bạn bè la đảng viên, là những người ở trong đảng thì cả những lực lượng ở trong đảng tôi thấy là về cơ bản mà những người nào mà suy nghĩ một cách nghiêm túc người ta cũng có thể đồng ý cái đó.
Nếu mà có một cuộc thảo luận công khai, một đợt sinh hoạt chính trị thật rộng rãi và dân chủ về những vấn đề chung như vậy thì tôi nghĩ rằng mọi người có thể phát biểu một cách công khai ý kiến của mình thì chắc là nhiều người sẽ đồng ý. Bởi vì những người như ông Lê Ðăng Doanh hay ông Nguyễn Trung mà gần đây phát biểu rất tích cực đó, thì cũng là từ cán bộ tích cực từ nòng cốt của đảng đấy chứ. Thế cho nên tôi nghĩ là không phải chỉ có một vài ông như vậy đâu mà chắc là có rất nhiều người.
Về cơ bản nữa, nếu mà đảng tự nhận thức được, tự thay đổi suy nghĩ của mình và đảng tự cải cách lấy cũng như nhiều đảng cộng sản ở các nước châu Âu trong thời gian vừa qua họ cũng tự cải cách để thành đảng Xã hội Dân chủ đấy. Ðể nếu đảng tự cải cách thì trở thành những đảng tiến bộ, có trí tuệ hơn thì thực ra họ cũng không mất gì cả.
Chứ mất là mắt đi những cái lạc hậu, mất đi những cái không phù hợp với thời đại thôi. Thế còn mà tự cải cách rồi đi theo con đường đó thì tôi rằng trong bất kỳ một cuộc bầu cử nào trong tương lai gần đây thì họ vẫn dành được tín nhiệm, tức là dành được đa số trong một Quốc Hội được bầu ra một cách công khai và dân chủ.
Việt Hùng: Tức là với cái nhìn của Giáo sư nếu đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay nếu mà chấp nhận đa nguyên - đa đảng và thảo luận vấn đề trong dư luận một cách cởi mở và rộng rãi hơn thì đảng Cộng sản Việt Nam vẫn có thể nắm được quyền lãnh đạo đất nước?
Về cơ bản nữa, nếu mà đảng tự nhận thức được, tự thay đổi suy nghĩ của mình và đảng tự cải cách lấy cũng như nhiều đảng cộng sản ở các nước châu Âu trong thời gian vừa qua họ cũng tự cải cách để thành đảng Xã hội Dân chủ đấy. Ðể nếu đảng tự cải cách thì trở thành những đảng tiến bộ, có trí tuệ hơn thì thực ra họ cũng không mất gì cả.
Giáo sư Phan Ðình Diệu: Thì tất nhiên là như vậy, nhưng mà tất nhiên đấy là hi vọng và tôi hi vọng vào những gì mà tôi biết. Tôi có phát biểu hôm ở Mặt trận Tổ Quốc thì tôi có nói một câu như thế này "đối với một đảng chính trị thì cái quyền lãnh đạo do mình độc chiếm một cách chuyên chế quí hơn?, hay là do chiếm được do sự tín nhiệm thật sự của nhân dân là quí hơn?". Tôi thì tôi tin là nếu đảng tự cải cách và đi theo con đường dân chủ hóa đó thì đảng có thể là được sự tín nhiệm cao của dân tộc trong mọi cuộc bầu cử dân chủ công khai và bình đẳng. ".
Việt Hùng: Nhưng mà cho đến bây giờ với kinh nghiệm và thực tế ở tại Việt Nam thì Giáo sư mặc dù là kỳ vọng nhưng mà Giáo sư có nhìn thấy một tia hy vọng nào hé lộ ở trong Ðại hội X này hay không?
Giáo sư Phan Ðình Diệu: Trong Ðại hội X với sự chuẩn bị như thế này thì tôi nghĩ rằng, chưa hy vọng được, nhưng mà tôi nghĩ rằng với Ðại hội X lần này dù có chính thức hay không chính thức thì những vấn đề này cũng sẽ được đặt lên bàn nghị sự và nếu mà không giải quyết được trong Ðại hội X thì sau Ðại hội X thì thế nào cũng phải tiếp tục đề cập đến những vấn đề này vì cái yêu cầu của cuộc sống nó có thể mạnh hơn mọi cái ý áp đặt của bất kỳ ai...
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)
Những ý kiến của Giáo sư tiến sĩ Phan Ðình Diệu mà quí vị thính giả vừa nghe cũng là những ý kiến mà Giáo sư Phan Ðình Diệu đã trình bày tại Hội nghị cấp cao Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức để lấy ý kiến cho Dự thảo báo cáo chính trị Ðại hội X qui tụ trên 50 quan khách được tổ chức vào ngày 14 tháng 2 vừa qua tại Hà Nội.
Theo tường thuật của báo Nhân Dân số ra ngày 16-02 đăng trên trang nhất đã không thấy nêu tên và ý kiến của Giáo sư Phan Ðình Diệu mà chỉ nhắc đến phần trình bày của các Giáo sư như Giáo sư Nguyễn Duy Quý, Giáo sư Vũ Ðình Bách, Giáo sư Nguyễn Luân Dũng, Hòa thượng Thích Thanh Tứ và Linh mục Nguyễn Tấn Khóa và một số vị khác ....
Nếu theo tường thuật của tờ báo này thì tất cả những ý kiến của các diễn giả đều ủng hộ nội dung của bản Dự thảo báo cáo, tuy nhiên trong toàn bộ bài báo không ghi nhận tới những ý kiến đóng góp của Giáo sư tiến sĩ Phan Ðình Diệu.