Gia Minh, phóng viên đài RFA
Đề nghị tăng học phí mà Bộ Giáo Dục- Đào Tạo VN đưa ra lâu nay gây quan ngại không những cho nhiều người trong nước, mà còn cho cả những người Việt sinh sống ở nước ngòai quan tâm đến tình hình giáo dục nước nhà.
Ông Vũ Quang Việt, chuyên gia Cục Thống Kê Việt Nam, là một trong số những trí thức tại hải ngọai từng có nhiều bài viết đề cập đến nền giáo dục Việt Nam. Trong câu chuyện với Gia Minh sau đây ông đưa ra một số ý kiến về đề nghị tăng học phí của Bộ Giáo Dục- Đào Tạo. Trước hết ông cho biết:
Ông Vũ Quang Việt : Ý kiến riêng của tôi là có những cái phải phân ra thành vài cái mà người ta gọi là trong kinh tế học có những hàng hoá có ảnh hưởng tới nhiều người mà giá trị của hàng hoá đó không phản ảnh qua giá cả. Ví dụ như anh không thể nào có một giá cho "an ninh" được. Anh không thể bán "an ninh" được.
Thành ra vì vậy mọi người hoặc phải đi lính, hoặc phải đóng thuế để bảo vệ an ninh. An ninh là một hàng hoá không thể bán được, thì giáo dục cũng như vậy. Trẻ con nó không thể mua giáo dục vì nó không có tiền để mua, do đó mà hàng hoá đó có giá trị cho cả xã hội, như vậy xã hội có nhiệm vụ trả cho cái giá hàng hoá đó.
Gia Minh : Nhưng hiện nay người ta chỉ nói đến tăng học phí cho cấp đại học thôi chứ ở Việt Nam người ta vẫn nghĩ rằng cấp tiểu học và trung học thì vẫn được miễn học phí đó ạ.
Ông Vũ Quang Việt : Không, không phải như vậy. Bài của tôi viết là tôi muốn đối thoại với ông Nguyễn Thiện Nhân. Quan diểm cùa họ là họ muốn đi đến chỗ thị trường hoá toàn bộ giáo dục. Ông Bộ Trưởng Giáo Dục đưa ra cái là phải tăng mọi học phí lên ít nhất 200.000 đồng nên tôi có bài viết, nhưng sau đó thì ông rút lại cái đề nghị đó.
Và bây giờ ông này thì ông bị mắc vào cái điểm trong hiến pháp viết rằng "bậc tiểu học miễn học phí" nên ông không thể lấy cái tiền đó được.
Hiện tại năm nay tỷ lệ ngân sách giáo dục là 6% GDP, tôi chỉ cộng tiền đóng học phí không thôi thêm vào mà người ta phải đóng thì cộng lại là 8,3%, đó là tôi chưa cộng tiền thu thêm. Nếu mà cộng tiền thu thêm thì có thể hơn 9%. Dĩ nhiên đó chỉ là một ước tính (estimate) cho nên tôi không có đưa ra ngay bây giờ, nhưng mà ít nhất như tôi nói là tỷ lệ chi cho giáo dục Việt Nam bây giờ so với GDP là 8,3%, có thể lên hơn 9% trong năm nay.
Thế bây giờ ông ta muốn lập ra những trường xây, xây những trường đắt tiền cho những người mà ông ta nói có khả năng trả tiền nhiều thì học được tốt hơn. Và những người không có khả năng thì có thể học miễn phí. Điều đó có nghĩa là tạo một sự bất công trong xã hội giứa người giàu và người nghèo.
Gia Minh : Thưa ông, lâu nay mặc dù nói là không có thu học phí, nhưng người ta có rất nhiều khoản thu tiền trường hàng năm đó, thưa ông.
Ông Vũ Quang Việt : Dĩ nhiên là họ thu rất là nhiều. Tôi nghĩ rằng ít có một đưa trẻ nào ở trung học mà lại không đóng đến nửa triệu một năm, là vì trẻ con nó phải đóng mọi thứ tiền: tiền xây dựng trường này, tiền hội phụ huynh để nuôi mấy ông giáo sư, tiền phí vệ sinh, tức là mọi thứ chuyện họ có thể nghĩ ra để làm tiền.
Gia Minh : Ông có nói là tỷ lệ mà nhà nước chi ra cho giáo dục ở Việt Nam là khoảng 9% phải không ạ?
Ông Vũ Quang Việt : Hiện tại năm nay tỷ lệ ngân sách giáo dục là 6% GDP, tôi chỉ cộng tiền đóng học phí không thôi thêm vào mà người ta phải đóng thì cộng lại là 8,3%, đó là tôi chưa cộng tiền thu thêm. Nếu mà cộng tiền thu thêm thì có thể hơn 9%. Dĩ nhiên đó chỉ là một ước tính (estimate) cho nên tôi không có đưa ra ngay bây giờ, nhưng mà ít nhất như tôi nói là tỷ lệ chi cho giáo dục Việt Nam bây giờ so với GDP là 8,3%, có thể lên hơn 9% trong năm nay.
Gia Minh : Và so với các quốc gia khác thì ông thấy tỷ lệ này nó ra sao ạ?
Ông Vũ Quang Việt : So với chẳng hạn tất cả các nước phát triển cao trên thế giới thì tỷ lệ của họ trung bình là 6%, có nghĩa là Việt Nam vượt các nước OECD rồi, và so với Mỹ hơn 7% , 7,3% gì đó, thì như vậy Việt Nam hơn cả Mỹ nữa. Thành ra đặt vấn đề là đã như vậy rồi mà lại còn đòi tăng học phí nữa, vậy thì điều tăng học phí đó có nghĩa là gì?
Trước khi dân chúng sẵn sàng chấp nhận cái đó thì phải đặt vấn đề tăng học phí này có phải là mục đích để tăng chất lượng hay là mục đích chỉ cho một số người trong hệ thống giáo dục có thu nhập cao hơn? Và chất lượng nếu mà có thì nó đòi hỏi cả hệ thống tổ chức giáo dục bây giờ phải thay đổi chứ không phải chỉ có học phí là có thể thay đổi được chất lượng hệ thống giáo dục hiện nay.
Gia Minh : Thì vẫn có một luồng dư luận là người ta vẫn không đồng ý tăng học phí và như ông giao sư Hoàng Tuỵ có nói là nhà nước muốn đẩy trách nhiệm cho xã hội.
Ông Vũ Quang Việt : Nhà nước Việt Nam hiện nay muốn đẩy trách nhiệm xã hội cho dân chúng, nghĩa là họ quá bị ảnh hưởng về vấn đề gọi là kinh tế thị trường, cho nên họ muốn thị trường hoá toàn mọi vấn đề. Bây giờ như ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký cả sắc lệnh là cho phép cổ phần hoá bệnh viện, như vậy cái hướng cũng lại cổ phần hoá các trường đại học, rồi có thể là họ đi đến mức độ là cổ phần hoá trường trung học.
Nếu mà nhìn vào tất cả các nước rồi mình cộng chung lại, ngay cả nước Mỹ này hầu hết tất cả đại học ở nước Mỹ này, các trường đại học đều gọi là trường tư nhưng mà là trường vô vị lợi, tức là không phải là trường tư nhân có mục đích kiếm lời (lơị nhuận), còn ở Việt Nam thì những trường gọi là trường tư thì mục đích là lợi nhuận.
Ví dụ khi đang trong vấn đề là anh thu với mức học phí cao của một trường công lập cho những người giàu thì có phải là cổ phần hoá cái trường đó không? Đó là một hình thức từ từ họ đẩy tới cổ phần hoá toàn diện những hệ thống như thế này, dưới hình thức đẩy trách nhiệm xã hội cho dân chúng.
Gia Minh : Nhưng mà giáo dục đại học ở các nơi họ cũng thu tiền đó chứ, thưa ông?
Ông Vũ Quang Việt : Nếu mà nhìn vào tất cả các nước rồi mình cộng chung lại, ngay cả nước Mỹ này hầu hết tất cả đại học ở nước Mỹ này, các trường đại học đều gọi là trường tư nhưng mà là trường vô vị lợi, tức là không phải là trường tư nhân có mục đích kiếm lời (lơị nhuận), còn ở Việt Nam thì những trường gọi là trường tư thì mục đích là lợi nhuận.
Ở Mỹ này may ra kiếm được một hai trường với mục dích kiếm lợi nhuận. Còn tất cả những trường nổi tiếng ở nước Mỹ này đều là trường vô vị lợi, tức là nó sống bằng tiền một phần là tiền học phí mà cái học phí đó chưa được một nửa của chi phí của trường. Nó sống nhờ những sự đóng góp của các mạnh thường quân, những người nhà giàu người ta đóng góp vào.
Nó khác ở chỗ mục đích của giáo dục. Giáo dục đại học ở nước Mỹ không nhằm mục đích lợi nhuận, nó không phải chạy theo kinh tế thị trường. Tôi có cảm tưởng ở Việt Nam họ có suy nghĩ sai lạc là họ nghĩ rằng đã gọi là trường tư ở Mỹ thì cũng vì mục đích lợi nhuận, do đó các đại học ở Việt Nam cũng thiết lập theo hệ thống kiểu đó (tức vì mục đích lợi nhuận).
Gia Minh : Ông nói như vậy có quá không bởi vì bao giờ ở Việt Nam khi mà nói đến giáo dục thì họ nói giáo dục là để đào tạo con người, để đóng góp xây dựng đất nước. Nhà nước cũng đã cấp kinh phí để cho các coư sở giáo dục hoạt động đó ạ.
Ông Vũ Quang Việt : Tôi nghĩ nếu mình bảo là họ không có trách nhiệm gì thì cái đó không đúng. Nhưng mà nói như ông thực sự thì là đúng nhưng họ muốn đẩy cái trách nhiệm càng ngày càng nhiều cho dân chúng.
Gia Minh : Đó là nhà nước và nhân dân cùng làm, phải không ạ?
Ông Vũ Quang Việt : Đó không thể được gọi là nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước và nhân dân cùng làm thì giống như cái kiểu tổ chức giáo dục vô vị lợi hay những hoạt động khác. Như giáo dục ở bên Mỹ này thì có thể nói là nhà nước và nhân dân cùng làm.
Nghĩa là nhà nước trừ thuế cho những người đóng góp từ thiện vào các trường đại học, hoặc đóng góp từ thiện vào các nhà thương, và những nhà thương, những trường học đó được tổ chức để phục vụ cho dân chúng, chứ không vì mục đích lợi nhuận. Thì cái đó mới có thể nói là nhà nước và nhân dân cùng làm.
Chứ còn bây giờ nói tới chuyện trường đại học tư nhân hoá với mục đích lợi nhuận thì cái đó không phải là nhà nước và nhân dân cùng làm.
Gia Minh : Sau khi đã có những nghiên cứu và có những ý kiến như vây thì theo ông, để tránh được những tranh cãi cũng như là những bế tắc hiện nay cho giáo dục Việt Nam, ông có đề xuất ra sao để có thể đạt được những điều mà ngành giáo dục phải nhắm tới, thưa ông?
Ông Vũ Quang Việt : Tôi không phản đối gì. Tôi rất là đồng ý là giáo dục đại học cho những người đã lớn lên rồi có khả năng đi làm việc và trong tương lai có khả năng kiếm tiền nhiều và có khả năng mượn được tiền, tức là những người có ý thức để quyết định việc mình làm, thì những người khi gọi là sinh viên rồi thì họ nên trả học phí và ít nhất là họ trả học phí ở một mức độ nào đó. Và nếu không có khả năng thì họ mượn tiền. Cái đó tôi nghĩ là một chuyện bình thường.
Nhưng cái vấn đề chính khi đặt ra vấn đề cải cách giáo dục, đặt vấn đề bây giờ phải tăng học phí thì cái đó là sai rồi. Muốn cải cách giáo dục Việt Nam việc đầu tiên là phải có một nghiên cứu rất là rõ ràng: Giáo dục Việt Nam có vấn đề gì? Và cái gì cần phải giải quyết? Muốn tăng chất lượng phải như thế nào? Tiền được sử dụng hiện bây giờ bị thâm thụt như thế nào, nó bị lợi dụng như thế nào, bị ăn cắp như thế nào? Những cái đó phải được chấm dứt.
Khi một bản báo cáo như vậy, rất rõ ràng từng mục từng chương, đưa ra những biện pháp để giải quyết, rồi đưa đến vấn đề chấn chỉnh giáo dục, thì tôi nghĩ lúc bấy giờ người ra sẵn sàng trả học phí vì người ta biết sau đó người ta sẽ được những cái gì. Còn bây giờ đặt ra một chương trình phải tạo ra bao nhiêu tiến sĩ, phải thế này thế kia, trong khi hầu hết những trường đại học Việt Nam không có khả năng cho tiến sĩ.
Thế bây giờ anh tạo ra cái giáo dục kiểu đó để làm gì? Thành ra tôi nghĩ việc đầu tiên đặt ra là phải có một nghiên cứu thực chất về hệ thống giáo dục Việt Nam như thế nào, phải có một kiểm toán về vấn đề chi phí của hệ thống giáo dục Việt Nam như thế nào.
Gia Minh : Cảm ơn chuyên gia Vũ Quang Việt về những ý kiến vừa rồi.