Thủ tướng Hun Sen khẳng định đền Preah Vihear là của Campuchia
Tận dụng cơ hội được mời lên đọc diễn văn khai trương văn phòng Bộ Du lịch, tại thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen của Campuchia bày tỏ thái độ bất bình với lời phát biểu của các quan chức Bangkok trong thời gian gần đây cho rằng chính phủ tiền nhiệm của nước này không bảo vệ được vùng chồng lấn, có diện tích khoảng 4,6 km2 ở gần ngôi đền cổ Preah Vihear vừa được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới hồi năm ngoái.
Thủ tướng Hun Sen của Campuchia bày tỏ thái độ bất bình với lời phát biểu của các quan chức Bangkok trong thời gian gần đây cho rằng chính phủ tiền nhiệm của nước này không bảo vệ được vùng chồng lấn
Ông Hun Sen không thừa nhận có vùng chồng lấn trong quần thể đền Preah Vihear. Ông xem việc tuyên bố về vùng chồng lấn 4,6 km2, hay đền Preah không phải của người Khmer là thủ đoạn chính trị nhằm kích động tinh thần dân tộc chống Campuchia.
Ông nói thêm rằng đây là thủ đoạn chính trị không thể chấp nhận được, bởi nó còn chứa dã tâm xâm lược nước ông.
Vấn đề tranh chấp ngôi đền Ấn giáo Preah Vihear ở biên Campuchia – Thái Lan từng diễn ra hàng chục năm nay, sau thời Pháp thuộc. Vào năm 1962, Tòa án Quốc tế ở Hà Lan đưa ra phán quyết giao ngôi đền Preah Vihear cho Campuchia, và buộc Thái Lan phải rút quân ra khỏi ngôi đền nay. Nhưng từ tháng 8 năm 2008, sau khi căng thẳng ở biên giới, Thái Lan đưa quân vào chiếm đống chùa Keo Sikha Kirisvara của Campuchia tọa lạc trong quần thể đền Preah Vihear và tuyên bố đây là vùng chồng lấn.
Theo báo chí Thái và một số báo nước ngoài, trong đó có cả báo Việt Nam, thì phán quyết của Tòa án quốc tế chỉ giao ngôi đền Preah Vihear cho Campuchia, còn phần đất lân cận thì không được đề cập đến.
Đối với khu vực chùa Keo Sikha Kirisvara, có diện tích 4,6 km2, theo bản đồ do Mỹ vẽ thì nằm trong phần đất Thái, còn theo bản đồ do Pháp vẽ thời thuộc địa thì nằm trong đất Campuchia.
Theo báo chí Thái và một số báo nước ngoài, trong đó có cả báo Việt Nam, thì phán quyết của Tòa án quốc tế chỉ giao ngôi đền Preah Vihear cho Campuchia, còn phần đất lân cận thì không được đề cập đến. <br/>
Do đó báo nước ngoài và báo Việt Nam thường cho rằng đây là vùng chồng lấn, khiến phát ngôn viên Bộ Nội các Sự vụ Campuchia, ông Phai Siphan nhiều lần lên tiếng phản đối.
Chủ Nghĩa dân tộc Thái?
Vào ngày thứ hai vừa qua, ông Hun Sen nhắc lại nguyên nhân có vùng chồng lấn là do Thái Lan sử dụng bản đồ tự vẽ, và phía Campuchia chưa bao giờ công nhận bản đồ đó.
Ông dọa sẽ dùng vũ lực nếu như nhóm người biểu tình áo vàng Thái vào khu vực mà họ cho là chồng lấn.
Ông Jon Ungphankorn, Thượng nghị sĩ Thái có lập trường dường như ủng hộ ông Hun Sen của Campuchia. Ông cho rằng các chính trị gia Thái xưa nay thường sử dụng con bài đền Preah Vihear.
Từ thủ đô Manila, Phippine, ông kêu gọi dân chúng Thái không nên phát động tinh thần dân tộc bằng cách chống Campuchia như trước đây nữa, mà nên theo gương cộng đồng Châu Âu, xem vấn đề hợp tác với nước láng giềng quan trọng hơn vấn đề biên giới.
Ông kêu gọi dân chúng Thái không nên phát động tinh thần dân tộc bằng cách chống Campuchia như trước đây nữa, mà nên theo gương cộng đồng Châu Âu, xem vấn đề hợp tác với nước láng giềng quan trọng hơn vấn đề biên giới.<br/>Ông Jon Ungphankorn, Thượng nghị sĩ Thái <br/>
Theo tiến sĩ sử học Chanvit Kasetsiri, giảng viên Đại học Thammasat của Thái Lan, thì tinh thần chống Campuchia của người Thái đã dần dần giảm xuống sau khi họ được giảng dạy về sự thật lịch sử.
Trong một số bài viết về quan hệ Thái Lan – Campuchia, ông Chanvit đỗ lỗi cho các sử gia Thái có tinh thần dân tộc từ vài chục năm trước ghi chép không ngiêm túc, mà ông mô tả giống như tài liệu của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng người Khmer không phải là chủ thể của nền văn minh Óc –Eo thời Phù Nam, mà chỉ là nhóm người dã man chuyên cướp phá.
Theo ông Chanvit tài cổ của Thái còn lún xâu hơn, khi cho rằng cộng đồng người Khmer cướp đền Angkor Wat và đền Preah Vihear trong khi thực tế họ là chủ nhân của những ngôi đền này.
Thông tín viên Nguyễn Bình tường trình từ Campuchia