Dự án quốc tế giúp nạn nhân buôn người ở Việt Nam tái hòa nhập xã hội (phần 2)

0:00 / 0:00

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Tuần trước Thanh Trúc đã trình bày về dự án thử nghiệm có tên Phục Hồi Niềm Tin Và Vượt Thắng Mặc Cảm, do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tài trợ, nhằm giúp đỡ những nạn nhân buôn người trở về có thể hoà nhập trở lại vào xã hội, qua bài phỏng vấn ông Andy Bruce, trưởng dự án từ văn phòng Tổ Chức Di Cư Quốc Tế (IOM) ở Hà Nội.

WomenTrafficking200.jpg
Nhân viên IOM đang giúp phiên dịch cho một nạn nhân buôn người trong cuộc phỏng vấn với AFP hôm 28-9-2005. AFP PHOTO

Phần thứ hai với cùng đề tài là người Việt Nam trực tiếp làm việc trong dự án này, đó là chị Trần Thanh Hà thuộc IOM Hà Nội, chị Hoàng Kim Thanh của SAGA, một tổ chức ngoài chính phủ ở Hà Nội:

Trần Thanh Hà : Tôi là Trần Thanh Hà, tôi làm ở tổ chức Di Cư Quốc Tế IOM, hiện tôi đang thực hiện Dự Án Xây Dựng Mạng Lưới Xã Hội Hổ Trợ Nạn Nhân Buôn Người tại Hà Nội.

Dự án Xây Dựng Mạng Lưới Xã Hội Hổ Trợ Cho Nạn Nhân Của Nạn Buôn Người tại Hà Nội chủ yếu là một cách kín đáo và có hiệu quả và đồng thời để hỗ trợ cho các nạn nhân buôn người trở về nữa. Một mục tiêu khác là thông qua đào tạo, tập huấn và tư vấn về tâm lý xã hội cho nạn nhân bị buôn bán, để từ đó có thể thay đổi các hành vi nguy cơ để các chị có thể tránh việc bị buôn bán trở lại .

Hoàng Kim Thanh : Tôi tên là Hoàng Kim Thanh, giám đốc điều hành Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Khoa Học Về Giới, Gia Đình, Phụ Nữ, Vị Thành Niên, và trung tâm của chúng tôi là đơn vị thực hiện dự án xây dựng mạng lưới hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về. SAGA là tên gọi tắt theo tiếng Anh của trung tâm chúng tôi, một tổ chức NGO của Việt Nam.

Từ cái ý tưởng ban đầu của IOM tháng Bảy năm 2006 thì SAGA bắt đầu triển khai các hoạt động. Hoạt động đầu tiên của SAGA là nâng cao năng lực cho các cán bộ làm việc trong dự án này.

Thực ra trước đấy thì SAGA có làm một số các dự án như là tư vấn cho các nạn nhân của nạn buôn bán người nhưng mà cái dự án đang nói này khá là mới mẻ với SAGA, mới mẻ ở chỗ đây là một mô hình thử nghiệm, tức là những người trở về lại giúp những người trở về.

Khi triển khai thực hiện dự án tại Hà Nội thì hầu hết những người làm dự án đều nghĩ rằng ở Hà Nội thì làm gì có nạn nhân, thế thì việc đầu tiên là chúng tôi đi tiếp xúc với một số các cơ quan đã làm việc về vấn đề dự án người này rồi, và chúng tôi xin một số danh sách mà họ đã hỗ trợ cho các nạn nhân chẳng hạn, hoặc là họ có được thêm thông tin từ đây hay thông tin từ kia.

Vì vậy cho nên rất nhiều lớp tập huấn được tổ chức để có thể nâng cao năng lực cho cán bộ như là một số các tổ chức khác mà đang làm trong lãnh vực này ở địa bàn Hà Nội.

Thanh Trúc : Theo như lời chi Thanh thì đây là một dự án có vẻ mới. Xin chi Hà cho biết chị đã trải qua những kinh nghiệm như thế nào?

Trần Thanh Hà : Khi triển khai thực hiện dự án tại Hà Nội thì hầu hết những người làm dự án đều nghĩ rằng ở Hà Nội thì làm gì có nạn nhân, thế thì việc đầu tiên là chúng tôi đi tiếp xúc với một số các cơ quan đã làm việc về vấn đề dự án người này rồi, và chúng tôi xin một số danh sách mà họ đã hỗ trợ cho các nạn nhân chẳng hạn, hoặc là họ có được thêm thông tin từ đây hay thông tin từ kia.

Thời gian ban đầu chúng tôi đã thu thập được danh sách khoảng 12 nạn nhân của buôn bán người trở về ở tại Hà Nội. Sau đấy là các cuộc tiếp xúc đầu tiên với một bạn, chúng tôi giới thiệu về cái dự án của chúng tôi thì bạn ấy cảm thấy rất là hứng thú và cũng muốn tham gia vào dự án của chúng tôi.

Thế thì với bạn đầu tiên ấy chúng tôi tạm coi là hạt giống đầu tiên để chúng tôi lan dần sang những người khác. Và khi bạn ấy đã tham gia vào dự án thì chúng tôi cùng với bạn ấy trao đổi cách thức như thế nào để chúng tôi có thể tiếp cận với những nạn nhân còn lại trong danh sách.

Thế thì những lần tiếp xúc tiếp theo thì bạn ấy tự giới thiệu về dự án và tự giơi thiệu về bản thân đối với các nạn nhân tiếp theo nữa. Thông qua cách như thế, những nạn nhân đã trải qua, họ có kinh nghiệm giống nhau thì họ nói chuyện với nhau dễ hơn. Và đúng là kết quả cho thấy kinh nghiệm mà chúng tôi tiếp xúc với các bạn ấy và đặt vấn đề xem là những nạn nhân của buôn bán người có tham gia vào dự án hay không.

Thanh Trúc : Thanh Trúc cũng mong được chị Thanh chia sẻ kinh nghiệm công việc làm của chị Thanh, thưa chị.

Hoàng Kim Thanh : Như bạn Hà nói thì ban đầu chỉ có 12 người thôi, và những buổi đi tập huấn thường lệ có hôm chỉ có 3 người, có hôm chỉ có 4 người, có hôm thì có nhiều hơn. Lớp tập huấn này có điểm đặc biệt là như thế ạ. Thời gian đầu thì cán bộ của SAGA cảm thấy rất lo lắng vì số lượng người tham gia rất là ít và những buổi tập huấn khác hẳn với những lớp tập huấn khác là những người này là những người đang bị tổn thưong một cách sâu sắc.

Vậy thì những người tiếp xúc với nhóm người ban đầu này cũng là những người có kinh nghiệm làm bởi vì là những người bị tổn thương, biết cách làm sao để có thể tác động đến những đối tượng này, làm cho họ trước tiên là tin vào bản thân mình. Bởi vì khi họ trở về là lúc họ mất lòng tin vào bản thân mình và họ xem mình là những người không còn giá trị gì trong cuộc đời này cả.

Và sự kỳ thị của cộng đồng cũng là yếu tố đang làm cho họ bị cái điều tương tự nó là như thế. Vì vậy cho nên trước khi chúng tôi thấy rằng để cho họ thì tự bản thân họ phải giúp đỡ bản thân họ trước đã. Có thể họ lấy lại được sức mạnh, lấy lại được niềm tin vào cuộc sống mà họ đã mất đi trong thời gian mà họ bị bán.

Và cái buổi học đấy chính thức thì nó chỉ là một phần đấy, còn các phương pháp tác động như là những trò chơi, như là đóng kịch, như là tiếng hát, tất cả những điều ấy, sự vận động cơ thể đó nó đem lại cho người ta như sự giải phóng năng lượng và họ bắt đầu tin vào mình trước, sau đó mình mới trao đổi với họ duới hình thức khác để cho họ hiểu biết hơn, biết cách khắc phục những khó khăn trước đời sống mà vươn lên. Đấy là những bước đầu chúng tôi làm, như là những sinh hoạt và trao đổi.

Trần Thanh Hà : Em cũng muốn quay trở lại với phần thảo luận vừa rồi. Lúc đầu, cũng như em nói là em có danh sách 12 người, nhưng mà sau cả một quá trình dài đi tìm địa chỉ và tiếp xúc với mọi người thì chỉ có 7 người là tham gia vào dự án mà thôi, còn lại một số người thì đã đi nơi khác, không còn ở tại địa chỉ mà chúng tôi có nữa.

Thế thì ban đầu các bạn đều rất là e ngại răng liệu có phải là mình đang bị lừa hay không, rồi cũng có bạn rất đồng ý tham gia vào dự án, thế nhưng gia đình lại không muốn cho tham gia vào dự án vì sợ rằng chị mình, mẹ mình, em mình sẽ nổi đau buồn vì cái quá khứ. Những sự trải nghiệm buồn trong cái quá khứ đó lại một lần nữa được nhắc lại.

Nếu như mình không cẩn thận, không làm đúng thì đôi khi lại, họ vốn là đã bị rất nhiều sự kỳ thị của cộng đồng rồì, thế mà mình lại làm không đúng thì có khi là điều đó lại càng tăng lên và có khi họ bị đẩy ra ngoài đời sống của cộng đồng.

Thế thì lúc đầu các chị rất là e dè, các chị rất là ngại. Ngay khi đấy chúng tôi lại phải xây dựng sự tin tưởng của mỗi người trong nhóm. Và tiếp theo chúng tôi tập huấn về giá trị sống, rồi giúp cho các chị luyện tập tư duy tích cực, suy nghĩ tích cực. Ngoài ra chúng tôi cũng có tư vấn nhóm hoặc tư vấn cá nhân cho từng cá nhân.

Và cái lợi ích mà các chị nhận được tôi nhìn thấy rõ rệt là từng ngày từng ngày và thông qua các hoạt động, đấy là sự tự tin của các chị.

Và tiếp nữa là không chỉ các chị tự giúp mình, tự tin hơn mà sau đó các chị thành lập nên nhóm của mình mà tự các chị có thể xây dựng cái chương trình, các chị tổ chức sinh hoạt nhóm và bản thân các chị có cái mong muốn, mong muốn rất là cao, và cho đến bây giờ cái mong muốn đấy vẫn còn đang rất là cháy trong các chị.

Các chị muốn hỗ trợ các chị em khác cũng có hoàn cảnh như mình, cũng muốn là các hoạt động mà mình đã được tham gia thì bây giờ các chị truyền lại cho các chị em khác. Thanh Trúc : Có một lúc chị Hà đã tâm sự với Thanh Trúc là không biết làm sao để giúp cho các chị càng nhanh càng tốt. Nhưng mà đụng tới thực tế thì biết rằng là có trường hợp chị Hà phải đi thật chậm, đi thật chắc, đi từng bước. Không hiểu là chị Thanh có cùng một ý nghĩ với chị Hà hay không ạ?

Hoàng Kim Thanh : Ý kiến của bạn Hà rất là chính xác. Nếu như mình không cẩn thận, không làm đúng thì đôi khi lại, họ vốn là đã bị rất nhiều sự kỳ thị của cộng đồng rồì, thế mà mình lại làm không đúng thì có khi là điều đó lại càng tăng lên và có khi họ bị đẩy ra ngoài đời sống của cộng đồng.

Vì vậy cho nên làm phải làm rất chậm, làm sao đó để không làm tổn thương hơn người trở về, làm sao đó để họ có thể lấy lại được tự tin vốn đã mất đi rất là nhiều rồi. Vì vậy cho nên từng bước, đầu tiên là rất nhiều lớp tập huấn cho cán bộ dự án, sau đấy mình bắt đầu tập huấn cho nhóm đối tượng trở về. Và khi tập huấn cho nhóm đối tượng trở về thì tôi thiết kế rất nhiều khoá tập huấn theo tầng bậc, ví dụ đầu tiên là lớp về giá trị sống, những giá trị như là tình thương, như là sự hợp tác và hạnh phúc.

Đấy, tất cả những cái gia trị đó. Và sau khi những giá trị đó có rồi thì bắt đầu chúng tôi mới tập huấn các chức năng, ví dụ như là chức năng làm việc nhóm, chức năng quản lý, lãnh đạo bản thân, rồi các chức năng để mà kinh doanh chẳng hạn.

Tất cả những chức năng đấy được tập huấn sau khi có những giá trị cơ bản. Đấy là từng bước một, từng bước một rất chậm để có thể tác động đầu tiên là thay đổi giá trị, sau đó tới trao truyền kiến thức và chức năng cho người trở về để họ có thể mạnh về mặt tinh thần và họ có thể ứng phó được với cuộc sống cũng như là họ thảo luận với người khác, chị ạ. Thanh Trúc : Chị Hà có muốn bổ sung thêm mặt nào không chị Hà? Trần Thanh Hà : Ban đầu dự án rất là muốn sẽ đào tạo họ theo đúng tiến độ của dự án là trao kiến thức cộng với các kỹ năng để các chị có thể bắt tay ngay vào việc thành lập nhóm của mình, nhưng mà nhìn thấy các chị còn e dè, các chị còn ngại, các chị rất là tự ti và các chị còn chưa cởi mở, thì đầu tiên là chúng tôi làm một lớp sinh hoạt nhóm trước khi thực hiện các khóa tập huấn.

Trong sinh hoạt nhóm đấy thì chúng tôi cũng lồng ghép những nội dung về sự bình an, sự tin tưởng, sự tôn trọng và về tình yêu thương. Và chúng tôi chưa coi dự án ấy đã thành công theo đúng mô hình đặt ra.

Trước đấy chúng tôi muốn đặt ra ngay lập tức làm thê nào để các chị tự tin đã, tự tin chính bản thân các chị và chúng tôi chưa mong ước, và chưa đặt lên vai các chị cái đích tiếp theo, đấy là các chị tự thành lập nhóm của mình.

Trong quá trình ban đầu, các chị gần như các chị nghĩ rằng các chị đang là đối tượng hưởng lợi dự án thôi, gần như là chưa có mong muốn, chưa nghĩ rằng là mình sẽ có thể giúp người khác được.

Và để làm một quá trình tỉ mỉ như thế thì trước khi mà giúp đỡ các chị đấy thì anh em cũng đã có kế hoạch và cũng thảo luận với SAGA để đào tạo cho các cán bộ của SAGA có thể làm tốt vấn đề này. Thì đấy là những cái rất là nhỏ để tạo cho các chị thấy rằng là tự các chị yên tâm với dự án và bước chân vào dự án là các chị cảm thấy an toàn hơn.

Rổi tiếp theo khi mà quan sát thấy các chị rất là e dè, rất là tự ti, rồi không cởi mở, rồi có chị còn tuyên bố rằng "tôi chỉ tham gia dự án như thế này thôi, chứ còn nếu câu chuyện cuộc đời tôi, tôi chắc chắn là tôi sẽ không bao giờ tôi chia sẻ đâu". Đại để những việc như vậy tôi nghĩ rằng ít nhiều nó cũng ảnh hưởng đến tâm lý của chúng tôi. Chính bản thân chúng tôi, chúng tôi cũng có những thành viên để chúng tôi chia sẻ.

Đúng là chúng tôi muốn tạo cho các chị một môi trường thực sự an toàn khi các chị bước chân vào dự án, bước chân đến bất cứ một địa điểm nào mà dự án có mặt. Thanh Trúc : Thưa chị Thanh và chị Hà, lần trước khi Thanh Trúc nói chuyện với ông Andy Bruce là Trưởng dự án giúp đỡ nạn nhân buôn người vượt thắng để có thể hoà nhập lại với xã hội, thì chính ông Andy Bruce cũng có nói rằng cán bộ của SAGA hay của IOM đều đã qua một khoá tập huấn rất là đặc biệt và họ là những người chuyên môn, họ là những người thật lòng muốn giúp đỡ, và họ làm việc có kế hoạch.

Vâng. Qua vấn đề mà hai chị trình bày thì Thanh Trúc thấy điều ông Andy Bruce nói là rất đúng. Tuy nhiên, đôi khi công việc cũng làm cho mấy chị căng thẳng lắm đó, bị stress nhiều chị ạ. Rồi làm sao để mình giải toả cho mình những cái khó khăn mà mình đã phải trải qua? Trần Thanh Hà : Câu hỏi của chị rất là hay. Khi mà cầm danh sách các thông tin của các chị nạn nhân buôn bán người trên tay thì chúng tôi tự hỏi là liệu bây giờ mình tiếp xúc với các chị sẽ là như thế nào, giới thiệu như thế nào để các chị bắt đầu tin tưởng và các chị bắt đầu tham gia vào dự án.

Qua những trăn trở như thế thì chúng tôi lại sa vào những trăn trở rằng là chúng ta là các cán bộ của dự án như thế này, chúng ta không phải trải qua kinh nghiệm như các chị đã trải qua, vậy làm thế nào để sinh hoạt 7 người trong nhóm, làm như thế nào để cho 7 người trở nên gắn bó với nhau hơn.

Rổi tiếp theo khi mà quan sát thấy các chị rất là e dè, rất là tự ti, rồi không cởi mở, rồi có chị còn tuyên bố rằng "tôi chỉ tham gia dự án như thế này thôi, chứ còn nếu câu chuyện cuộc đời tôi, tôi chắc chắn là tôi sẽ không bao giờ tôi chia sẻ đâu". Đại để những việc như vậy tôi nghĩ rằng ít nhiều nó cũng ảnh hưởng đến tâm lý của chúng tôi. Chính bản thân chúng tôi, chúng tôi cũng có những thành viên để chúng tôi chia sẻ.

Thanh Trúc : Tức là nếu như chị Hà thấy là cái gánh trên vai mình quá nặng thì càng đổ sang chị Thanh. Cái này là mình đùa đó chị Thanh ạ.

Hoàng Kim Thanh : Tôi thì tiếp xúc với nhóm không nhiều bằng chị Hà, tuy nhiên khi nghe các vấn đề về cuộc đời của các chị và trải nghiệm của các chị ở bên Trung Quốc, nhiều khi tôi cảm thấy rất là căng thẳng. Rồi thì những câu chuyện đấy có thể nói chỉ 2 ngày bên Trung Quốc thôi, đặc biệt là trong một buổi tôi đang ngồi làm việc cùng với lại các bạn trong nhóm thì có một bạn đưa một đưa trẻ đến, tôi hỏi đấy là ai thì bạn ấy nói đấy là con cháu, một đứa bé rất là xinh đẹp, khoẻ mạnh và đáng yêu.

Thế rồi bạn ấy tâm sự với tôi là bạn đang bị HIV và bạn ấy đang rất lo lắng sợ lây cho con. Tôi không cầm được nước mắt vì tôi quá thương bạn đấy. Và tôi phải nói chuyện với ngươi bạn tôi tên là Trâm Anh, và Trâm Anh có nói chuyện với tôi.

Nói chung là cũng có các kỹ thuật giúp tôi giải toả được và tôi cũng hiểu rằng nếu như mình cứ để cho những tình cảm phát triển như thế thì đôi khi làm việc với những người trở về thì làm sao mang tính khách quan được. Điều đấy thì tôi nghĩ là tôi cần phải điều chỉnh rất nhiều. Nếu như tôi không có lòng yêu thương đối với bản thân họ thì đôi khi tôi cũng cảm thấy rất là khó khăn khi phải làm việc này chị ạ.

Trần Thanh Hà : Chính là sự yêu thương của các bạn dành cho mình và niềm tin của các bạn dành cho mình, đấy là những động lực làm cho tôi càng cảm thấy rằng rằng còn phải trăn trở hơn là làm thế nào để cố gắng giúp đỡ các bạn nhiều hơn nữa trong sức của tôi có thể.

Thanh Trúc: Vừa rồi là chị Trần Thanh Hà thuộc văn phòng IOM và chị Hoàng Kim Thanh của SAGA, một tổ chức ngoài chính phủ ở Hà Nội, nói về dự án Xây Dựng Mạng Lưới Xã Hội Hổ Trợ Nạn Nhân Bị Buôn Người Trở Về , một chương trình thí điểm được coi là thành công trong việc giúp nạn nhân trở về phục hồi niềm tin, vượt qua mặc cảm để hoà nhập trở lại với cuộc sống.

Tuần tới, trong bài thứ ba, cũng là phần cuối của loạt bài Phục Hồi Niềm Tin Vượt Thắng Mặc Cảm, mời quí vị lắng nghe tâm tình của ba cô gái bị lường gạt ra nước ngoài. may mắn thoát được và hiện đang sinh hoạt trong nhóm người trở về giúp người trở về do IOM và SAGA thực hiện.