Cố gắng hết sức để thành công dễ dẫn đến tự tử ở phụ nữ Mỹ gốc Á Châu

0:00 / 0:00

Phương Anh, phóng viên đài RFA

Ở Việt Nam, theo các thông tin từ trong nước, gần đây, con số các em thanh thiếu niên chán đời, trong một phút thiếu suy nghĩ đã tự tìm đến cái chết không phải là ít. Trong năm 2006 vừa qua, hai vụ nữ sinh tự tử tập thể, một tại tỉnh Hải Dương và một tại Hà Nội, đã khiến cho nhiều phụ huynh hết sức bàng hoàng.

DepressionGirl150.jpg
Trầm cảm là một bệnh tinh thần khá phổ biến. Photo courtesy 4girls.gov

Riêng ở Hoa Kỳ cũng vậy, mới đây, kết quả của một cuộc nghiên cứu trong nhiều năm do một vị giáo sư người Mỹ gốc Hàn quốc ở trường đại học California tại Fullerton thực hiện, đã cho biết rằng tỉ lệ những người phụ nữ Mỹ gốc Á Châu tự tử vì cảm thấy mình không chịu nổi nhiều sức ép của gia đình và xã hội ngày càng cao.

Trong đó, tỉ lệ các thiếu nữ tự tử trong độ tuổi từ 15 đến 24 là cao nhất. Trang Phụ Nữ kỳ này xin gửi tới quí vị những chi tiết liên quan đến kết quả cuộc nghiên cứu này.

Bệnh trầm cảm, khủng hoảng tâm lý

Thưa quí vị, năm 1990, sau khi cô Eliza Noh chấm dứt cuộc điện đàm với người chị ruột mình, thường bị trầm cảm, lập tức viết lá thư cho chị rằng cô luôn ủng hộ chị cô, luôn sẵn sàng giúp đỡ chị cô…Nhưng lá thư không bao giờ được đọc, vì chị cô đã quyên sinh ngay sau cuộc điện đàm ấy.

Cũng từ đó, cô sinh viên Eliza Noh hết sức quan tâm đến trường hợp các phụ nữ gốc Á Châu tự tử và dành thời gian để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến bệnh trầm cảm, khủng hoảng tâm lý của phụ nữ gốc Á Châu. Sau khi trở thành giáo sư trường California State University tại Fullerton, từ năm 2000 cho đền nay, qua nhiều cuộc nghiên cứu và tìm hiểu, giáo sư Eliza Noh cho biết rằng:

“Tôi rất quan tâm đến những số liệu mà cuộc nghiên cứu đã cho thấy, đặc biệt là những nhóm thiếu nữ gốc Á Châu, tuổi từ 15 đến 24. Tôi đã làm việc với nhiều thiếu nữ trong lưá tuổi này và ngay cả những người phụ nữ Á Châu thuộc các lưá tuổi khác nhau nữa, từ 18 tuổi cho đến 60 tuổi.

Qua cuộc nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng có nhiều nhân tố khác nhau đưa đến việc tỉ lệ phụ nữ gốc Á Châu ở Hoa Kỳ tự tử cao. Ở nhóm thiếu nữ trong độ tuổi 15 đến 24 thì nguyên nhân dẫn đến việc họ tự tử là vì họ cảm thấy bị sự đè nặng của nền văn hoá Á Đông do cha mẹ của họ gây ra, họ cảm thấy không chịu đựng nổi.

Qua cuộc nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng có nhiều nhân tố khác nhau đưa đến việc tỉ lệ phụ nữ gốc Á Châu ở Hoa Kỳ tự tử cao. Ở nhóm thiếu nữ trong độ tuổi 15 đến 24 thì nguyên nhân dẫn đến việc họ tự tử là vì họ cảm thấy bị sự đè nặng của nền văn hoá Á Đông do cha mẹ của họ gây ra, họ cảm thấy không chịu đựng nổi.”

Theo lời giáo sư Noh, các thiếu nữ gốc Á Châu thường chịu rất nhiều áp lực từ gia đình, nhất là lúc nào cũng phải cố gắng làm sao thỏa mãn các đòi hỏi thật cao từ phía cha mẹ, giáo sư Noh nói tiếp:

“Chẳng hạn như họ cảm thấy rằng họ phải luôn làm sao là đưá con gái ngoan, học giỏi ở trường, họ cảm thấy giá trị bản thân của họ không còn nữa, mà mọi việc đều phải làm cho cha mẹ của họ mà thôi.

Họ nghĩ rằng cha mẹ của họ luôn luôn muốn giữ truyền thống văn hoá của người Á Châu, điều này rất mâu thuẫn với văn hoá của người Mỹ, và bản thân họ thì họ nghĩ rằng họ là người Mỹ, phải theo văn hoá Mỹ.”

Di dân đến Hoa Kỳ

Được hỏi, trong các cuộc nghiên cứu về các phụ nữ gốc Á Châu nói chung, thì những phụ nữ thuộc dân tộc nào có tỉ lệ tự tử cao nhất, giáo sư Noh cho hay:

“Một cuộc nghiên cứu khác cho thấy rằng trong số nhóm người Mỹ gốc Á Châu, thì có nhóm có tỉ lệ tự tử cao nhất là nhóm người gốc vùng Đông Nam Á, nhất là những người có gốc tích từ những nước có chiến tranh, họ đến Hoa Kỳ theo diện tị nạn, chẳng hạn như Cambodia, vì gia đình của họ trong quá khứ đã từng bị khủng hoảng vì chiến tranh, vì sự ly tán, vì buộc phải rời khỏi quê hương bản xứ. Khi tái định cư ở một đất nước xa lạ, họ lại phải cố gắng hội nhập với một nền văn hoá mới.”

Bên cạnh đó, giáo sư Noh còn cho rằng, về mặt xã hội, quan niệm của người Mỹ cho là người Á Châu là biểu tượng cho sự thông minh, cần cù, chịu khó. Cho nên, các học sinh, sinh viên Á Châu là phải học giỏi, chăm chỉ, và là những tấm gương tốt. Về điểm này, vô tình cũng đã mang lại sức ép cho các thiếu nữ gốc Á Châu, giáo sư Noh nói tiếp:

Có một ấn tượng ở Mỹ thường cho rằng người Á Châu là những người thông minh hơn, làm việc gì cũng tốt hơn và giỏi hơn. Bên cạnh đó, giáo dục của người Á Châu luôn luôn được coi trọng nhất vì vậy, các gia đình người Mỹ gốc Á Châu luôn đòi hỏi con họ phải học thật giỏi ở trường.

“Có một ấn tượng ở Mỹ thường cho rằng người Á Châu là những người thông minh hơn, làm việc gì cũng tốt hơn và giỏi hơn. Bên cạnh đó, giáo dục của người Á Châu luôn luôn được coi trọng nhất vì vậy, các gia đình người Mỹ gốc Á Châu luôn đòi hỏi con họ phải học thật giỏi ở trường.

Rồi những người Mỹ cũng nghĩ là học sinh Á Châu là phải học giỏi, làm việc tốt…Chính điều này cũng tác động đến tâm lý của những thiếu nữ Á Châu vì họ buộc phải có một mẫu mực tốt. Và đó là những điều làm cho các thiếu nữ gốc Á Châu luôn cảm thấy bị đè nặng, căng thẳng vì vừa phải làm vừa lòng cha mẹ, vừa phải làm sao trở thành tấm gương theo mẫu mực cho các thầy cô, bạn bè ở trường…

Họ không thể làm sai một điều gì, nếu chẳng may họ có làm sai, bị điểm xấu thì lập tức, họ cảm thấy họ sẽ bị ruồng bỏ, bị bơ vơ. Và điều này dễ dẫn đến việc trầm cảm và tự hủy hoại mình.”

Tìm kiếm sự trợ giúp

Nhân nhắc đến sự trầm cảm, khủng hoảng tâm lý, giáo sư Noh cũng cho hay rằng, đối với người Mỹ, việc tìm kiếm sự trợ giúp nơi những nhà chuyên môn, những bác sĩ tâm lý, là chuyện bình thường. Thế nhưng, đối với các phụ nữ gốc Á Châu thì ngược lại:

“Những người phụ nữ gốc Á thường rất ít khi tìm sự trợ giúp nơi các nhà tư vấn tâm lý. Tôi nghĩ rằng nguyên nhân chính là những người Á Châu thường không thưà nhận về trạng thái tâm thần. Vì đối với họ, họ không có định nghĩa nào cho hai từ “mental illness” có nghĩa là “bệnh tâm thần” trong ngôn ngữ của họ cả.

Nhưng, cũng có những người muốn tìm đến sự trợ giúp nơi các nhà tâm lý thì họ chỉ muốn gặp những nhà tâm lý có thể nói cùng ngôn ngữ với họ, mà điều đó thì khó có thể đáp ứng hết được! Cuộc nghiên cứu của tôi trên bình diện về người phụ nữ gốc Á Châu, do đó, bao gồm rất nhiều các chủng tộc khác nhau, trong đó có cả những thiếu nữ, phụ nữ Việt Nam, nên không thể có một kết luận nào chính xác rằng nhóm phụ nữ thuộc nước nào có tỉ lệ cao hơn nước nào.

Vì thế, tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải nghiên cứu cụ thể hơn trong tương lai, chẳng hạn như nghiên cứu riêng nhóm các phụ nữ người Mỹ gốc Việt mà thôi. Có thể họ cũng là một trong những nhóm có tỉ lệ tự tử cao, vì những người Việt đa số đều là những người tị nạn, cũng từng trải qua chiến tranh…Do đó, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến những thiếu nữ người Mỹ gốc Việt.”

Nếu bạn muốn liên lạc Ms. Eliza Noh xin gửi email đến enoh@fullerton.edu

Nguyên nhân tử vong vì tự tử

Thưa quí thính giả, vừa rồi là sự trình bày của giáo sư Eliza Noh, thuộc trường đại học California tại Fullerton, về kết quả nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến việc tự tử của phụ nữ Á Châu ngày càng cao ở Hoa Kỳ. Nhân đây, Phương Anh cũng liên lạc với bác sĩ tâm lý Lê Phương Thuý, hiện đang hành nghề tại San Jose, bang California, để hỏi thăm thêm và được bác sĩ cho biết:

“Tôi hoàn toàn đồng ý với kết quả của cuộc nghiên cứu. Nói chung, bệnh trầm cảm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tự tử nhất. Việc này, có thể liên quan đến cả tình trạng ở Việt Nam nữa, nói chung, vì mất quân bình trong não bộ, cộng thêm áp lực của xã hội, và đời sống trong thời thơ ấu, khung cảnh gia đình…đã tạo ra bệnh trầm cảm.

Tự tử là nguyên nhân dẫn đến cái chết hàng đầu trong lứa tuổi thanh thiếu niên, từ 15 đến 18, nguyên nhân tử vong vì tự tử rất cao. “

Liên quan đến việc tự tử, bác sĩ Thúy cho biết thêm: "Phải phân biệt hai trường hợp: một người thật sự chán đời và họ có một quyết định kết liễu cuộc đời của họ thì thường khó cứu được vì họ sẽ không nói với ai hết, họ có cả một chương trình, và họ rất là kín đáo, không tâm sự với ai cả.

Phải phân biệt hai trường hợp: một người thật sự chán đời và họ có một quyết định kết liễu cuộc đời của họ thì thường khó cứu được vì họ sẽ không nói với ai hết, họ có cả một chương trình, và họ rất là kín đáo, không tâm sự với ai cả. Trường hợp thứ hai là một vài giây phút bốc đồng,và vào hoàn cảnh đột xuất nào đó, đó là trường hợp nguy hiểm nhất.

Trường hợp thứ hai là một vài giây phút bốc đồng,và vào hoàn cảnh đột xuất nào đó, đó là trường hợp nguy hiểm nhất.”

Cũng theo lời bác sĩ Lê Phương Thúy, thì dù ở Hoa Kỳ hay ở Việt Nam đi chăng nữa, người Việt ta bao giờ cũng quan niệm rằng vấn đề bằng cấp, học hành là hàng đầu. Cho nên, việc này đã tạo nhiều áp lực cho các em rất nhiều, nhất là các em nữ sinh, vì các em thường luôn luôn muốn làm cho cha mẹ vui lòng, nên khi không đạt được yêu cầu, dễ cảm thấy thất vọng và chán chường, dễ dẫn đến hành vi dại dột. Cho đến bây giờ, nhiều gia đình Việt Nam ở hải ngoại vẫn cho rằng:

“Coi trọng học hành và bằng cấp, nhất là thế hệ di dân thứ nhất, chịu nhiều cực khổ, có nhiều người hy sinh cả mạng sống, tự do, mất mát…cho nên, chỉ đặt niềm hy vọng vào con mình nơi xứ người để gọi là đền bù xứng đáng, thành công về khoa bảng là thành công tốt đẹp nhất, nếu không được thì sẽ trở thành một cái áp lực rất nặng nề.

Ngay cả các em thành công thì cũng bị một áp lực lớn nữa bởi vì dù cho mình có giỏi đi nữa, lúc nào trong lòng cũng mang một mối lo là phải học cho thật giỏi để đem lại niềm vui cho cha mẹ…nên nhiều khi các em thành công nhưng cũng bị căng thẳng…

Có em thích làm nghề ca hát, họa sĩ, nhưng cha mẹ lại tỏ vẻ không muốn, thất vọng..thì trong nhiều trường hợp áp lực quá lớn, thì các em có thể sẽ có những hành động dại dột, hủy mình hoặc là có những bệnh về tâm trí.”

Qúi vị và các bạn vừa nghe những chi tiết liên quan đến nguyên nhân nào làm cho các thiếu nữ gốc Á Châu có tỉ lệ tử tự cao. Trang Phụ Nữ xin ngừng nơi đây. Hẹn gặp lại qúi vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.