Nhận xét của RSF về sinh hoạt báo chí tại Việt Nam hiện nay

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Ông Vincent Brossel, giám đốc điều hành RSF tức Phóng Viên Không Biên Giới có trụ sở tại Paris Pháp, vừa du hành qua một số quốc gia Á Châu để nhận định tình hình thông tin, ngôn luận tại chỗ.

0:00 / 0:00
newspaper150.jpg

Trong một bài gởi đến quý vị trước đây, chúng tôi có đưa ra nhận định của RSF đối với quyền tự do báo chí tại Singapore.

Ngay sau khi từ Philippines quay về Pháp, ông Brossel đã dành cho đài Á Châu Tự Do chúng tôi một cuộc trao đổi để trình bày về quan điểm của RSF đối với sinh hoạt báo chí và truyền thông tại Việt Nam hiện giờ.

Qua các cuộc thăm dò, nghiên cứu và đánh giá gần đây, với tư cách là giám đốc điều hành tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, đặc trách khu vực Á Châu, Thái Bình Dương, ông Vincent Brossel đưa ra một vài nhận xét sau đây đối với sinh hoạt báo chí hiện giờ tại Việt Nam:

Kiểm soát báo chí chặt chẽ

"Sinh hoạt báo chí tại Singapore như RSF đã trình bày trước công luận, là không mấy khả quan có nghĩa là vẫn bị nhiều hạn chế và bó buộc từ phía chánh quyền do thủ tướng Lý Hiển Long lãnh đạo.

Nhà cầm quyền Hà Nội luôn theo đuổi chủ trương kiểm soát báo chí chặt chẽ hoặc quản lý trực tiếp các phương tiện truyền thông, chứ không chấp nhận những ý kiến đóng góp xây dựng mà họ cho là bất lợi cho chế độ và làm giảm lòng tin đối với chánh quyền.

Chúng tôi mạnh dạn lên tiếng ngay trên đất nước Singapore về những mặt tiêu cực ấy, đồng thời tin chắc rằng khi có cơ hội được đặt chân tới Hà Nội thì chúng tôi nhất định sẽ đặt ngay vấn đề với cấp lãnh đạo Việt Nam để yêu cầu họ cho báo chí được tự do hành xử chức năng của mình, mà không bị một sự ngăn cản, giới hạn, xử lý hay ràng buộc nào.

Qua những điều mắt thấy tai nghe, RSF chúng tôi ghi nhận nhiều tiến bộ về quyền tự do ngôn luận hiện nay được cải tiến rõ rệt tại Philippines, Indonesia và Thái Lan.

Tuy nhiên, hiện giờ trong số các nước thành viên ASEAN vẫn có một vài quốc gia làm áp lực, gây khó dễ hay đàn áp báo chí trong đó có Việt Nam, Lào và Miến Điện. Rất tiếc là đối với Singapore được xem là một nước tân tiến ở Châu Á, quyền tự do ngôn luận chưa được thực thi đúng mức.

Phải nói thêm ở đây là tại Việt Nam đã có một vài tờ báo uy tín hay phóng viên yêu nghề muốn góp tiếng nói của mình trong việc kêu gọi đảng và chánh phủ phát huy dân chủ đa nguyên, nhưng ít lâu sau thì những nguyện vọng ấy tắt dần.

Điều này chứng tỏ là nhà cầm quyền Hà Nội luôn theo đuổi chủ trương kiểm soát báo chí chặt chẽ hoặc quản lý trực tiếp các phương tiện truyền thông, chứ không chấp nhận những ý kiến đóng góp xây dựng mà họ cho là bất lợi cho chế độ và làm giảm lòng tin đối với chánh quyền."

Những trường hợp điển hình

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Để minh chứng cho những nhận xét của mình ông Vincent Brossel thuộc tổ chức Phóng viên Không Biên Giới tại Paris, Pháp đưa ra một số trường hợp điển hình và nhấn mạnh.

Trước hết, ông Vincent Brossel nhắc tới trường hợp của bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị Hà Nội kết án nặng nề, ngồi tù 4 năm rồi, chỉ vì những bài ông dịch của tòa đại sứ Hoa Kỳ từ tiếng Anh sang Việt Ngữ hầu quảng bá dân chủ và sau đó phổ biến trên internet, thì bị kết tội liên hệ với nước ngoài, xâm phạm an ninh quốc gia. Hiện sức khỏe ông Sơn mỏng manh, nhưng không biết đến khi nào ông mới thoát vòng lao lý, được sum họp với gia đình.

Ông Vincent Brossel nói tiếp, ngoài vụ án Phạm Hồng Sơn, hồi đầu năm nay, nguyệt san Nhà Báo và Công Luận cũng bị đình bảng vì đã đăng bài vỡ bị xem là đụng chạm đến việc làm ăn, mua bán của các ông lớn và những người thân tín của họ.

Theo ông thì đây là hai thí dụ điễn hình cho thấy nhà nước Việt Nam nhất quyết dập tắt những nguyện vọng dân chủ của một cá nhân cũng như từ phía một cơ sở báo chí muốn phơi bày sự thật trước công luận.

Học theo Bắc Kinh

Việt Nam luôn bắt chước những kinh nghiệm từ phía Trung Quốc về đủ các lãnh vực. Nói riêng về internet thì Bắc Kinh cũng như Việt Nam công nhận đó là một phương tiện thông tin bén nhạy và hữu hiệu nếu biết ứng dụng vào vấn đề thương mại hay kinh doanh.

Sau hết, khi đề cập tới các hoạt động của IT, tức việc sử dụng và khai thác công nghệ thông tin tại Việt Nam, ông Vincent Brossel, giám đốc điều hành RSF vùng Á Châu, Thái Bình Dương phát biểu với đài Á Châu Tự Do chúng tôi.

Việt Nam luôn bắt chước những kinh nghiệm từ phía Trung Quốc về đủ các lãnh vực. Nói riêng về internet thì Bắc Kinh cũng như Việt Nam công nhận đó là một phương tiện thông tin bén nhạy và hữu hiệu nếu biết ứng dụng vào vấn đề thương mại hay kinh doanh.

Nhưng ngược lại theo cái nhìn của nhà nước cộng sản thì Internet cũng là một võ khí lợi hại trong công cuộc vận động cho dân chủ và nhân quyền, chính vì thế mà noi theo gương Bắc Kinh, Hà Nội canh chừng kỹ luỡng những mạng lưới truyền thông hay hãng tin quảng bá những điều mà họ muốn che dấu không cho người dân biết sự thật.

Cụ thể là nhà nước đã từng gây khó dễ hay phong tỏa các trang nhà của Tin tức VN. Com hay VN Express. Net.

QTG vừa nghe ông Vincent Brossel, giám dốc điều hành Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới tại Paris trả lời cuộc phỏng vấn của Đỗ Hiếu, phóng viên Đài Á Châu Tự Do.