Những hình ảnh của người được gọi là“đầy tớ của nhân dân”

Một lần nữa, cảnh sống xa hoa ăn trên ngồi tróc của các quan chức VN, kể cả quan chức đã về hưu, lại đậm nét giũa cảnh đời chật vật, khó khăn, thiệt thòi của người dân.

0:00 / 0:00

Trong mấy ngày nay, hình ảnh trên Internet về tư gia hoành tráng kiêu sang của cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu khiến gây phẫn nộ trong dân chúng. Dựa theo những hình ảnh đó cùng một số ý kiến trong nước, Thanh Quang gởi tới qúy vị bài viết sau đây.

Phải biết đối xử tử tế với nhau

Đoàn mấy chiếc xe du lịch mới tinh bóng loáng
Đoàn mấy chiếc xe du lịch mới tinh bóng loáng đỗ trước ngôi nhà mới kín cổng cao tường của TBT Lê Khả Phiêu (Hình do thính giả gửi đến Ban Việt Ngữ RFA)

Những bức hình đầu tiên cho thấy mấy chiếc xe du lịch mới tinh bóng loáng đỗ xịch trước một ngôi nhà mới kính cổng cao tường ở số 7/36 C1 Lý Nam Đế, Hà Nội.

Rồi từ trong xe bước ra bảy, tám người mặc veston thẳng nếp– và cả quân phục, khệ nệ khiêng những thùng quà hiếm quý biếu Tết để tặng cựu lãnh tụ đảng CSVN từng cho rằng mình là lãnh đạo liêm khiết, đi đầu trong việc chống tham nhũng.

Sau khi cánh cổng gỗ - hẳn là lọai gỗ quý – mở ra, đoàn biếu Tết, được biết là Ban Liên Lạc Đồng Hương Thanh Hoá ở Hà Nội gồm các quan chức và lãnh đạo của những công ty quan trọng, lần lượt đi qua cái cổng màu nâu to lớn uy nghi này, báo hiệu một biệt thự sang trọng bên trong được điểm tô nổi bật bằng những lọai cây cảnh đắt tiền ở tiền sảnh.

Hình ảnh tiếp theo cho thấy ông Lê Khả Phiêu, trong bộ veston mầu sậm, đã tươi cười chờ sẵn ở phòng khánh hoành tráng với những bộ bàn ghế gỗ quý đánh mầu nâu bóng loáng, lót nệm hoa đỏ kê liên tiếp nhau, cùng những chậu lục bình trưng bày hoa màu vàng, xanh, hồng, đỏ…

Sau màn bắt tay, cười nói, hỏi thăm nhau vồn vã, hình ảnh cho thấy dường như là màn trao hay khui lễ vật gì đó – có kèm theo những phong bì không rõ nội dung - trong sự cung kính khúm núm của những khách đồng hương.

Rồi những vị khách của người từng cầm đầu đảng chứng kiến báu vật Trống Đồng Đông Sơn – mà luật pháp hiện hành cấm cá nhân sở hữu – được gia chủ trưng bày nổi bật trên 2

Khệ nệ khiêng những thùng quà
Khệ nệ khiêng những thùng quà hiếm quý biếu Tết để tặng cựu lãnh tụ đảng CSVN (Hình do thính giả gửi đến Ban Việt Ngữ RFA)

ghế trường kỷ tựa vách phòng khách, bên trên có treo ảnh của nhân vật mà ông Phiêu “nguyện suốt đời noi theo” – tức Bác Hồ của những người CS, tiếp theo là những bức tranh nghệ thuật màu sắc hài hoà thanh nhã – hẳn là thứ không thể rẽ tiền.

Sau tuần trà nước, gia chủ hướng dẫn khách tham quan nội thất, mới thấy rõ hơn cảnh xa hoa lộng lẫy bên trong tương phản với nếp sống chật vật khổ sở của đại đa số người dân ở bên ngoài.

Cuộc sống đơn sơ đến xúc động

Phòng thư viện với tủ sách đồ sộ chứa đựng những tư tưởng các nhân vật được gọi là “bác Mác, Bác Lê, báo Mao, bác Hồ”, kèm theo nhiều hình ảnh thếp vàng tương ứng trên tường. Và trong thư viện tư nhân này khó có thể thiếu một tác phẩm của “Bác Phiêu”, tức gia chủ, tựa đề “Mênh mông tình dân”.

Rồi tượng đồng cùng tranh ảnh của chính “Bác Phiêu” hiện diện gần như khắp nhà, đặc biệt là ảnh “Bác Phiêu” nổi nền đỏ, đặt ở vị trí trung tâm trong một cái tủ gỗ quý to lớn có nhiều hộc, nhiều ngăn, được án ngữ ngay phía trước là một tác phẩm điêu khắc bằng gỗ quý có cẩn cặp ngà voi to tướng với giá thị trường – theo lời bình trong ảnh – tới 50 ngàn đô-la, khiến người ta dễ liên tưởng tới sự sùng bái cá nhân của chủ nghĩa CS.

Mặc dù là nhân vật từng được xem như tuyệt đối trung thành với lý tưởng CS, nhưng nội thất của tư gia ông Lê Khả Phiêu không quên dành một gian thờ Đức Phật, với tượng Phật

Bắt tay, cười nói, hỏi thăm
Bắt tay, cười nói, hỏi thăm nhau vồn vã, hình ảnh cho thấy là màn trao lễ vật (Hình do thính giả gửi đến Ban Việt Ngữ RFA)

khá lớn uy nghi màu trắng đang ngự trên toà sen, dưới chân Phật là tượng “Bác Hồ” nhỏ bé hơn, mà “Bác Phiêu” có lẽ muốn gởi gấm cho Đức Phật.

Lên sân thượng, khách chứng kiến vườn rau sạch xanh tươi được chăm sóc bằng một hệ thống tự động với phí tổn nghe nói không dưới 20 ngàn đô, nhằm bảo đảm nhà bác khỏi phải ăn những thứ rau thường xuyên nhiễm đủ lọai hoá chất độc hại ở thị trường.

Cảnh sống vương giả của cựu quan lớn Lê Khả Phiêu đã gây bất bình đáng kể trong dân chúng, mặc dù họ chẳng xa lạ gì với hiện tượng như vậy. Từ Saigòn, nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ nhận xét:

Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ: “So với lý tưởng cao đẹp mà họ đề ra, thì mình thấy đó là sự bất thường. Mà bất thường này thì dân VN cũng chẳng quan tâm lắm, vì họ hình như sống chung với điều đó lâu lắm rồi. Nhất là dân VN thấy các qua chức sống xa hoa, hay là phí phạm, nhà cửa to đùn, từ ông chủ tịch tỉnh, chủ tịch thành phố hay chủ tịch huyện – họ đều nhà cửa to đùn hết cả, không ông nào mà không có, nói chung là họ sống bằng đất đai, nhà cửa, cho nên dân bây giờ họ nhìn thấy cảnh này họ không hề ngạc nhiên. Coi như dân sống chong với lũ rồi”.

KS Phương Nam Đỗ Nam Hải, một nhà dân chủ nổi tiếng trong nước, cho biết:

Chân dung bác Phiêu
Chân dung bác Phiêu được đặt sau một tác phẩm điêu khắc bằng gỗ quý có cẩn cặp ngà voi to tướng (hình do thính giả gửi đến Ban Việt Ngữ RFA)

KS Đỗ Nam Hải: “Tôi nghĩ rằng những tấm hình này là thêm những bằng chứng nữa thôi để chứng tỏ rằng đây là chế độ rất là bất công ở VN hôm nay: Đời sống xa hoa của giai cấp thống trị như vậy và đời sống nghèo khó cơ cực của tuyệt đại đa số nhân dân VN, những người hiện nay đang là tầng lớp bị trị. Và nó cũng phản ảnh chế độ này là chế độ điển hình của đạo đức giả đang lên ngôi. Ông Lê Khả Phiêu nguyên là Tống bí thư, là một người được tiếng là liêm khiết, mạnh tay chống tham nhũng. Nhưng cuộc sống của ông ta thể hiện qua những bức hình đó cho thấy xa hoa như thế nào, thì chúng ta đã thấy. Được tiếng là chống tham nhũng mà còn xa hoa đến như vậy, thì những quan chức khác không được tiếng là chống tham nhũng, không được tiếng là trong sạch thì còn ở mức độ nào”.

Chỉ một vài hình ảnh về tư gia của cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu trên Internet đã có thể cho thấy sự tương phản giữa cuộc sống của các quan chức VN với kiếp đời cơ cực của đại đa

Đời sống hàng ngày của nhân dân
"Mênh mông tình dân" (Photo AFP)

số quần chúng, cũng đồng thời tương phản với tác phẩm đắc ý của ông Lê Khả Phiêu mang tựa đề “Mênh mông tình dân”.