Luật di sản không được thực hiện một cách nghiêm túc?
Năm 2001, lần đầu tiên quốc hội Việt Nam thông qua luật di sản nhằm ghi nhận và bảo tồn các di sản văn hoá của đất nước. Luật ra đời giữa lúc Việt Nam đang thực thi chính sách mở cửa. Trao đổi kinh tế và văn hoá với thế giới phát triển. Các di tích văn hoá trở thành các địa điểm hấp dẫn du lịch và có nguy cơ bị huỷ hoại hoặc biến mất nếu không có các quy định về pháp luật để bảo vệ. Tuy nhiên sau 7 năm thực hiện, công tác khảo cổ và bảo tồn các di tích văn hoá tại Việt Nam vẫn cho thấy nhiều khó khăn.
Luật di sản năm 2002 thực thi, cả luật cả nghị định thi hành có rất nhiều điều liên quan đến khảo cổ và nếu mà thực hiện đúng như thế thì không có gì đáng phải lo ngại về các di tích khảo cổ, tuy nhiên trên thực tế thì khó, dường như đi vào cuộc sống những điều đó không được thực hiện một cách nghiêm túc.
Bà Nguyễn Thị Hậu, TS.khảo cổ
Về công tác khảo cổ, bà Nguyễn Thị Hậu, tiến sĩ khảo cổ, viện phó viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, người từng tham gia đóng góp ý kiến vào luật năm 2002 cho biết như sau:
Nguyễn Thị Hậu : luật di sản năm 2002 thực thi, cả luật cả nghị định thi hành có rất nhiều điều liên quan đến khảo cổ và nếu mà thực hiện đúng như thế thì không có gì đáng phải lo ngại về các di tích khảo cổ, tuy nhiên trên thực tế thì khó, dường như đi vào cuộc sống những điều đó không được thực hiện một cách nghiêm túc.
Các di tích thì cái thứ nhất là bản than ngành khảo cổ cũng chưa đủ lực lượng, con người để tiến hành các cuộc điều phủ khắp các địa bàn cho nên cũng có rất nhiều di tích do người dân phát hiện ra trong quá trình người ta làm ruộng thậm chí kể các di tích do xây dựng rồi mới phát hiện ra.
Mâu thuẫn giữa xây dựng phát triển và công tác khảo cổ
Ngoài những khó khăn về nhân lực vật lực trong công tác khảo cổ, Việt Nam còn gặp các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn giữa việc xây dựng phát triển và công tác khảo cổ. Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Theo nguyên tắc thì chủ đầu tư phải ưu tiên cho các nhà khảo cổ học tiến hành khai quật trước. Việc này dẫn đến chậm tiến độ đầu tư, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự án, gây ra tranh cãi giữa các nhà khảo cổ và chủ đầu tư, điển hình như vụ khai quật hoàng thành Thăng long năm 2002.
Các công trình, cao ốc được xây ở khắp nơi, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Một số công trình xây dựng nằm ở các vị trí là di tích khảo cổ.
Theo nguyên tắc thì chủ đầu tư phải ưu tiên cho các nhà khảo cổ học tiến hành khai quật trước. Việc này dẫn đến chậm tiến độ đầu tư, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự án, gây ra tranh cãi giữa các nhà khảo cổ và chủ đầu tư, điển hình như vụ khai quật hoàng thành Thăng long năm 2002.
Nhận định về tình hình này, bà Nguyễn Thị Hậu cho biết:
Nguyễn Thị Hậu : có một thực trạng là nói chung là chủ đầu tư, kể cả tư nhân và nhà nước không thoải mái lắm phải làm việc với các nhà khảo cổ

bởi vì là chắc chắn phải kéo dài thời gian hơn, luật năm 2002 quy định kinh phí để điều tra khai quật khảo cổ ở nơi đó phải do chủ đầu tư chịu trách nhiệm, thế nên tốn thời gian, tiền bạc, chưa kể là nếu như các nhà khảo cổ nghiên cứu là chỗ đó là di tích khảo cổ quan trọng cần phải bảo tồn thì rõ ràng là các nhà đầu tư đứng dưới góc độ thuần tuý kinh tế hoàn toàn không muốn.
Rất nhiều nơi có khi nằm trong bản đồ khảo cổ có nơi thì chưa nằm trong bản đồ khảo cổ nhưng chủ đầu tư, có thể họ không có ý thức, thậm chí có khi họ không biết đến luật di sản nên họ cứ đào móng công trình, có khi có hiện vật khảo cổ, có khi họ biết có khi họ không biết. như thế là nhiều khi di tích bị phá vỡ đi hoặc phá huỷ biến mất.
Chủ đầu tư, có thể họ không có ý thức, thậm chí có khi họ không biết đến luật di sản nên họ cứ đào móng công trình, có khi có hiện vật khảo cổ, có khi họ biết có khi họ không biết. như thế là nhiều khi di tích bị phá vỡ đi hoặc phá huỷ biến mất.
Bà Nguyễn Thị Hậu, TS.khảo cổ
Địa phương thiếu trách nhiệm
Liên quan đến các di tích văn hoá, gần đây báo chí trong nước và các nhà khoa học đã lên tiếng về tình trạng các di tích bị trùng tu mất đi tính nguyên gốc hoặc bị xâm phạm. Hồi đầu năm nay, bộ Văn hoá thể thao du lịch tiến hành kiểm tra 15 di tích trên toàn quốc.
Theo ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra bộ Văn hoá thể thao du lịch thì các dự án trùng tu bằng vốn công đức hoặc vốn địa phương gặp nhiều sai phạm. Những sai sót chủ yếu là do một số đơn vị thi công chưa có kinh nghiệm, dẫn đến xa rời yếu tố nguyên gốc, không được sự phê duyệt của Cục Di sản. Một số di tích còn bị đập phá hoàn toàn.
Các dự án trùng tu bằng vốn công đức hoặc vốn địa phương gặp nhiều sai phạm. Những sai sót chủ yếu là do một số đơn vị thi công chưa có kinh nghiệm, dẫn đến xa rời yếu tố nguyên gốc, không được sự phê duyệt của Cục Di sản. Một số di tích còn bị đập phá hoàn toàn.
Ô.Vũ Xuân Thành, Chánh TT. bộ Văn hoá
Trong khi đó, ở một số nơi, người dân địa phương lấn mặt bằng của di tích làm nhà ở, hoặc làm hàng quán bán hàng.
Hà nội là nơi có 2/3 di tích cả nước, đã đầu tư nhiều kinh phí và quỹ đất để giải toả xâm phạm di tích nhưng vẫn là địa phương có nhiều di tích bị xâm hại nhất. Theo thống kê, có 1.200 hộ dân và 11 cơ quan đang xâm phạm đất của 104 di tích.
Việc này đã diễn ra trong nhiều năm, và theo ông Bộ trưởng Bộ Văn hoá thể thao du lịch, Hoàng Tuấn Anh, thì phải mất một quá trình lâu dài để giải quyết.
Hà nội là nơi có 2/3 di tích cả nước, đã đầu tư nhiều kinh phí và quỹ đất để giải toả xâm phạm di tích nhưng vẫn là địa phương có nhiều di tích bị xâm hại nhất. Theo thống kê, có 1.200 hộ dân và 11 cơ quan đang xâm phạm đất của 104 di tích. <br/>
Trong kỳ họp quốc hội lần này, Bộ Văn hoá thể thao du lịch đã trình quốc hội dự thảo luật di sản sửa đổi.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì luật mới vấn mắc phải những khiếm khuyết của luật cũ như việc quy định về phân chia vùng bảo vệ tại các di tích chưa hợp lý có thể tiếp tục dẫn đến tình trạng vi phạm gây tổn hại di tích, hoặc các điều khoản bổ sung chưa giải quyết được các mâu thuẫn giữa các nhà đầu tư xây dựng và các nhà khảo cổ học.
Bộ Văn hoá thể thao du lịch khi soản thảo luật sửa đổi lần này đã không lấy ý kiến của các chuyên gia, gây nên bất bình trong một số nhà khoa học.
Và đã có chuyên gia kiến nghị quốc hội thêm thời gian cho việc sửa đổi luật di sản lần này thay vì thông qua như dự kiến.